ĐẶC ĐIỂM MẪU PHỎNG VẤN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 35 - 40)

Chương 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRONG KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH HẬU GIANG

2.2. ĐẶC ĐIỂM MẪU PHỎNG VẤN

Để phân tích thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang, tác giả tiến hành thu

thập số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp để đánh giá. Mục đích của việc khảo sát số liệu sơ cấp là lấy ý kiến doanh nghiệp và người lao động về những chỉ tiêu thực trạng nguồn nhân lực doanh nghiệp chế biến thủy sản. Đề tài tiếp tục sử dụng phiếu khảo sát số 01 để đánh giá trị thực trạng các biến đo lường các biến quan sát thông qua giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

2.2.1. Sơ lược về các doanh nghiệp tham gia khảo sát

Theo Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang (2016), số lượng doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các khu, cụm công nghiệp của tỉnh là 7 doanh nghiệp. Tổng số doanh nghiệp chế biến thủy sản tham gia khảo sát là 7 doanh nghiệp, chiếm 100% số lượng doanh nghiệp hiện có. Đặc điểm của doanh nghiệp được trình bày tại bảng 2.4. Cụ thể:

Bảng 2.4: Đặc điểm của các doanh nghiệp tham gia khảo sát

Stt Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ lệ (%)

1 Chức vụ người trả lời 7 100,0

Giám đốc/Phó giám đốc 3 42,9

Trưởng/Phó Phòng 2 28,6

Khác 2 28,6

2 Giới tính người trả lời 7 100,0

Nữ 3 42,9

Nam 4 57,1

3 Loại hình doanh nghiệp 7 100

Công ty TNHH 3 42,9

Công ty cổ phần 4 57,1

4 Ngành nghề kinh doanh 7 100

Chế biến thủy hải sản 6 85,7

Dịch vụ thủy sản 1 14,3

5 Công suất hoạt động thực tế 7 100,0

Dưới 50% 1 14,3

Từ 50 - 60% 2 28,5

Từ 60 - 70% 3 42,9

Từ 70 - 80% 1 14,3

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2016)

Về chức vụ người trả lời: trong số 7 người đại diện cho doanh nghiệp tham gia khảo sát thì có 3 người đảm nhận chức vụ Giám đốc/Phó giám đốc (chiếm tỷ lệ 42,9%), có 2 người đảm nhận vị trí trưởng/phó phòng (chiếm tỷ lệ 28,6%), còn lại 2 người đảm nhận vị trí khác trong doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 28,6%).

Về giới tính người trả lời: có 3 người trả lời là nữ (chiếm tỷ lệ 42,9%), còn lại 4 người là nam (chiếm tỷ lệ 57,1%).

Về loại hình doanh nghiệp: tất cả các doanh nghiệp được phỏng vấn đều thuộc thành phần doanh nghiệp ngoài nhà nước, trong đó có 3 công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm tỷ lệ 42,9%) và 4 công ty cổ phần (chiếm tỷ lệ 57,1%).

Về ngành nghề kinh doanh: 6 doanh nghiệp có ngành nghề chính là chế biến thủy hải sản (chiếm tỷ lệ 85,7%), còn lại 1 doanh nghiệp có ngành nghề chính là dịch vụ thủy sản, ngành nghề phụ là chế biến thủy sản (chiếm tỷ lệ 14,3%).

Công suất hoạt động thực tế của máy móc thiết bị: 1 doanh nghiệp công hoạt động dưới 50% (chiếm tỷ lệ 14,3%); 2 doanh nghiệp công suất hoạt động từ 50% - 60% (chiếm tỷ lệ 28,6%); 3 doanh nghiệp công suất hoạt động từ 60% - 70%

(chiếm tỷ lệ 42,9%) và 1 doanh nghiệp công suất hoạt động từ 70% - 80% (chiếm tỷ lệ 14,3%). Như vậy có thể nói công suất hoạt động phổ biến của các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang là 60% - 70%.

Bảng 2.5: Quy mô doanh nghiệp tham gia khảo sát

Stt Chỉ tiêu Số

quan sát

Giá trị trung

bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

1 Số năm hoạt động (năm) 7 11,0 10,2 2 29

2 Số vốn kinh doanh (tỷ đồng) 7 244,1 319,2 20 866 3 Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu (%) 7 5,8 5,8 -3 15

4 Tổng số lao động (người) 7 985 365 14 5.181

5 Số lao động nữ (người) 7 701 235 1 3.921

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2016)

Bảng 2.5 cho thấy quy mô của doanh nghiệp tham gia khảo sát. Số năm hoạt

động trong ngành trung bình là 11 năm; Độ lệch chuẩn là 10,2 năm. Doanh nghiệp có thời gian hoạt động ít nhất là 2 năm và nhiều nhất 29 năm.

Số vốn kinh doanh trung bình 244,1 tỷ đồng; Độ lệch chuẩn 319,2 tỷ đồng.

Doanh nghiệp có vốn kinh doanh thấp nhất 20 tỷ đồng và nhiều nhất 866 tỷ đồng.

Tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu trung bình 5,8%; độ lệch chuẩn là 5,8%. Doanh nghiệp có tỷ lợi lợi nhuận/doanh thu thấp nhất là -2,7% và cao nhất là 14,0%.

Tổng số lao động trung bình của 1 doanh nghiệp 985 người; Độ lệch chuẩn 372 người. Doanh nghiệp có ít lao động nhất 14 người và nhiều nhất 5.181 người.

Số lương lao động nữ trung bình của 1 doanh nghiệp 701 người; Độ lệch chuẩn 37 người. Doanh nghiệp có lao động nữ ít nhất 1 người và nhiều nhất 3.921 người.

2.2.2. Sơ lược về người lao động tham gia khảo sát

Tổng số phiếu khảo sát phát ra là 300 phiếu. số phiếu thu về là 215 phiếu. Sau khi sàng lọc và loại bỏ các phiếu không hợp lệ, số phiếu sử dụng là 199 phiếu. Bảng 2.6 cho thấy đặc điểm của người lao động tham gia khảo sát.

Về giới tính: có 94 người là nữ (chiếm tỷ lệ 47,2%), còn lại 105 người lao động là nam (chiếm tỷ lệ 52,8%).

Về độ tuổi: có 106 người dưới 30 tuổi (chiếm tỷ lệ 53,3%), có 87 người có độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi (chiếm tỷ lệ 43,7%) và có 6 người trên 45 tuổi (chiếm tỷ lệ 3%). Như vậy có thể nói đối tượng lao động chủ yếu ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang là thanh niên.

Về trình độ chuyên môn: chủ yếu là lao động phổ thông với 137 người (chiếm tỷ lệ cao nhất 68,8%); Còn lại là 7 công nhân kỹ thuật có bằng nghề (chiếm tỷ lệ 3,5%), 15 lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp (chiếm tỷ lệ 7,5%), 16 người trình độ cao đẳng (chiếm tỷ lệ 8%) và 24 người đạt trình độ đại học trở lên (chiếm tỷ lệ 12,1%).

Về chức vụ: 18 người được phỏng vấn đảm nhận chức vụ cán bộ quản lý (chiếm tỷ lệ 9%), 22 nhân viên văn phòng (chiếm tỷ lệ 11,1%), 19 nhân viên kỹ thuật (chiếm tỷ lệ 9,5%), còn lại 140 người ở vị trí khác trong công ty như công nhân, bảo vệ, lao công ... (chiếm tỷ lệ lớn nhất là 70,4%)

Bảng 2.6: Đặc trưng của người lao động tham gia khảo sát

Stt Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ lệ (%)

1 Giới tính 199 100,0

Nữ 94 47,2

Nam 105 52,8

2 Độ tuổi 199 100,0

Dưới 30 tuổi 106 53,3

Từ 30 – 45 tuổi 87 43,7

Trên 45 tuổi 6 3,0

3 Trình độ chuyên môn 199 100,0

Lao động phổ thông 137 68,8

Công nhân kỹ thuật có bằng nghề 7 3,5

Trung cấp chuyên nghiệp 15 7,5

Cao đẳng 16 8,0

Đại học trở lên 24 12,1

4 Chức vụ 199 100,0

Cán bộ quản lý 18 9,0

Nhân viên văn phòng 22 11,1

Nhân viên kỹ thuật 19 9,5

Khác 140 70,4

5 Mức thu nhập 199 100,0

Dưới 4 triệu 33 16,6

Từ 4 đến dưới 6 triệu 137 68,8

Từ 6 đến dưới 8 triệu 25 12,6

Từ 8 đến dưới 10 triệu 2 1,0

Trên 10 triệu 2 1,0

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2016)

Về thu nhập: 33 người thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng (chiếm 16,6%), 137 người thu nhập từ 4 đến dưới 6 triệu đồng/tháng (chiếm 68,8%), đây cũng được xem là mức thu nhập phổ biến nhất của người lao động. Có 25 người có thu nhập từ 6 đến dưới 8 triệu đồng (chiếm 12,6%), nhóm thu nhập từ 8 đến dưới 10 triệu đồng và nhóm thu nhập trên 10 triệu đồng thì mỗi nhóm chỉ có 2 người (chiếm 1%).

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)