Khái quát về công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU NHÀ Ở BIỆT THỰ INCOMEX SAIGON – ĐƯỜNG ĐỆ – PHƯỜNG VĨNH HOÀ – TP. NHA TRANG (Trang 21 - 26)

I.2.1. Giới thiệu chung về công ty 1. Thông tin công ty

- Tên đầy đủ: Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu tư Xuất nhập khẩu tổng hợp Sài Gòn.

- Tên giao dịch: INCOMEX SAIGON GROUP.

- Trụ sở chính: 27 Cao Thắng, Quận 3, TP.HCM

- Văn phòng giao dịch: Phòng 401, toà nhà Hoàng Anh Gia Lai – 7/1 Thành Thái, Quận 10, TP.HCM.

2. Quá trình hình thành và phát triển

- Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Sài Gòn tiền thân là công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp 1 (Incomex) được thành lập theo quyết định số 351/QĐ/TWĐTN VÀO NGÀY 28/2/1989.

- Ngày 8/5/1993, UBND TP.HCM cấp quyết định số 03/QĐ-UB thành lập công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Sài Gòn là doanh nghiệp Nhà nước (Doanh nghiệp Đoàn thể, trực thuộc Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh).

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh số kinh doanh là 200255 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư cấp ngày 14/5/1993.

- Ngày 7/6/2008 thực hiện thành công Đại hội đồng cổ đông thành lập công ty Cổ phần tập đoàn đầu tư xuất nhập khẩu tổng hợp Sài Gòn.

- Ngày 6/8/2008, Sở KH và ĐT TP.HCM đã cấp giấy chứng nhận ĐKKD Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu tổng hợp Sài Gòn số 4103011015.

- Ngày 26/8/2008, Sở KH và ĐT TP.HCM đã chấp nhận bổ sung cụm từ “Tập đoàn” vào tên công ty thành “ Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xuất nhập khẩu tổng hợp Sài Gòn” và bổ sung một số chức năng trong ngành nghề kinh doanh của công ty.

Trang 14

- Hơn 20 năm tạo dựng thương hiệu Tập đoàn Incomex Saigon, công ty đã khẳng định được thế mạnh trong các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và ngày càng phát triển bền vững.

3. Thực trạng kinh doanh

- Công ty có hơn 300 nhân viên làm việc tại Phòng, Ban thuộc văn phòng chính và các chi nhánh, trung tâm trực thuộc trên cả nước đã đạt được những thành công trong các lĩnh vực: đầu tư thương mại - chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu và một số dịch vụ khác; đầu tư dự án – đầu tư xây dựng, cầu đường, san lắp mặt bằng, kinh doanh vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, hàng hoá phục vụ tiêu dùng,..v.v…

- Về dự án đầu tư, công ty đã và đang liên doanh với các đối tác nước ngoài thực hiện những dự án: Dự án nhà máy bột giấy Quảng Nam, Công ty liên doanh tinh bột Bình Phước, Công ty liên doanh trang thiết bị y tế Amvi-Biotech..

- Đầu tư một số dự án tiềm năng đang trong giai đoạn triển khai: dự án nhà chung cư cao cấp tại Quận 7- TP.HCM; dự án Trung tâm thương mại Móng Cái – Quảng Ninh; dự án Nhà máy Linh Xuân Thủ Đức; dự án Khu nhà ở biệt thự Incomex Saigon tại Đường Đệ, Tp.Nha Trang; dự án khu vui chơi giải trí Ao Thiếc – TXGC – Tiền Giang;…

I.2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty

Trang 15

Hình I.1: Sơ đồ t chc b máy điu hành công ty

Trang 16

I.2.3. Chức năng các phòng ban 1. Đại hi đồng c đông

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty bao gồm các cổ dông có quyền biểu quyết và người được cổ đông uỷ quyền. Đại hội đồng cổ đông quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

2. Hi đồng qun tr

Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lí công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông quyết định. Hội đồng quản trị quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn (10 năm), trung hạn (5 năm) và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.

3. Ban kim soát:

Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty.

4. Ban Tng giám đốc:

Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi nhiệm, trong đó Tổng giám đốc là người đại diện pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, quyết định tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty.

5. Các phòng ban chc năng:

a. Văn phòng:

- Công tác hành chính tổng hợp: Thư ký giúp việc cho Ban lãnh đạo công ty; tiếp nhận và xử lý tài liệu đến và đi, công tác văn thư, quản lý con dấu, lưu trữ tài liệu và bảo mật hồ sơ; tham gia công tác quản lý và biên tập Website công ty; các công việc khác khi được lãnh đạo công ty giao.

- Công tác pháp chế: Kiểm tra, đánh giá việc bảo đảm tính pháp lý của các hoạt động trong công ty và các văn bản do công ty ban hành, kiến nghị các biện pháp xử lý và khắc phục các hoạt động, văn bản không phù hợp với pháp luật và các quy định của nhà nước; tư vấn pháp lý cho các phòng ban chức năng và các đơn vị thành viên công ty; chủ trì và phối hợp với các phòng ban chức năng của công ty trong công tác quản lí và bảo vệ thương hiệu công ty.

- Công tác đối ngoại và thông tin tổng hợp: Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các vấn đề về định hướng đối ngoại, mở rộng và thâm nhập thị trường nước ngoài; công tác liên quan đến quan hệ ngoại giao.

- Công tác quản trị: Công tác trang bị, quản lý tài sản; công tác bảo vệ; công tác liên quan đến đời sống cán bộ, công nhân viên; công tác lễ tân.

b. Ban kế hoạch – tài chính:

ƒ Phòng Tài chính – Kế toán:

- Công tác tài chính: Quản trị, sử dụng, điều hoà một cách tối ưu các nguồn tài chính của công ty để đem lại hiệu quả cho công ty và cổ đông; lập ké hoạch, phương án thực hiện và theo dõi về vốn và tài chính; nghiên cứu, phân tích, đánh giá đưa ra

Trang 17

các giải pháp huy động vốn, tham mưu kế hoạch ngân sách, chi phí, cổ tức,... cho Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị.

- Công tác kế toán – thống kê: Thiết lập hệ thống sổ sách ghi chép, kiểm tra theo dõi, cập nhật số liệu thông tin, phục vụ cho công tác kế toán của công ty.

ƒ Phòng kinh doanh vốn:

Quản lý vốn góp của công ty tại các công ty con, công ty thành viên, công ty liên doanh, liên kết; tình hình chứng khoán các công ty con;.... Chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị về các hoạt động chứng khoán, đầu tư tài chính, quan hệ niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán. Điều phối việc thực hiện các báo cáo tài chính, thông tin tài chính công ty phục vụ cho công tác điều hành quản trị và thông tin cho Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Đại hội đồng cổ đông, quần chúng đầu tư và các cấp quản lý.

c. Ban xúc tiến thương mại và đầu tư:

Nghiên cứu, phân tích, xác lập nội dung các nguồn lực, các tiềm năng và lợi thế của công ty.

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá về chiều hướng thị trường, thị phần, các thuộc tính và đặc điểm theo đó cần có sự nỗ lực tập trung. Xác định và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. Xác định cơ hội và triển vọng, nhu cầu mới, thị trường mới, xúc tiến khơi dậy khác hàng tiềm năng,...

Lập dự án, nghiên cứu và phân tích hiệu quả các dự án đầu tư, phát triển hoạt động liên doanh liên kết. Nghiên cứu, tìm kiếm và phát triển đối tác; phân tích cơ hội và khả năng về lĩnh vực tiềm năng để tham mưu cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị có kế hoạch tiếp cận và định hướng khả thi và tham gia,..

d. Ban truyền thông tiếp thị:

Xây dựng và kiểm soát quy chế truyền thông chung; chịu trách nhiệm về việc duy trì và phát triển hình ảnh của công ty; chịu trách nhiệm về các quan hệ với giới truyền thông, quan hệ đối tác, khách hàng chung; phối hợp truyền thông giữa các công ty thành viên với nhau; xây dựng các kế hoạch quảng cáo, chiêu thị, giao thương, tạo ra lợi thế kinh doanh.

e. Ban tổ chức – cán bộ:

Phối hợp với các phòng ban chức năng soạn thảo các bản chức năng nhiệm vụ (mô tả công việc), xác định các tiêu chuẩn, vị trí, chức danh và yêu cầu nhân sự. Căn cứ hoạt động công ty, lập kế hoạch và các phương thức tuyển dụng hoặc huy động nhân sự, lao động phù hợp và hiệu quả nhất.

Thực hiện các hợp đồng về nhân sự và lao động, theo dõi pháp lý các vấn đề lao động, quản trị nhân viên, cập nhật hồ sơ nhân viên. Tham mưu cho Tổng giám đốc về phương thức sử dụng lao động và trả lương, sử dụng quỹ phúc lợi, khen thưởng,...

những vấn đề liên quan tới nhân sự.

(Nguồn Phòng Hành chính – Nhân sự, công ty Incomex Saigon)

Trang 18

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU NHÀ Ở BIỆT THỰ INCOMEX SAIGON – ĐƯỜNG ĐỆ – PHƯỜNG VĨNH HOÀ – TP. NHA TRANG (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)