Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG HÌNH PHẠT CHÍNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống hình phạt chính
1.2. Hệ thống hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ
2.1.5. Hình phạt tù có thời hạn
Khái niệm: Tù có thời hạn là hình phạt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội, chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời gian nhất định để học tập, lao động, cải tạo (Điều 33 BLHS hiện hành). Đây là loại hình phạt tước tự do của người bị kết án được quy định trong luật và áp dụng trên thực tế phổ biến nhất vì phạm vi áp dụng rất rộng với mức độ nghiêm khắc rất linh hoạt: thời hạn phạt tù có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm. Tuy nhiên, khi tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội hoặc của nhiều bản án, mức phạt tù chung có thể lên đến tối đa là ba mươi năm (Điều 50,51 BLHS).
Nếu trong thời gian điều tra, xét xử người bị kết án bị tạm giữ, tạm giam thì sẽ được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt, cứ một ngày tạm giữ tạm giam bằng một ngày tù. Việc trừ thời gian tạm giữ, tạm giam vào thời hạn chấp hành hình phạt tù và cách ghi vào bản án theo quy định của Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000 của Hôi đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của BLHS nhưsau:
- Trong trường hợp người phạm tội bị xử phạt tù mà thời gian tạm giữ, tạm giam đối với họ liên tục với nhau và người phạm tội vẫn tiếp tục bị giam cho đến khi xét xử thì trong bản án cần ghi rõ là “thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị giam giữ là…”(ghi rõ ngày… tháng… năm).
- Người phạm tội bị xử phạt tù mà trước đó họ bị tạm giữ và được trả tự do, nhưng sau đó lại bị bắt tạm giam và tiếp tục bị tạm giam cho đến khi xét xử, thì trong bản án cần ghi rõ là “thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt giam” (ghi rõ ngày…tháng…năm) và được trừ vào thời gian tạm giữ là…(ghi rõ ngày…tháng… năm).
- Trong trường hợp người phạm tội bị xử phạt tù mà trước đó bị tạm giữ, sau đó được trả tự do và được tại ngoại cho đến ngày xét xử thì trong bản án cần ghi rõ là: “thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị bắt thi hành án và được trừ thời gian tạm giữ là…”(ghi rõ ngày…tháng…năm).
- Trong trường hợp người phạm tội bị xử phạt tù mà trước đó bị tạm giữ, sau đó được trả tự do và được tại ngoại cho đến ngày xét xử thì trong bản án cần ghi rõ là: “thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị bắt thi hành án và được trừ thời gian tạm giữ là…”(ghi rõ ngày…tháng…năm).
- Trong trường hợp người phạm tội bị bị xử phạt tù mà trước đó bị tạm giữ, tạm giam (thời gian tạm giữ, thời gian tạm giam có thể liên tục nhau, có thể không liên tục nhau), nhưng khi xét xử đang được tại ngoại thì trong bản án cần ghi rõ là “thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị bắt đi thi hành án và trừ vào thời gian tạm giữ tạm giamlà…”(cộng thời gian tạm giữ, thời gian tạm giam lại với nhau).
Hình phạt tù có thời hạn có thời hạn buộc người phạm tội phải cách ly khỏi xã hội.
Bên cạnh đó hình phạt tù có thời hạn trong Luật hình sự Việt Nam tuy là biện pháp
cưỡng chế nghiêm khắc, nhưng sự nghiêm khắc này không hề mang tính chất trả thù hoặc hành hạ người bị kết án, nó chỉ có ý nghĩa cải tạo giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội. Mặt khác, việc tước tự do của người phạm tội và buộc họ cải tạo còn có mục đích phòng ngừa chung. Khi người bị kết án tù phải chấp hành hình phạt tù trong trại giam, chịu sự giám sát của giám thị họ không còn những điều kiện nhất định để phạm tội mới gây thiệt hại đến xã hội.
Thực tiễn xét xử đối với các trường hợp phạm nhiều tội đã bộc lộ những vướng mắc cần phải giải quyết về mặc lý luận. Đó là trường hợp kẻ phạm tội –thường là phần tử nguy hiểm như lưu manh chuyên nghiệp – phạm nhiều tội trong một thời gian dài; đối với mỗi tội, nếu tuyên từng hình phạt riêng biệt biệt thì có thể xử phạt 10 năm, 20 năm và tổng số các hình phạt có thể lên tới 40 năm, 50 năm tù. Nhưng nếu xem xét toàn bộ hoạt động trong thời gian kéo dài, kết hợp với nhân thân của kẻ phạm tội rất xấu và yêu cầu phòng ngừa chung, thì lại thấy phải xử chung thân hoặc tử hình mới thỏa đáng, nhưng các văn bản hướng dẫn lại không cho phép xử phạt các trường hợp đó 40 năm, 50 năm, chung thân hoặc tử hình.
Các Tòa án đã giải quyết các vướng mắc trên rất khác nhau, có Tòa án đã tổng hợp các hình phạt tù dài hạn thành hình phạt tù chung thân; có Tòa án đã quyết định ngay một hình phạt chung: Tù chung thân hoặc tử hình nhưng với các điều kiện sau: “Phải có một trong số các tội phạm của bị cáo thuộc loại tội phạm mà theo luật hiện hành có thể bị phạt tù chung thân hoặc tử hình” 22. Trong những trường hợp như trên, phương hướng chung được nhiều Tòa án đề nghị là: “Trong những trường hợp không thể tuyên một hình phạt chung và bị cáo phải chịu nhiều hình phạt tù dài hạn với tổng số hình phạt lên tới 30 năm, 40 năm tù, nếu theo luật chỉ tuyên hình phạt tổng hợp là 20 năm tù (mức tối đa của hình phạt tù có thời hạn), thì rõ ràng là chưa thể hiện được yêu cầu trừng trị người phạm nhiều tội đặc biệt nguy hiểm. Nhưng nếu lại cho phép tuyên ngay hình phạt tử hình bằng cách không tuyên xử các hình phạt riêng biệt thì lại quá nghiêm khắc, không phù hợp với tính chất các loại hình phạt (hình phạt tù dù có dài hạn đên đâu cũng nhẹ hơn rất nhiều so với hình phạt tử hình). Từ đó, có thể và cần thiết phải cho phép vượt 20 năm tù hoặc bằng
22Xem: Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, Tr. 310.
cách nâng lên một tỷ lệ nhất định, hoặc cho phép chuyển thành tù chung thân trong những điều kiện chặt chẽ như bị xử nhiều hình phạt tù dài hạn mà tổng số vượt quá 30 năm, trong đó có một án 20 năm… và điều luật nặng nhất mà y thực hiện cũng cho phép xử tù chung thân” 23.
Quan điểm trên có nhiều điểm hợp lý, nhất là đã chỉ ra rằng: “Cần thiết phải cho phép vượt 20 năm”. Rất đáng tiếc quan điểm này lại không được các nhà làm luật (Bộ luật hình sự năm 1985) lưu tâm đến. Trong BLHS năm 1985, lần đầu tiên trong lịch sử Pháp luật hình sự Việt Nam, việc quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội đã được quy định tại Điều 14: “Khi xét xử cùng một lần người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó quyết định hình phạt chung cho các tội.
Hình phạt chung không vượt mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội nặng nhất đã phạm và trong phạm vi loại hình phạt đã tuyên”. Quy định khi xét xử cùng một lần người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó quyết định hình phạt chung cho các tội đã khắc phục được nhược điểm thiếu nhất quán trong thực tiễn xét xử thời gian trước đó và đánh dấu sự trưởng thành về mặc kỹ thuật Lập pháp của nước ta.
Tuy nhiên, Điều 41 BLHS năm 1985 cũng bộc lộ bất cập ở quy định: “Hình phạt chung không được vượt mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội nặng nhất đã phạm và trong phạm vi loại hình phạt đã tuyên”, bởi lẽ quy định này đã hạn chế sự nghiêm khắc của pháp luật đối với những kẻ phạm nhiều tội, nhất là trong tường hợp các tội đã phạm có tính chất và mức độ cao nguy hiểm cao cho xã hội.
Tại Điều 50 BLHS năm 1999 đã có một bước tiến rất quan trọng về mặc kỹ thuật lập pháp hình sự với quy định: “Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định cho từng tội”.
Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội đối với hình phạt tù không có thời hạn
Khi áp dụng hình phạt này Tòa án chỉ được quyết định hình phạt theo quy định sau:
23Xem: Tập hệ thống hóa luậtlệ về hình sự, Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội 1975, tr.311.
- Đối với người chưa thành niên khi phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù.
Ví dụ: Võ Hữu B (17 tuổi 5 tháng) phạm tội “giết người” thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS có quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, Tòa án chỉ được phạt Võ Hữu B mức hình phạt tối đa là 18 năm tù. Nếu điều luật được áp dụng quy định là hình phạt tù có thời hạn, thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định.
Ví dụ: Võ Minh Q (16 tuổi 10 tháng) phạm tội “bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản”
thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 134 BLHS có khung hình phạt từ năm năm đến 10 năm tù, Tòa án chỉ được phạt Võ Minh Q mức phạt tối đa là chín năm tù.
- Đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù.
Ví dụ: Nguyễn Anh T (15 tuổi 9 tháng) phạm tội “cướp tài sản” thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 133 BLHS có quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, Tòa án chỉ phạt được Nguyễn Anh T mức phạt tối đa là 12 năm tù. Nếu Điều luật được áp dụng quy định là hình phạt tù có thời hạn, thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quỏ ẵ mức phạt tự mà điều luật quy định. Vớ dụ: Đặng Quốc H (14 tuổi 10 thỏng) phạm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 139 BLHS có khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm tù, Tòa án chỉ được phạt Võ Minh Q mức phạt tối đa là 7 năm sáu tháng tù.
- Trườn hợp người chưa thành niên phạm tội được áp dụng Điều 47 BLHS thì khi quyết định hình phạt , Tòa án coi như là người đã thành niên để quyết định một mức phạt cụ thể sau đó căn cứ vào quy định tại điều 74 BLHS để xác định mức hình phạt cụ thể đối với người chưa thành niên phạm tội.
Ví dụ: Hoàng Văn C 16 tháng tuổi 10 tháng phạm tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 138 BLHS có khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm tù; do C có nhiều tình tiếc giảm nhẹ quy định tại Điều 46 BLHS nên được Tòa án
áp dụng Điều 47 BLHS để áp dụng hình phạt quy định tại khoản 2 của Điều 138 BLHS.
Nếu C là người đã thành niên thì bị phạt 2 năm tù, nhưng vì C là người chưa thành niên nên C chỉ bị phạt 1 năm 6 tháng tù (2*3/4=1 năm 6 tháng). Mặc dù mức hình phạt 1 năm 6 tháng tù dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 138 BLHS nhưng vẫn không vi phạm Điều 47 BLHS.
Tóm lại:Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt phổ biến nhất vì nó có thể kết hợp tối đa tác dụng giáo dục thuyết phục, cải tạo và trừng trị nhằm nâng cao tối đa hiệu quả áp dụng hình phạt. Hình phạttù có thời hạn có tính nghiêm khắc cao hơn rất nhiều so với hình phạt cải tạo không giam giữ vì nó buộc người phạm tội phải cách ly khỏi xã hội. Tuy nhiên nó không tạo cho người kết án một tư tưởng chán nản để tự cải tạo vì nghĩ rằng mình sưốt đời sẽ ở trong trại giam (tù chung thân) hay người phạm tội sẽ không còn cơ hội để tự cảo tạo mình (tử hình).