Chương 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRONG KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH HẬU GIANG
2.4. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ THUỘC MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
2.4.5. Thực trạng về lương thưởng và phúc lợi
Thực tế tình hình về lương thưởng và các chế độ đãi ngộ, phúc lợi của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Hậu Giang được thống kê theo bảng 2.17.
Bảng 2.17: Kết quả điều trả lương thưởng và phúc lợi doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Mức độ hài lòng
Tổng cộng
Điểm trung bình Hoàn
toàn không
hài lòng
Không hài lòng
Trung bình
Hài lòng
Hoàn toàn
hài lòng Thu nhập
(lương, thưởng)
Số LĐ 4 47 68 37 43 199
3,34 Tỷ lệ (%) 2,0 23,6 34,2 18,6 21,6 100
% tích lũy 2,0 25,6 59,8 78,4 100 Chế độ đãi ngộ
doanh nghiệp
Số LĐ 50 17 40 75 17 199
2,96 Tỷ lệ (%) 25,1 8,5 20,1 37,7 8,5 100
% tích lũy 25,1 33,7 53,8 91,5 100 Phúc lợi của
doanh nghiệp
Số LĐ 44 19 38 79 19 199
3,05 Tỷ lệ (%) 22,1 9,5 19,1 39,7 9,5 100
% tích lũy 22,1 31,7 50,8 90,5 100 Chính sách đề
bạt, thăng tiến
Số LĐ 8 62 47 42 40 199
3,22 Tỷ lệ (%) 4,0 31,2 23,6 21,1 20,1 100
% tích lũy 4,0 35,2 58,8 79,9 100 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2016)
Về thu nhập (tiền lương, tiền thưởng): đa số lao động trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản là những lao động phổ thông làm việc để kiếm tiền, mà tiền lương chính là nguồn thu nhập chủ yếu của họ. Để duy trì những lao động giỏi và tạo động lực để người lao động làm việc tốt để doanh nghiệp đạt hiệu quả hoạt động kinh doanh nên doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tiền lương như một công cụ thiết yếu nhằm đạt được những mục đích trên. Còn tiền thưởng là một phần thưởng vật chất có tác dụng tích cực đối với người lao động để họ phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn.
Theo kết quả khảo sát 199 nhân viên được thống kê ở bảng 2.17 cho thấy, có 4 ý kiến hoàn toàn không hài lòng với mức thu nhập hiện tại (chiếm tỷ lệ 2%), 47 ý kiến không hài lòng (chiếm tỷ lệ 23,6%), 68 ý kiến ở mức độ trung bình (chiếm tỷ lệ 34,2%), 37 ý kiến hài lòng (chiếm tỷ lệ 18,6%) và 43 ý kiến hoàn toàn hài lòng (chiếm tỷ lệ 21,6%). Điểm bình quân ở chỉ tiêu thu nhập được đánh giá là 3,34 điểm ở mức trung bình điều này chứng tỏ rằng chính sách tiền lương, tiền thưởng ở các doanh nghiệp thủy sản chưa đáp ứng được mong muốn của người lao động.
Về chế độ đãi ngộ doanh nghiệp: các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Hậu Giang chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chế độ đãi ngộ cho người lao động rất ít, thông thường các chính sách đãi ngộ trong doanh nghiệp chế biến thủy sản gồm khen những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc, thưởng cho người lao động vào các ngày lễ, tết trong năm, tổ chức cho người lao động được tham quan, nghỉ mát...
Theo kết quả khảo sát 199 nhân viên được thống kê ở bảng 2.17 cho thấy, có 50 ý kiến hoàn toàn không hài lòng (chiếm tỷ lệ 25,1%), 17 ý kiến không hài lòng (chiếm tỷ lệ 8,5%), 40 ý kiến ở mức độ trung bình (chiếm tỷ lệ 20,1%), 75 ý kiến hài lòng (chiếm tỷ lệ 37,7%) và 17 ý kiến hoàn toàn hài lòng (chiếm tỷ lệ 8,5%).
Điểm bình quân ở chỉ tiêu này chỉ đạt 2,96 điểm, ở mức trung bình cho thấy các chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp chưa cao.
Về phúc lợi của doanh nghiệp: chính sách phúc lợi của người lao động tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện nay vẫn chưa được đáp ứng và quan tâm đúng
mức. Theo kết quả khảo sát 199 nhân viên được thống kê ở bảng 2.15 cho thấy, có 44 ý kiến hoàn toàn không hài lòng (chiếm tỷ lệ 22,1%), 19 ý kiến không hài lòng (chiếm tỷ lệ 9,5%), 38 ý kiến ở mức độ trung bình (chiếm tỷ lệ 19,1%), 79 ý kiến hài lòng (chiếm tỷ lệ 39,7%) và 19 ý kiến hoàn toàn hài lòng (chiếm tỷ lệ 9,5%).
Điểm bình quân ở chỉ tiêu phúc lợi được đánh giá chỉ đạt 3,05 điểm, ở mức trung bình cho thấy các doanh nghiệp chế biến thủy sản vẫn chưa quan tâm nhiều đến các khoản phúc lợi cho người lao động.
Về chính sách đề bạt, thăng tiến: các doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện tại vẫn chưa có kế hoạch đánh giá năng lực khách quan và đề bạt thăng tiến cụ thể mà chủ yếu chỉ dựa trên đánh giá công việc hàng năm của từng nhân viên. Do đó, cơ hội đề bạt và thăng tiến cho nhân viên là rất thấp, việc đề bạt, thăng tiến chưa thật sự căn cứ vào năng lực chuyên môn. Đối với các vị trí quản lý cấp trung, cấp cơ sở như trưởng phó phòng, quản đốc, phó quản đốc, tổ trưởng, tổ phó, chuyền trưởng,
… thì việc đề bạt, thăng tiến thường dựa vào thâm niên công tác, bằng cấp. Đối với quản lý cấp cao, việc đề bạt bổ nhiệm thường dựa vào sự giới thiệu và lòng tin của người lãnh đạo cao nhất.
Chính điều này đã làm nhân viên trong doanh nghiệp chế biến thủy sản không nhìn thấy những cơ hội thăng tiến, làm nản lòng những người có năng lực, ảnh hưởng đến động cơ phấn đấu vươn lên và sáng tạo trong công việc nên đối với các nhân viên làm sau 2 - 3 năm thì họ cảm thấy không còn cơ hội thăng tiến tại doanh nghiệp chế biến thủy sản nữa nên họ thường xuyên nghỉ việc. Đó vừa là thiệt thòi của người lao động, cũng vừa là nhược điểm của các doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện nay không giữ chân được người tài ở lại làm việc lâu dài.
Theo kết quả khảo sát 199 nhân viên được thống kê ở bảng 2.15 cho thấy, có 8 ý kiến hoàn toàn không hài lòng (chiếm tỷ lệ 4%), 62 ý kiến không hài lòng (chiếm tỷ lệ 31,2%), 47 ý kiến ở mức độ trung bình (chiếm tỷ lệ 23,6%), 42 ý kiến hài lòng (chiếm tỷ lệ 21,1%) và 40 ý kiến hoàn toàn hài lòng (chiếm tỷ lệ 20,1%). Điểm bình quân chỉ đạt 3,22 điểm, ở mức trung bình cho thấy các doanh nghiệp chế biến thủy sản vẫn chưa tạo cơ hội cho người lao động giỏi được trọng dụng, thăng tiến.
Bảng 2.18: So sánh của người lao động về mức lương
Stt So sánh với doanh nghiệp khác Số quan sát Tỷ lệ (%)
1 Thấp hơn DN khác 29 14,6
2 Hơi thấp hơn DN khác 44 22,1
3 Tương đương với DN khác 53 26,6
4 Khá hơn DN khác 72 36,2
5 Cao hơn DN khác 1 0,5
Cộng 199 100
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2016)
Bảng 2.18 cho thấy mặt bằng lương của các doanh nghiệp, có 29 ý kiến cho rằng thu nhập thấp hơn các doanh nghiệp khác (chiếm tỷ lệ 14,6%), 44 ý kiến cho rằng thu nhập hơi thấp hơn so với các doanh nghiệp khác (chiếm tỷ lệ 22,1%), 53 ý kiến cho là thu nhập tương đương với các doanh nghiệp khác (chiếm tỷ lệ 26,6%), 72 ý kiến cho rằng thu nhập khá hơn các doanh nghiệp khác (chiếm tỷ lệ 36,6%) và chỉ có 1 ý kiến cho là thu nhập cao hơn các doanh nghiệp khác (chiếm tỷ lệ 0,5%).
Nhìn chung, mức thu nhập hiện tại được người lao động đánh giá là tương đương hoặc khá hơn so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, mức độ hài lòng của họ đối với tiền lương chưa cao (như đã phân tích ở trên) cho thấy mặt bằng lương của các doanh nghiệp tại địa phương hiện tại ở mức thấp.
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Qua phân tích thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang, đề tài đánh giá chung về những kết quả đạt được và tồn tại hạn chế như sau:
2.5.1. Những kết quả đạt được
Hậu Giang là tỉnh có dân số tương đối, lao động trong độ tuổi có xu hướng tăng dần, tốc độ tăng lao động trong độ tuổi cao hơn so với tốc độ tăng của dân số.
Đa phần lao động của tỉnh có tuổi đời khá trẻ, lao động có kỹ năng và tay nghề cao đang ngày càng tăng tạo nguồn cung lao động cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu
Giang đã tạo việc làm cho hơn 6.500 lao động. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Hệ thống đào tạo nghề được quan tâm phát triển, bao gồm nhiều ngành nghề tạo điều kiện thuận lợi cho các học viên lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở trường và năng lực của mình; từng bước nâng cao trình độ, tay nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và trên cả nước nói chung.
Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp chế biến thủy sản trẻ về tuổi đời và tuổi nghề, với quy mô khá phù hợp. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc của nguồn nhân lực đang dần được nâng cao, cơ cấu nguồn nhân lực được cải thiện từng bước phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh Hậu Giang.