CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 32 - 35)

Chương 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRONG KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH HẬU GIANG

2.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

2.1.1. Sơ lược về hoạt động kinh doanh doanh nghiệp thủy sản trong khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang

Trên địa bàn khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang đã có 7 doanh nghiệp chế biến thủy sản đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Loại hình doanh nghiệp nhiều nhất là công ty cổ phần chiếm tỷ lệ cao nhất là 57,1%, còn lại là công ty TNHH chiếm tỷ lệ 42,9%.

Tổng vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản là 2.806 tỷ đồng. Trong đó, công ty TNHH là 198,80 tỷ đồng (bình quân 66,27 tỷ đồng/công ty); công ty cổ phần là 2.607,2 tỷ đồng (bình quân 651,8 tỷ đồng/công ty).

Bảng 2.1: Thống kê doanh nghiệp chế biến thủy sản tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang

Stt Loại hình doanh nghiệp Số lượng Tỷ trọng (%)

Vốn đăng ký kinh doanh (tỷ đồng)

1 Công ty TNHH 3 42,9 198,8

2 Công ty cổ phần 4 57,1 2.607,2

Tổng cộng 7 100 2.806,0

Nguồn: Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang (2016)

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tăng giảm không ổn định qua các năm, cụ thể:

Về tổng doanh thu: năm 2013 đạt 6.858,6 tỷ đồng; năm 2014 đạt 10.334,4 tỷ đồng, tăng 3.475,8 tỷ đồng so với năm 2013 (tương đương tăng 50,68%); năm 2015 đạt 7.972,4 tỷ đồng, giảm 2.362 tỷ đồng so với năm 2014 (tương đương giảm 22,86%)

Về giá trị sản xuất công nghiệp: năm 2013 đạt 7.544,5 tỷ đồng; năm 2014 đạt 11.367,8 tỷ đồng, tăng 3.823,3 tỷ đồng so với năm 2013 (tương đương tăng 50,68%); năm 2015 đạt 8.769,6 tỷ đồng, giảm 2.598,2 tỷ đồng so với năm 2014 (tương đương giảm 22,86%).

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011 – 2015

Chỉ tiêu Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

2014/2013 2015/2014 Chênh

lệch % Chênh lệch % Tổng doanh thu (tỷ

đồng) 6.858,6 10.334,4 7.972,4 3.475,8 50,7 -2.362,0 -22,9 Giá trị SX công

nghiệp (tỷ đồng) 7.544,5 11.367,8 8.769,6 3.823,3 50,7 -2.598,2 -22,9 Giá trị xuất khẩu

(tỷ đồng) 2.497,0 6.318,4 5.170,0 3.821,4 153,0 -1.148,4 -18,2 Nộp NSNN (tỷ

đồng) 40 37 30 -3 -7,5 -7 -18,9

Số vụ đình công

(vụ) 1 1

Số lượng công nhân tham gia (người)

1.500 700

Nguồn: Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang (2016)

Về giá trị sản phẩm hàng hóa xuất khẩu: năm 2013 đạt 2.497 tỷ đồng; năm 2014 đạt 6.318,4 tỷ đồng, tăng 3.475,8 tỷ đồng so với năm 2013 (tương đương tăng 153,04%); năm 2015 đạt 5.170 tỷ đồng, giảm 1.148,4 tỷ đồng so với năm 2014 (tương đương giảm 18,18%)

Về nộp ngân sách nhà nươc: các doanh nghiệp đã chấp hành tốt các chính sách chế độ về thuế và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế. Số thu ngân sách về thuế năm 2013 đạt 40 tỷ đồng. Năm 2014, đạt 37 giảm 3 tỷ đồng so với năm 2013 (tương đương giảm 7,5%). Năm 2015, các loại thuế nộp ngân sách tiếp tục giảm 7 tỷ đồng so với năm 2014 (tương đương giảm 18,92%), chỉ còn 30 tỷ đồng.

Những đóng góp về nghĩa vụ nộp thuế của các DN thủy sản tuy không nhiều

nhưng đã phần nào cho thấy vai trò của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các khu, cụm công nghiệp ngày càng được khẳng định, góp phần rất lớn trong sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hậu Giang.

Về tình hình đình công: năm 2013 có phát sinh 1 vụ có khoảng 1.500 công nhân tham gia, năm 2014 không phát sinh đình công, năm 2015 phát sinh 1 vụ đình công có khoảng 700 công nhân tham gia.

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp thủy sản trong khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang

Dựa trên kết quả tổng hợp các nghiên cứu trước, các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực được đề xuất gồm: (1) Môi trường kinh tế xã hội địa phương; (2) Yếu tố con người (Chất lượng lao động cá nhân người lao động); (3) Giáo dục đào tạo và pháp luật về lao động ở địa phương; (4) Khoa học công nghệ; Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về nguồn nhân lực.

Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực được đề xuất gồm: (1) Đặc điểm công việc; (2) Thu hút và tuyển dụng lao động; (3) Đào tạo và phát triển nghề nghiệp; (4) Đánh giá kết quả thực hiện công việc; (5) Môi trường làm việc (điều kiện làm việc); (6) Quan hệ lao động (quản lý, cấp trên cấp dưới); (7) Tiền lương, thu nhập; (8) Phúc lợi.

Để đảm bảo các yếu tố trên phù hợp với thực tiễn phát triển nhân lực doanh nghiệp chế biến thủy sản ở tỉnh Hậu Giang, phương pháp chuyên gia được sử dụng.

Phương pháp chuyên gia thông thường không yêu cầu về cỡ mẫu do chuyên gia là những người am hiểu về lĩnh vực mình phụ trách (Aurélie Chamaret, 2007).

Chuyên gia được chọn theo phương pháp thuận tiện. Cụ thể, đề tài phỏng vấn chuyên gia thuộc các lĩnh vực: (1) Tại các sở, ban ngành của tỉnh Hậu Giang gồm:

Sở Lao động Thương binh xã hội; Ban Quản lý khu công nghiệp Hậu Giang; Sở Kế hoạch Đầu tư; Trung tâm giới thiệu việc làm và (2) Tại 7 doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang. Danh sách chuyên gia được trình bày ở phụ lục 2.

Mỗi yếu tố về nguồn nhân lực thuộc môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp ở trên sẽ được chuyên gia cho điểm từ 1 – 5 điểm (1 điểm là “Hoàn toàn không đồng ý; 2 điểm là “Không đồng ý”; 3 điểm là “Trung lập” 4 điểm là “Đồng ý”; 5 điểm là “Hoàn toàn đống ý”). Yếu tố nào được nhiều chuyên gia đồng ý (có điểm trung bình từ 3,6 điểm trở lên) thì sẽ được đưa vào nghiên cứu chính thức.

Bảng 2.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

Stt Yếu tố

Điểm trung bình I Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

1 Môi trường kinh tế xã hội địa phương 4,3

2 Yếu tố con người (Chất lượng lao động cá nhân người lao động) 4,0 3 Giáo dục đào tạo và pháp luật về lao động ở địa phương 4,3

4 Khoa học công nghệ 4,6

5 Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về nguồn nhân lực 4,3 II Yếu tố bên trong doanh nghiệp

1 Đặc điểm công việc 4,4

2 Thu hút và tuyển dụng lao động 4,2

3 Đào tạo và phát triển nghề nghiệp 3,9

4 Đánh giá kết quả thực hiện công việc 3,9

5 Môi trường làm việc (điều kiện làm việc) 4,3

6 Quan hệ lao động (quản lý, cấp trên cấp dưới) 4,0

7 Tiền lương, thu nhập 3,8

8 Phúc lợi 3,9

Nguồn: Phỏng vấn chuyên gia (2016)

Kết quả phỏng vấn chuyên gia tại bảng 2.3 cho thấy, các chuyên gia thống nhất cao với các yếu tố đề xuất. Như vậy, các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực đề xuất ở bảng 2.3 sẽ được sử dụng để làm cơ sở thiết kế bảng câu hỏi khảo sát doanh nghiệp và người lao động.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)