Hình phạt trục xuất

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN hệ THỐNG HÌNH PHẠT CHÍNH TRONG bộ LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 49 - 52)

Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG HÌNH PHẠT CHÍNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống hình phạt chính

1.2. Hệ thống hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ

2.1.4. Hình phạt trục xuất

Hiện nay, Việt Nam đang từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế và mở rộng quan hệ giao lưu và hợp tác quốc tế để đáp ứng yêu cầu của tình hình phát triển xã hội. Thời gian vừa qua số lượng tổ chức và cá nhân người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích làm ăn, du lịch và kinh doanh ngày một nhiều và trong số đó có một số người nước ngoài đã phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, đòi hỏi trong hệ thống hình phạt Bộ luật hình sự (BLHS) nước ta phải có hình phạt đặc thù để áp dụng đối với đối tượng là người nước ngoài. Chính vì vậy, nhà làm luật nước ta đã quy định hình phạt mới là trục xuất vào hệ thống hình phạt BLHS năm 1999 với tính chất vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổsung. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để Tòa án có thể lựa chọn và áp dụng linh hoạt đối với đối tượng đặc biệt là người nước ngoài phạm tội với mục đích không chỉ nhằm trừng trị mà còn có ý nghĩa ngăn ngừa khả năng phạm tội mới của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, đồng thời thực hiện tốt chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đáp ứng yêu cầu bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích của các cơ quan, tổ chức và công dân, cũng như ổn định, giữ vững và phát triển các quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới. Qua nghiên cứu hình phạt trục xuất quy định tại Điều 32 BLHS năm 1999 chúng ta có thể rút ra một số điểm mới và những vấn đề cần trao đổi dưới đây.

a) Khái niệm hình phạt trục xuất

Lần đầu tiên nhà làm luật nước ta đã ghi nhận một quy phạm riêng biệt đề cập đến định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt trục xuất là gì (?) – “Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(Điều 32 BLHS năm 1999). Như vậy, việc BLHS năm 1999 quy định bổ sung hình phạt

trục xuất và đưa ra khái niệm hình phạt này có ý nghĩa lý luận - thực tiễn rất quan trọng đối với sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng, cũng như thực tiễn áp dụng hình phạt đối với người phạm tội của Tòa án nói chung, đặc biệt trong công tác đấu tranh phòng và chống người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam trước tình hình phát triển của xã hội với xu thế hội nhập và mở cửa, giao lưu và hợp tác quốc tế.

b) Về đối tượng bị áp dụng hình phạt trục xuất

Trục xuất là hình phạt chỉ được áp dụng đối với chủ thể là người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và theo quyết định của Tòa án nhân dân trong một thời hạn nhất định, chậm nhất là mười lăm ngày kể từ ngày có quyết định thi hành án thì người đó bắt buộc phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên cơ sở quy định của pháp luật Việt nam thì khái niệm “người nước ngoài” được hiểu là “người không có quốc tịch Việt Nam” 20. Từ khái niệm này có thể hiểu người nước ngoài là người mang quốc tịch của một nước khác và người không mang quốc tịch của bất kỳ một nước nào (người không có quốc tịch). Tuy nhiên, ở đây cũng có một trường hợp biệt lệ cần lưu ý là, trục xuất sẽ không được áp dụng đối với người không có quốc tịch thường trú tại Việt Nam. Cụ thể với đối tượng này, Tòa án có thể áp dụng một trong các hình phạt chính khác căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ đã thực hiện. Tuy nhiên, ngay trong lớp chủ thể là người nước ngoài cũng có sự phân biệt, không phải bất cứ một cá nhân người nước ngoài nào cũng đều bình đẳng như nhau khi bị xử lý bằng biện pháp hình sự. Khoản 2 Điều 5 BLHS năm 1999 đã quy định rõ

“Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao”. Và điều này một lần nữa được khẳng định lại trong. Việc trục xuất người nước ngoài phạm tội thuộc

20Xem: Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 (Điều 2), Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28/4/2000 và Nghị định số 54/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất.

đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao 21.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý là, trường hợp nếu chủ thể thực hiện tội phạm là công dân Việt Nam, thì dù phạm bất cứ một tội nào cũng không thể bị Tòa án áp dụng loại hình phạt trục xuất. Đặc biệt, ngay cả trong một số tội phạm như: Tội phản bội Tổ quốc, tội gián điệp, v.v… mặc dù chủ thể thực hiện tội phạm là công dân Việt Nam nhưng có hành vi câu kết với nước ngoài, làm tay sai cho nước ngoài nhằmmục đích chống chính quyền nhân dân nhưng những đối tượng đó cũng không bị áp dụng loại hình phạt này.

c) Phân biệt hình phạt trục xuất và biện pháp trục xuất với tính chất là chế tài hành chính:

Về hình thức hình phạt trục xuất trong luật hình sự và biện pháp trục xuất trong hành chính là giống nhau trong việc đều buộc người nước ngoài phạm tội phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định. Tuy nhiên, về bản chất pháp lý hình phạt trục xuất trong luật hình sự hoàn toàn khác biệt so với biện pháp trục xuất theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an với tính chất là chế tài hành chính. Cụ thể, nếu hình phạt trục xuất được ghi nhận được quy định trọng BLHS năm 1999 là một dạng trách nhiệm hình sự dành cho cá nhân người nước ngoài phạm một trong các tội được quy định trong Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một trong những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước áp dụng đối với cá nhân người phạm tội. Về nguyên tắc, người chịu hình phạt này phải mang án tích trong thời hạn nhất định. Bên cạnh đó, trục xuất hành chính là biện pháp (chế tài) áp dụng đối với người nước ngoài có các hành vi vi phạm các quy định Pháp luật hành chính, đây là một dạng trách nhiệm hành chính và tương tự như vậy về nguyên tắc khi phải chịu dạng trách nhiệm pháp lý này, người vi phạm không phải mang án tích. Ngoài ra, người nước ngoài phạm tội buộc phải chịu hình phạt trục xuất theo luật hình sự Việt Nam chỉ khi có quyết định thi hành án của Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Còn trường hợp người nước ngoài vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú hoặc vi phạm một số quy định hành chính khác phải rời khỏi

21Xem: Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 54/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành hình phạt trục xuất.

lãnh thổ Việt Nam theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

d) Người bị trục xuất phải chi trả chi phí xuất cảnh:

Bộ Công an ban hành Thông tư số 54/2010/TT-BCA ngày 10/12/2010. Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 97/2006/NĐ-CP ngày 15/9/2006 của Chính phủ về kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất; đối tượng bị quản lý tại nơi ở bắt buộc; quyền, nghĩa vụ của người bị quản lý tại nơi ở bắt buộc và hoãn thi hành quyết định xử phạt trục xuất trong trường hợp bất khả kháng.

Theo Thông tư này, các khoản chi do ngân sách nhà nước chi trả cho việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất bao gồm: lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; thi hành quyết định xử phạt trục xuất; quản lý người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất; truy tìm người bị trục xuất bỏ trốn. Các khoản chi do người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất chi trả bao gồm: ăn, ở tại nơi quản lý bắt buộc; khám, chữa bệnh trong thời gian quản lý bắt buộc; phương tiện xuất cảnh. Trong trường hợp đặc biệt mà người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất không có khả năng chi trả các khoản chi nói trên thì cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người đó vào Việt Nam hoặc xin cấp thị thực cho người đó chi trả; nếu không thể thực hiện được các yêu cầu đó thì chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN hệ THỐNG HÌNH PHẠT CHÍNH TRONG bộ LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)