Thực trạng về giáo dục đào tạo và pháp luật lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 44 - 50)

Chương 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRONG KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH HẬU GIANG

2.3. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

2.3.3. Thực trạng về giáo dục đào tạo và pháp luật lao động

Theo Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Hậu Giang (2016), giáo dục đào tạo nhân lực tại Hậu Giang như sau:

Trên địa bàn tỉnh hiện có 20 cơ sở đào tạo nghề đang hoạt động. Trong đó: có 02 Trường Trung cấp nghề; 07 Trung tâm Đào tạo nghề và 11 cơ sở khác có tham gia đào tạo nghề. Đến thời điểm này, tỉnh đã được đầu tư 06 nghề trọng điểm cấp Quốc gia là: Kỹ thuật xây dựng, Công nghệ chế biến, Thú y, Điện công nghiệp, Điện dân dụng, Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính.

Toàn tỉnh có gần 400 giáo viên tham gia công tác đào tạo nghề, việc tuyển dụng giáo viên tại các trung tâm đào tạo nghề công lập cấp huyện đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên vẫn còn thiếu giáo viên cơ hữu, giáo viên dạy một số nghề mới… Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên được quan tâm, chất lượng của đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng được nhu cầu.

Công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề được quan tâm, đã phối hợp với các Sở ngành, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Trung tâm

Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Hậu Giang; giải quyết khó khăn, thay đổi cơ chế khoán kinh phí của hai Trường Trung cấp nghề tỉnh.

Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát trên 650 lượt đối với các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp tại tất cả các đơn vị cấp huyện.

Trong quá trình tổ chức thực hiện các địa phương đã quan tâm khảo sát nhu cầu, đối với nghề nông nghiệp tập trung dạy về kiến thức kỹ thuật cây con phù hợp vùng quy hoạch, tập quán sản xuất, đối với nghề phi nông nghiệp tập trung theo hướng linh hoạt, liên kết, đào tạo nghề có địa chỉ sử dụng của doanh nghiệp, đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, đào tạo theo cụm, tuyến dân cư, hoặc mở các ngành nghề thủ công có đơn vị ký hợp đồng gia công, bao tiêu sản phẩm.

Quan tâm đào tạo lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người bị thu hồi đất canh tác, quân nhân xuất ngũ, người khuyết tật, phạm nhân hết hạn tù trở về địa phương và hộ cận nghèo. Tỷ lệ có việc làm sau học nghề là 84% (trong đó: nông nghiệp là 90%, phi nông nghiệp là 70%).

2.3.3.2. Kết quả quản lý lao động và đào tạo nhân lực giai đoạn 2011 – 2015 Theo Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Hậu Giang (2016), năm 2015 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 115.100, đạt 104,6% so với kế hoạch. Trong đó có 216 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đào tạo nghề cho 43.437 lao động, đạt 95,7% so với kế hoạch. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 21,91%.

Hàng năm, thông qua hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, cho vay vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã tạo việc làm và giải quyết việc làm mới bình quân trên 20.000 lao động; tổ chức cập nhật và xử lý thông tin cung - cầu lao động; khảo sát lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng vùng, từng lĩnh vực; giảm dần tỷ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp xuống còn 61%, tăng lao động trong khu công nghiệp và xây dựng lên 14,97%,

thương mại và dịch vụ lên 24,03%.

Hàng năm, phối hợp với các đơn vị tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ; trong khuôn khổ Tuần lễ Quốc gia đều tổ chức các hoạt động như: kiểm tra liên ngành về An toàn vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ tại các doanh nghiệp (10 đến 20 doanh nghiệp); míttinh, diễu hành, diễn tập phương án chữa cháy…

Tư vấn việc làm cho gần 50.000 lao động, có trên 26.000 lao động đăng ký tìm việc làm, giới thiệu việc làm cho trên 16.000 lao động. Thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp kịp thời cho người lao động. Ra Quyết định hưởng trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp cho trên 5.000 lao động.

Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện 28 cuộc tư vấn về chính sách lao động, việc làm và học nghề cho 5.671 lao động; thực hiện 11 cuộc khảo sát nhu cầu việc làm phi nông nghiệp đến từng hộ gia đình người lao động trên địa bàn tỉnh.

Kết quả, có gần 3.000 hộ gia đình được thu thập thông tin việc làm.

2.3.3.3. Khả năng cung ứng lao động của các cơ sở đào tạo

Hiện tại, các doanh nghiệp chế biến thủy sản sử dụng lao động công nghiệp nhưng chưa có trường, cơ sở đào tạo chuyên đào tạo nhân lực chuyên ngành chế biến thủy sản ở Hậu Giang. Công tác đào tạo lao động có chuyên môn cho ngành thủy sản thường được học tập trung chủ yếu ở thành phố Cần Thơ hay TP HCM. Do không phải trường chuyên ngành nên số lượng tuyển sinh thấp dẫn tới các trường có tâm lý ngại đầu tư cơ sở vật chất cho đào tạo ngành thủy sản. Vì vậy, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm, công cụ giảng dạy cũ, lạc hậu, thiếu, không đồng bộ. Phương pháp dạy và học còn lạc hậu, giảng viên ít được cập nhật với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý tại doanh nghiệp nên chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực thủy sản có trình độ cao, nhất là trình độ cao đẳng, đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng.

Đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản Hậu Giang, chính sách đào tạo nguồn nhân lực thông qua hình thức đào tạo tại chỗ là chính. Vì khả năng cung cấp trình độ có tay nghề chưa được các ngành và cơ sở đào tạo quan tâm. Mục đích của

doanh nghiệp là tuyển dụng lao động nghề cho đủ số lượng (ít quan tâm đến chất lượng) sau đó tiến hành đào tạo lại nhằm để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Kết quả khảo sát 7 doanh nghiệp chế biến thủy sản tại tỉnh Hậu Giang được thống kê trong bảng 2.8 cho thấy đối với trình độ lao động bậc nghề đã học tại các trường đào tạo nghề và có chứng chỉ nghề sau khi được tuyển dụng làm việc, thì có 6 doanh nghiệp phải đào tạo lại (chiếm tỷ lệ 85,7%) để đáp ứng yêu cầu công việc được giao, chỉ có 1 doanh nghiệp không phải đào tạo lại (chiếm tỷ lệ 14,3%).

Bảng 2.8: Số lượng doanh nghiệp đào tạo lại cho người lao động

Stt Đào tạo lại Số lượng doanh nghiệp Tỷ trọng (%)

1 Không 1 14,3

2 Có 6 85,7

Tổng cộng 7 100,0

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2016)

Bảng 2.9 cho thấy tỷ lệ đào tạo lại đối với người lao động. Cụ thể thì chỉ có 1 doanh nghiệp đào tạo lại dưới 25% số lao động sau khi tuyển dụng (chiếm tỷ lệ 14,3%), 1 doanh nghiệp có tỷ lệ đào tạo lại từ 25% đến dưới 50% (chiếm tỷ lệ 14,3%), 2 doanh nghiệp có tỷ lệ đào tạo lại từ 50% đến dưới 75% (chiếm tỷ lệ 28,3%) và 3 doanh nghiệp có tỷ lệ đào tạo lại trên 75% (chiếm tỷ lệ 42,9%).

Bảng 2.9: Tỷ lệ đào tạo lại sau khi tuyển dụng

Tỷ lệ đào tạo lại Số doanh nghiệp Tỷ trọng (%)

Dưới 25% 1 14,3

Từ 25% đến dưới 50% 1 14,3

Từ 50% đến dưới 75% 2 28,6

Trên 75% 3 42,9

Tổng cộng 7 100,0

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2016)

Như vậy, hầu như các doanh nghiệp chế biến thủy sản sau khi tuyển dụng đều phải đào tạo lại lao động cho phù hợp với điều kiện thực tế, chiếm tỷ lệ 50% trở lên.

Điều này cũng cho thấy việc đào tạo tại các trường lớp, cơ sở dạy nghề hiện tại vẫn chưa đáp ứng được công việc thực tế cho người lao động do đó các cơ sở

đào tạo cần phải cải tiến phương pháp cũng như nội dung giảng dạy cho sát thực tế để có thể đào tạo được nguồn lao động chất lượng, người lao động có thể nhanh chóng nắm bắt công việc ngay sau khi được tuyển dụng.

Khảo sát đối với 62 người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên (bảng 2.10), có 20 nhân viên cho rằng kiến thức và kỹ năng được đào tạo tại trường lớp rất không phù hợp với công việc (chiếm tỷ lệ 32,3%), 27 nhân viên cho là không phù hợp (chiếm tỷ lệ 43,5%), 8 nhân viên cho là phù hợp (chiếm tỷ lệ 12,9%) và 7 nhân viên cho là rất phù hợp (chiếm tỷ lệ 11,3%).

Bảng 2.10: Kiến thức và kỹ năng đào tạo đáp ứng yêu cầu công việc

Mức độ Số lao động Tỷ trọng (%)

Rất không phù hợp 20 32,3

Không phù hợp 27 43,5

Phù hợp 8 12,9

Rất phù hợp 7 11,3

Tổng cộng 62 100,0

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2016)

Bảng 2.11 cho thấy, nguyên nhân kiến thức và kỹ năng đáp ứng rất không phù hợp và không phù hợp là do doanh nghiệp bố trí công việc không đúng ngành nghề đào tạo (16 ý kiến, chiếm tỷ lệ 34%), do doanh nghiệp bố trí kiêm nhiệm nhiều công việc (19 ý kiến, chiếm tỷ lệ 40,4%) và do kiến thức và kỹ năng học ở cơ sở đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu công việc (12 ý kiến, chiếm tỷ lệ 25,5%).

Bảng 2.11: Nguyên nhân kiến thức và kỹ năng không phù hơp

Nguyên nhân Số ý kiến Tỷ trọng (%)

Doanh nghiệp bố trí công việc không đúng ngành

nghề đào tạo 16 34,0

Doanh nghiệp bố trí kiêm nhiệm nhiều công việc 19 40,4 Kiến thức và kỹ năng học ở cơ sở đào tạo chưa đáp

ứng yêu cầu công việc 12 25,5

Tổng cộng 47 100,0

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2016)

Kiến thức và kỹ năng học ở cơ sở đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu công việc phần lớn do cơ sở vật chất và trang thiết bị lỗi thời, phương pháp giảng dạy còn mang nặng lý thuyết, trình độ chuyên môn của giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu, thời gian đào tạo ngắn hạn và nội dung chương trình đào tạo chưa gắn kết với thực tiễn.

Từ phân tích trên có thể khẳng định rằng các cơ sở đào tạo của tỉnh Hậu Giang chưa đáp được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Mức độ không phù hợp giữa kiến thức, kỹ năng đối với công việc đã chỉ ra sự bất cập và lãng phí trong đào tạo nguồn nhân lực cũng như sự cần thiết phải đào tạo lại nguồn nhân lực có kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

2.3.3.4. Thị trường lao động tỉnh Hậu Giang

Thị trường lao động ở Hậu Giang chưa được phát triển, mặc dù đã trung tâm giới thiệu việc làm và trung tâm xúc tiến việc làm thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các tổ chức đoàn thể nhưng vẫn chưa tạo được cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp - trung tâm giới thiệu việc làm - người lao động. Hiện tại, doanh nghiệp muốn thông báo tuyển dụng phải thông qua các kênh tuyển dụng truyền thống như quảng cáo, trang tìm việc làm trên các báo đài, ti vi, hội chợ việc làm, sàn giao dịch việc làm, ... và các hoạt động này vẫn chưa thực sự hiệu quả. Ngoài ra để nhanh chóng tuyển dụng được lao động phù hợp với công việc đòi hỏi doanh nghiệp phải kết hợp cùng lúc nhiều kênh tuyển dụng, bảng 2.12 thể hiện rõ các kênh tuyển dụng mà doanh nghiệp thường hay sử dụng.

Bảng 2.12: Các kênh tuyển dụng lao động của doanh nghiệp

Kênh tuyển dụng Số doanh nghiệp Tỷ trọng (%)

Doanh nghiệp tự tuyển dụng 7 100

Bạn bè, người thân đang làm việc giới thiệu 3 42,9

Các trung tâm việc làm 5 71,4

Liên kết tuyển dụng từ các cơ sở đào tạo 1 14,3

Ứng viên tự nộp hồ sơ 6 85,7

Các kênh tuyển dụng khác 2 28,6

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2016)

Kênh tuyển dụng chủ yếu của doanh nghiệp là doanh nghiệp tự tuyển dụng, tiếp đến ở vị trí thứ hai là kênh từ việc ứng viên tự nộp hồ sơ chiếm tỷ lệ 85,7%; vị trí thứ ba là kênh từ các trung tâm giới thiệu việc làm chiếm tỷ lệ 71,4%; kênh từ bạn bè, người thân đang làm việc giới thiệu chiếm tỷ lệ 42,9%; từ các kênh tuyển dụng khác là 28,6% và cuối cùng là từ kênh liên kết tuyển dụng với các cơ sở đào tạo chỉ có 14,3%. Điều này cho thấy các cơ sở đào tạo tại địa phương chưa thực sự đạt chất lượng đào tạo tốt, không thể làm cầu nối thông tin thị trường lao động với dịch vụ đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm, chưa tạo được niềm tin vững chắc cho doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)