Chương III ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG HÌNH PHẠT CHÍNH TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 3.1. Đánh giá tổng quan về hệ thống hình phạt chính trong Bộ luật hình sự Việt Nam
3.1.1. Đánh giá tổng quan về hệ thống hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam nhìn từ góc độ trong nước
3.1.1.6. Hình phạt tù chung thân
Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức phạt tử hình. Như vậy, trong hệ thống hình phạt chính thì tù chung thân là cầu nối giữa tù có thời hạn và tử hình. Tuy nhiên, ranh giới giữa hai hình phạt tù chung thân và tử hình chưa được rõ ràng. Đây là hai loại hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, thường được quy định trong cùng một khung hình phạt, chúng chỉ khác nhau ở chổ tù chung thân thì “được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình” (Điều 34 BLHS hiện hành). Vậy xem xét việc “chưa đến mức” để áp dụng hình phạt tử hình là hoàn toàn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà Tòa án lựa chọn quyết định, mang tính chủ quan và dể dẫn đến tình trạng cùng một tình tiết phạm tội nhưng Tòa án khác nhau thì tuyên phạt khác nhau, không thống nhất.
Điều 58 BLHS hiện hành quy định về giảm mức hình phạt đã tuyên, trong đó có liên quan đến tù chung thân như sau:
“1…Người bị kết án phạt tù, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt…thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là…mười hai năm đối với tù chung thân.
2…
3. Một người có thể được giảm nhiều lần…Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm”.
Khi áp dụng quy định này, đã có quan điểm khác nhau về tính thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại của bản án. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi đưa ra một số vấn đề
nghiên cứu như sau: thứ nhất, trong thời gian cải tạo có nhiều tiến bộ; thứ hai, đã thực tế chấp hành được ích nhất 12 năm tù. Trong trường hợp đặc biệt, nếu người bị kết án tù chung thân “đã lập công, đã quá già yếu hoặc mất bệnh hiểm nghèo”, thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu có thể ngắn hơn (Điều 59 BLHS hiện hành).
Căn cứ khoản 3 Điều 58 nên thì, người bị kết án tù chung thân cũng có thể được giảm nhiều lần; lần đầu giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm. Thời hạn thực tế chấp hành hình phạt, tức là tổng thời gian “ở tù” kể cả trước và sau khi được xét giảm lần đầu cho tới khi hết hạn tù, được trả tự do. Ví dụ: Nguyễn văn Trung bị kết án “chung thân” về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 4 Điều 139BLHS tại Bản án hình sự sơ thẩm ngày 25/5/2012, trung đã chấp hành hình phạt được 12 năm và do có nhiều tiến bộ, nên Tòa án xét giảm (lần đầu xuống 30 năm tù. Nhưng năm tiếp theo, nếu trung cải tạo tốt, có nhiều tiến bộ thì có thể giảm nhiều lần nữa, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành hình phạt của Trung ít nhất là 8 năm nữa.
Tuy nhiên, khi xét giảm án, các cơ quan có thẩm quyền tham gia vào việc xét giảm (Cơ quan thi hành án phạt tù, Viện kiểm sát, Tòa án) còn có vướng mắc bởi chưa thống nhất về cách tính thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại sau khi bị án được giảm lần đầu) sau khi giảm án. Cụ thể như sau:25
Quan điểm thứ nhất cho rằng:khi Tòa án quyết định giảm từ hình phạt “tù chung thân” nữa mà thay vào đó là phải chấp hành hình phạt “tù có thời hạn” 30 năm, được trừ đi thời gian đã chấp hành hình phạt trước khi xét giảm án lần đầu. Với ví dụ nêu trên, tính đến ngày quyết định giảm án có hiệu lực pháp luật, Nguyễn văn Trung đã chấp hành được tròn 12 năm, nay còn phải chấp hành 18 năm nữa. Giả sử, nhân dịp ngày lễ 1/5/2013, Trung được xét giảm 12 tháng thì có nghĩa là, Trung sẽ còn phải chấp hành hình phạt 16 năm nữa. Tiếp theo, cứ như vậy, mỗi lần được xét giảm, thời gian được giảm của Trung sẽ được trừ vào 16 năm còn lại đó. Những người ủng hộ quan điểm này lập luận rằng: Việc tính thời hạn tù còn lại như trên được căn cứ vào tinh thần lời văn của
25Xem Nguyễn Thị Tuyết, Cách thống nhất cách tính thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với bị án tù chung thân sau khi được ân giảm án lần đầu, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ II tháng 8/2010, số 16, tr.45-46.
Điều 58 BLHS, quyết định giảm án của Tòa án là giảm từ hình phạt “tù chung thân”
xuống hình phạt “tù có thời hạn” 30 năm. Cho nên, toàn bộ thời gian đã chấp hành hình phạt của bị án sẽ được trừ vào thời gian chấp hành “mức hình phạt mới”. Đây cũng là hậu quả pháp lý mà bị án được hưởng từ việc Tòa án quyết định.
Quan điểm thứ hai cho rằng: do bị án có nhiều tiến bộ, ít nhất đã chấp hành được 12 năm, nên được Tòa án quyết định giảm xuống mức án 30 năm tù. Như vậy, cũng có nghĩa là kể từ ngày quyết định giảm án của Tòa án có hiệu lực pháp luật, bị án không phải chịu mức án “tù chung thân” nữa mà chuyển sang chịu mức án “tù có thời hạn” là 30 năm tù. Théo đó bị án sẽ còn phải chấp hành 30 năm tù nữa và thời gian đã chấp hành hình phạt tù trước khi được xét giảm không được tính vào thời hạn 30 năm tù này. Với ví dụ trên, Nguyễn Văn Trung còn phải chấp hành 30 năm tù, tính từ ngày Quyết định xét giảm án có hiệu lực pháp luật. và tất nhiên, những năm tù tiếp theo, Trung có thể được giảm án nhiều lẫn nữa nếu “có nhiều tiến bộ”, nhưng phải bảo đảm thực tế chấp hành 20 năm tù (là toàn bộ thời gian thực tế “ở tù” trước và sau khi xét giảm án).
Lập luận của quan điểm này như sau: Cần xác định, do bị án đã bị tuyên phạt “tù chung thân, nên khi họ chưa được xét và được quyết định giảm án xuống 30 năm tù cũng có nghĩa là họ đã và đang phải chịu hình phạt “tù chung thân” lại được tính vào thời gian chấp hành hình phạt tù 30 năm. Bởi lẽ, để có được thành quả quan trọng là sự thay đổi từ
“tù chung thân” sang “tù có thời hạn”, bị án phải có ích nhất 12 năm cải tạo, phấn đấu và có nhiều tiến bộ. Nếu không xác định như vậy, vô hình chung, hình phạt “tù chung thân được Tòa án tuyên đã bị vô hiệu ngay từ khi nó ra đời bởi chính nó không làm phát sinh hậu quả pháp lý.
Bình luận về các quan điểm trên, chúng tôi cho rằng: Mỗi quan điểm đều chứa đựng những yếu tố hợp lý, có cơ sở lý luận nhất định; đồng thời chứa đựng cả yếu tố bất cập cần được xem xét. Đối với quan điểm thứ hai, việc lấy thời điểm xét giảm án lần đầu của bị án “tù chung thân”; giai đoạn hai là thời gian chấp hành hình phạt tù có thời hạn (30 năm). Điều đó cho thấy rằng, về mặc lý luận, đã làm mất đi tính thống nhất trong chế định hình phạt và chính sách giảm án tha tù nói chung. Mặc khác, pháp luật hình sự quy định: Bị án được “giảm mức hình phạt đã tuyên” nếu “có nhiều tiến bộ” và “đã chấp hành
hình phạt được một thời gian nhất định”. Theo đó, “giảm mức hình phạt đã tuyên” được hiểu rằng: Tòa án thay thế mức hình phạt do Tòa án đã tuyên bằng mức hình phạt mới
“thấp hơn”. Chính vì vậy mà quyền “thay thế” này chỉ được pháp luật giao cho chính Tòa án, là cơ quan đã tuyên hình phạt ấy.