Thực trạng về môi trường làm việc và quan hệ lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 56 - 59)

Chương 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TRONG KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TỈNH HẬU GIANG

2.4. THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ THUỘC MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG

2.4.4. Thực trạng về môi trường làm việc và quan hệ lao động

Bảng 2.16 trình bày các chỉ tiêu thống kê về môi trường làm việc và quan hệ lao động tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản.

Bảng 2.16: Kết quả khảo sát về môi trường làm việc và quan hệ lao động

Chỉ tiêu

Mức độ hài lòng

Tổng cộng

Điểm trung bình Hoàn

toàn không

hài lòng

Không hài lòng

Trung bình

Hài lòng

Hoàn toàn

hài lòng Điều kiện làm

việc doanh nghiệp

Số LĐ 3 13 85 73 25 199

3,52 Tỷ lệ (%) 1,5 6,5 42,7 36,7 12,6 100

% tích

lũy 1,5 8,0 50,8 87,4 100

Hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở

Số LĐ 45 32 42 66 14 199

2,86 Tỷ lệ (%) 22,6 16,1 21,1 33,2 7,0 100

% tích

lũy 22,6 38,7 59,8 93 100

Quan hệ với cấp trên và cấp dưới

Số LĐ 16 74 96 13 199

3,53

Tỷ lệ (%) 8,0 37,2 48,2 6,5 100

% tích

lũy 8,0 45,2 93,5 100

Quan hệ với đồng nghiệp

Số LĐ 3 53 101 42 199

3,91

Tỷ lệ (%) 1,5 26,6 50,8 21,1 100

% tích

lũy 1,5 28,1 78,9 100

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát (2016)

Về điều kiện làm việc: Theo quy định của pháp luật, để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản, môi trường lao động và an toàn lao động chưa được coi trọng đúng mực, doanh nghiệp sử dụng lao động cũng trang bị các phương tiện an toàn lao động cho công nhân mang tính chất đối phó và ngay cả bản thân người lao động cũng không ý thức được sự cần thiết phải sử dụng các phương tiện an toàn lao động.

Bảng 2.14 cho thấy, đối với điều kiện làm việc, có 3 ý kiến không hài lòng (chiếm tỷ lệ 1,5%), 13 ý kiến không hài lòng (chiếm tỷ lệ 6,5%), 85 ý kiến ở mức độ trung bình (chiếm tỷ lệ 42,7%), 73 ý kiến hài lòng (chiếm tỷ lệ 36,7%) và 25 ý kiến hoàn toàn hài lòng (chiếm tỷ lệ 12,6%). Điểm bình quân ở chỉ tiêu này được đánh giá 3,52 điểm ở mức độ thỏa mãn trung bình. Điều này cho thấy các doanh nghiệp chế biến thủy sản vẫn chưa tạo được điều kiện làm việc tốt cho người lao động nhất là về giờ giấc làm việc, tăng ca, không gian làm việc cho nhân viên chưa hợp lý.

Về hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở: tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Hậu Giang hiện nay đã có tổ chức công đoàn nhưng hoạt động vẫn chưa mạnh do đó các quyền lợi về vật chất, tinh thần của người lao động chưa được chăm lo tốt. Các tranh chấp khiếu nại thông thường của người lao động các vấn đề về tranh chấp lao động, điều kiện lao động, thái độ quản lý, sa thải sai nguyên tắc, thanh toán tiền lương trễ. Trong những trường hợp như thế nếu doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn thì hầu như người lao động đều bị thiệt thòi.

Đối với hoạt động công đoàn, có 45 ý kiến hoàn toàn không hài lòng (chiếm tỷ lệ 22,6%), 32 ý kiến không hài lòng (chiếm tỷ lệ 16,1%), 42 ý kiến ở mức độ trung bình (chiếm tỷ lệ 21,1%), 66 ý kiến hài lòng (chiếm tỷ lệ 33,2%) và 14 ý kiến hoàn toàn hài lòng (chiếm tỷ lệ 7%). Điểm trung bình của chỉ tiêu này chỉ có 2,83 điểm cho thấy mức độ hài lòng của người lao động là rất thấp, đa số nhân viên chưa hài lòng về công tác hoạt động của tổ chức công đoàn.

Nguyên nhân là công đoàn ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản hiện nay thiếu kỹ năng chuyên môn, thiếu sự độc lập về tài chính, lãnh đạo công đoàn thường là các Giám đốc phân xưởng, giám đốc nhân sự, quản đốc, là người thân của chủ doanh nghiệp, những người này thường gần gũi người sử dụng lao động hơn là với người lao động. Mặt khác, người lãnh đạo công đoàn nhận tiền lương từ người sử dụng lao động nên thường tuân theo người sử dụng lao động, không đảm bảo được tính công bằng, từ đó người lao động mất lòng tin vào người lãnh đạo công đoàn.

Về quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới: Sự thỏa mãn công việc từ những yếu tố mối quan hệ với cấp trên bao gồm năng lực của cấp trên, sự thân thiện, sự quan tâm, sự bảo vệ khi cần thiết, sự ghi nhận đóng góp của nhân viên, sự đối xử công bằng với cấp dưới, sự tự do thực hiện công việc của nhân viên và thái độ quản lý của cán bộ quản lý đối với nhân viên. Kết quả khảo sát cho thấy, có 16 ý kiến không hài lòng (chiếm tỷ lệ 8%), 74 ý kiến ở mức độ trung bình (chiếm tỷ lệ 37,2%), 96 ý kiến hài lòng (chiếm tỷ lệ 48,2%) và 13 ý kiến hoàn toàn hài lòng (chiếm tỷ lệ 6,5%).

Điểm bình quân ở chỉ tiêu này được đánh giá 3,53 điểm (mức trung bình) cho thấy người lao động trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa hài lòng về công tác quản lý của cấp trên đối với cấp dưới hay nói cách khác công tác quản trị nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa được tốt. Thực tế cho thấy các vụ đình công trong thời gian qua ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản một phần là do thái độ quản lý cấp trên đối với cấp dưới, người lao động đình công để yêu cầu doanh nghiệp thay đổi cách ứng xử giữa người quản lý và công nhân.

Về quan hệ giữa các đồng nghiệp: trong cùng một tổ chức nhân viên cũng cần có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, sự quan tâm chia sẻ khi cần thiết thì mới có tinh thần thoải mái khi làm việc để đạt được kết quả tốt nhất. Kết quả khảo sát cho thấy, có 3 ý kiến không hài lòng (chiếm tỷ lệ 1,5%), 53 ý kiến ở mức độ trung bình (chiếm tỷ lệ 26,6%), 101 ý kiến hài lòng (chiếm tỷ lệ 50,8%) và 42 ý kiến hoàn toàn hài lòng (chiếm tỷ lệ 21,1%). Điểm bình quân ở chỉ tiêu này được đánh giá 3,91 điểm, nhìn chung đa số nhân viên hài lòng về mối quan hệ với đồng nghiệp, giữa các nhân viên có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhau.

Về tình trạng đình công trong doanh nghiệp: Giai đoạn năm 2011 - 2015, trong 7 doanh nghiệp được khảo sát thì có 1 doanh nghiệp xảy ra tình trạng đình công (chiếm tỷ lệ 14,3%). Nguyên nhân đình công chủ yếu là do sự hiểu biết của người lao động hạn chế dẫn đến đình công tự phát, do tiền lương, thưởng không hợp lý, do thái độ cư xử của người quản lý với người lao động không phù hợp, điều kiện làm việc kém. Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang đang dần khắc phục tình trạng trên và ngày càng quan tâm đến điều kiện làm việc của người lao động để kịp thời giải quyết những mâu thuẫn nội bộ, hạn chế đến mức thấp tình trạng đình công xảy ra.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp chế biến thủy sản trong các khu, cụm công nghiệp tỉnh hậu giang (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)