Hình I.2: Khái quát vị trí tỉnh Khánh Hoà
Khánh Hoà là một tỉnh ven biển, cực đông của Việt Nam, thuộc cùng duyên hải Nam Trung Bộ, nằm ở phần cong vươn ra biển xa nhất về phía đông. Khánh Hoà giáp với tỉnh Phú Yên ở phía Bắc, Ninh Thuận ở phía Nam, Đăk Lăk và Lâm Đồng ở phí Tây, phía Đông giáp biển.
I.3.1. Điều kiện tự nhiên 1. Địa hình
- Địa hình của Khánh Hòa tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với những dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng, ven biển và biển khơi. Đặc điểm địa hình Khánh Hòa tạo ra những cảnh quan phong phú và đa dạng, vừa mang tính đặc thù của mỗi vùng, vừa mang tính đan xen và hoà nhập
- Phần phía tây là sườn đông của dãy Trường Sơn, chủ yếu là núi thấp và đồi, độ dốc lún và địa hình bị chia cắt mạnh.Tiếp đến là dạng địa hình núi thấp, đồi thấp xen kẽ bình nguyên và thung lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy sát ra biển chia cắt đồng bằng ven biển thành đồng bằng nhỏ hẹp thuộc các huyện Vạn Ninh, Ninh Hoà, Diên Khánh, Cam Ranh. Với chiều dài 385 km bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh, bãi triều, bãi cát mịn là điều kiện thuận lợi để hình thành các cảng nước sâu, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch, nhiều vùng đất rộng thuận lợi lập khu chế xuất và KCN tập trung.
2. Khí hậu
- Khí hậu Khánh Hòa vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa.
- Nhiệt độ trung bình năm là 26 oC. Tổng nhiệt độ khoảng 9500 oC, ánh sánh dồi dào. Mùa hè không bị oi bức, mùa đông không quá lạnh. Do có những vùng núi cao, ôn hoà mát mẻ quanh năm, không có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như gió nóng, sương muối... Lượng mưa trung bình trên dưới 2.000 mm/năm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 tập trung 70% - 80% lượng mưa cả năm.
Trang 19
Riêng khu vực Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài trong 2 tháng, còn lại là nắng ấm, rất thuận lợi cho mùa du lịch kéo dài.
3. Thuỷ văn
- Dãy Trường Sơn thuộc địa phận Khánh Hòa chạy gần sát biển do vậy các sông suối chạy qua tỉnh đều ngắn và dốc. Mặt khác ở vùng núi cao có lượng mưa lớn nên tạo ra một mạng lưới sông khá phong phú. Mật độ sông, suối của Khánh Hòa là 0,6 – 1 km/km2. Chiều dài trung bình của các sông từ 10 – 15 km. Khánh Hòa có 02 con sông lớn chảy qua là sông Cái Nha Trang và sông Cái Ninh Hòa.
- Sông Cái Nha Trang bắt nguồn từ vùng núi cao ở phía Tây của tỉnh có độ cao 1.500 – 2000 m. Lưu vực có lượng mưa bình quân 1.750 m3. Sông có lưu lượng bình quân 55,7 m3/giấy, lưu lượng mùa kiệt là 7,32 m3/giây. Đây là con sông lớn nhất và lượng nước dồi dào nhất của tỉnh. Gắn liền với sông Cái Nha Trang là đồng bằng Diên Khánh-Nha Trang.
4. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng hiện có 186,5 nghìn ha, trữ lượng gỗ 18,5 triệu m3, trong đó 64,8% là rừng sản xuất, 34% rừng phòng hộ và 1,2% rừng đặc dụng. Rừng phòng hộ có 34%, song hầu hết là rừng giàu ở khu vực núi cao, đầu nguồn các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và Ninh Hòa.. Độ che phủ của rừng là 38,5%, lớn nhất là ở Khánh Vĩnh và Khánh Sơn.
5. Tài nguyên khoáng sản
- Khánh Hòa có nhiều loại khoáng sản như than bùn, môlípđen, cao lanh, sét, vàng sa khoáng, nước khoáng, sét chịu lửa, cát, san hô, đá granite... Trong các loại khoáng sản đó, đáng chú ý nhất là cát thuỷ tinh Cam Ranh, đáp ứng yêu cầu của sản xuất thủy tinh quang học, pha lê... trữ lượng 52,2 triệu m3; cát ở bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh khoảng 555 triệu m3; inmenhít 26 vạn tấn; đá granite 2 tỷ tấn. Nước khoáng với tổng lưu lượng khoảng 40l/s, khả năng khai thác 3400 – 3500 m3/ngày.
Một số nơi đã đưa vào khai thác công nghiệp như nước khoáng Đảnh Thạnh (57 triệu lít/năm).
- Tài nguyên khoáng sản Khánh Hòa là một trong những loại tài nguyên có thể tiếp tục khai thác trong tương lai để phát triển các sản phẩm tham gia cạnh tranh thị trường.
6. Nguồn nhân lực
- Dân số tỉnh Khánh Hòa năm 2007 là 1.137.792 nghìn người, trong đó dân số thành thị chiếm khoảng 39,6%, còn lại là dân số nông thôn; số lao động đang làm việc chiếm khoảng 523,2 nghìn người chiếm 47,1% dân số. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 209 người/km2.
- Tỉnh Khánh Hòa có 33 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 95,5.%
dân số. Khánh Hòa có nguồn lao động dồi dào, là một trong mười tỉnh của cả nước có số lượng tri thức lớn.
I.3.2. Tình hình kinh tế triển vọng của tỉnh Khánh Hoà 1. Du lịch
- Nhờ điều kiện thiên nhiên ưu đãi: cảnh quan đẹp, khí hậu ôn hoà nên du lịch Khánh Hoà phát triển mạnh, được Tổng cục Du lịch xác định là một trong các Trung
Trang 20
tâm du lịch của cả nước. Du lịch sinh thái biển - đảo kết hợp với sinh thái rừng là đặc thù riêng, rất hấp dẫn du khách với những địa danh như Vân Phong, Đại Lãnh, Dốc Lết, Hòn Tằm, Trí Nguyên, Bãi Trũ, Hòn Bà, Suối Tiên, Ba Hồ, suối nước nóng Dục Mỹ, thác Giăng Bay... Với lợi thế của hệ thống các đảo, núi, vịnh và bãi biển đã tạo cho Khánh Hòa một quần thể du lịch đa dạng, liên hoàn. Nhiều dự án lớn về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí mang tầm quốc gia, quốc tế được đầu tư xây dựng với quy mô lớn đã và đang đi vào hoạt động như: Khu du lịch Hòn Ngọc Việt 5 sao, Khách sạn Sunrise 5 sao; ngoài ra Khu nghỉ mát cao cấp và sân golf Rusalka-Bãi Tiên, Khu du lịch Sông Lô, Khu du lịch sinh thái Evaron Hideaway at Mandara sắp đưa vào khai thác… Đến nay đã có rất nhiều dự án đầu tư vào các khu du lịch Bãi Dài- Cam Ranh và vịnh Vân Phong-Vạn Ninh.
- Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch đang dần đa dạng hoá và nâng cao chất lượng. Nha Trang – Khánh Hoà đã trở thành điểm đến được yêu thích của thị trường khách sang trọng, có khả năng chi trả cao như: Mỹ, Úc, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản. Năm 2008, du lịch phát triển mạnh mẽ, với 2 cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ, Khánh Hoà đón 1.595.000 lượt khách, trong đó 566.000 lượt khách trong nước và 929.000 lượt khách quốc tế. Doanh thu về du lịch của tỉnh đạt 1.347 tỷ đồng, tăng 31,2% so với năm 2007.
2. Thuỷ sản
- Vùng biển Khánh Hoà có dòng hải lưu Bắc – Nam Thái Bình Dương chảy qua, là vùng biển giàu tiềm năng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Với hơn 520 km đường bờ biển và 135 km đường bờ ven đảo, hơn 72 hòn đảo lớn nhỏ, 1.658 km2 đất ngập nước, hơn 10.000 km2 thềm lục địa… đó là quỹ mặt nước có tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh tế thủy sản nhiệt đới - một trong những nguồn lực kinh tế của tỉnh Khánh Hòa
- Những loại hải sản có trữ lượng lớn là: tôm hùm, tôm sú, mực, cá thu, cua, ghẹ... Bên cạnh đó một số loại hải sản có giá trị xuất khẩu cao được nuôi trồng và phát triển như: ngọc trai, rong sụn, cồi mai, cá mú, ốc hương, vẹm xanh, hải sâm… Diện tích nuôi trồng thuỷ sản khoảng 7.500 Ha, sản lượng thuỷ sản hàng năm khoảng 85 ngàn tấn.
3. Đóng sửa tàu – thuyền, cảng biển
Hiện ở Khánh Hoà có 2 nhà máy lớn đóng mới và sữa chữa tàu biển tại Ninh Hoà và Nha Trang, chuẩn bị xây dựng nhà máy đóng tàu tại Cam Ranh; ngoài ra còn có nhiều cơ sở đóng tàu gỗ để đánh bắt hải sản. Đặc biệt Công ty liên doanh tàu biển Hyundai Vinashin có khả năng đóng mới tàu có trọng tải đến 80.000 tấn và sữa chữa các loại tàu biển lên tới 400.000 tấn, cũng như đóng mới và sửa chữa các dàn khoan- khai thác dầu mỏ lớn, sản xuất thép đóng tàu, các loại máy thuỷ, thiết bị, phụ tùng phục vụ cho công nghiệp tàu thuỷ.v..v..
4. Ngành sợi – dệt – may
- Hiện nay Khánh Hoà có 10 công ty sản xuất trong lĩnh vực sợi dệt may với năng suất kéo sợi đạt 12.000 tấn/năm; năng suất dệt 10 triệu m vải/năm; dệt kim đạt trên 3.000 tấn/năm; trên 30 dây chuyền may, công suất 10 triệu sản phẩm/năm; Dây khoá kéo có công suất 20 triệu m/năm.
Trang 21
I.3.3. Các khu kinh tế trọng điểm 1. Khu kinh tế Vân Phong
- Khu vực vịnh Vân Phong có vị trí địa lý thuận lợi nhất để phát triển thành trung tâm lớn về vận tải biển của cả nước.
- Cách hải phận quốc tế 14 km, gần đường hàng hải Châu Âu – Bắc Á, Châu Úc và Đông Nam Á – Đông Bắc Á, thuận lợi phát triển cảng trung chuyển quốc tế.
- Luồng lạch sâu trên 22m, nơi hẹp nhất là 400m, độ sâu tuyến bờ 15-22m, kín gió, độ sâu ổn định không bị bồi lắp vì không có dòng sông lớn hay hải lưu chảy vào.
- Về đường bộ, Vân Phong nằm trên đường Quốc lộ IA, đường Quốc lộ 26 và đường 645 lên Tây nguyên.
- Về đường sắt, Vân Phong nằm gần đường sắt Bắc Nam, đặc biệt, dọc theo tuyến đường 645 từ Tuy Hoà lên Tây nguyên không có đèo cao nên là vị trí thuận lợi nhất để xây dựng tuyến đường sắt nối Đông – Tây Trường Sơn: Vân Phong – Stungtreng (Kampuchia) – Bac xe (Lào) – U Bon (Thái Lan).
- Từ những lợi thế trên để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế và khu kinh tế Vân Phong thành khu kinh tế động lực, với nòng cốt là cảng trung chuyển quốc tế, du lịch biển chất lượng cao, trung tâm giao thương quốc tế lớn và hiện đại của vùng duyên hải Miền Trung có tầm cỡ khu vực và quốc tế.
2. Khu kinh tế Cam Ranh
- Khu vực Bắc Bán đảo Cam Ranh (khu vực khai thác kinh tế dân sự) có tổng diện tích khoảng 1.300ha (phần đất liền không tính mặt nước). Là vùng đất có địa thế, địa hình, cảnh quản môi trường rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ mát. Du lịch là ngành kinh tế cơ bản đối với khu vực Bắc Bán đảo Cam Ranh Bãi cát thoải dài 16 km (trong đó dự kiến đưa vào khai thác du lịch khoảng 6-8km) rộng 150-250m, cát trắng, mịn phù hợp với việc nghỉ dưỡng biển, các hoạt động thể thao biển. Vùng biển không có sóng quá lớn với hướng gió thuận lợi cho tổ chức hoạt động du lịch thể thao biển.
- Vịnh Cam Ranh rộng khoảng 12.000 ha với cảnh quan đẹp phù hợp khai thác phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau.
- Các làng chài ven biển phù hợp với loại hình du lịch tham quan làng chài, sinh thái. Các cồn cát rộng phù hợp với loại hình du lịch chuyên đề, như đua xe, đi xe máy, xe đạp, bóng chuyền, bóng đá … trên các cồn cát cố định- loại hình du lịch này ít có ở Việt Nam-hoặc tham quan các đụn cát ven biển … với những cấu trúc hết sức đặc biệt và hấp dẫn về mặt cảnh quan. Đây thực sự là một trong những tài nguyên du lịch độc đáo của vùng.
- Vị trí địa lý thuận lợi và có tính chiến lược tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển du lịch, phân phối và trung chuyển khách, tổ chức các hoạt động du lịch hội nghị, hội thảo, thương mại.
- Khu vực thị xã Cam Ranh và vùng phụ cận sẽ phát triển theo hướng kinh tế tổng hợp, trong đó ưu tiên phát triển các ngành chủ lực như cảng: công nghiệp, dịch vụ cảng, dịch vụ vận tải, nuôi trồng chế biến thủy sản, du lịch… Tại đây sẽ hình thành một số khu công nghiệp tập trung để phát triển các ngành chế biến thủy sản xuất khẩu,
Trang 22
chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp nhẹ (may, mặc, giầy da…) phục vụ xuất khẩu và cung ứng cho căn cứ quân sự Cam Ranh.
I.3.4. Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới giao thông tỉnh Khánh Hoà có 4 loại hình: đường hàng không, đường sắt, đường thuỷ, đường bộ. Đó là lợi thế Khánh Hoà có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện, giao lưu trong nước và quốc tế về các lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hoá.
1. Cảng biển
a. Cảng Ba Ngòi: ở thị xã Cam Ranh, cảng có cầu tàu dài 110m, rộng 15m, độ sâu trung bình trước bến là 8,5m, cho phép tàu có tải trọng 1 vạn tấn có thể cập bến, riêng khu vực vùng nước trước cảng có độ sâu 10,5m, tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 tấn ra vào cảng an toàn, công suất bốc dỡ 450.000 tấn/năm. Trong quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Nam Trung Bộ, cảng Ba Ngòi được xác định là cảng đa năng, phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Khánh Hòa và vùng phụ cận.
b. Cảng Nha Trang: hiện được sử dụng là cảng đa chức năng phục vụ du lịch, vận tải hành khách và chuyển tải hàng hoá các loại. Cảng có chiều dài cầu tàu 172m, rộng 20m, độ sâu trước bến cảng là 8,5m. Công suất bình quân hàng năm là 6000 hành khách, công suất bốc dỡ 800.000 tấn/năm.
c. Cảng Hòn Khói: nằm trên bán đảo Hòn Khói, phía Nam vịnh Vân Phong, cách Quốc lộ 1 khoảng 12m, là cảng chuyên dùng xuất muối kết hợp với cảng hàng hóa, công suất khoảng 10 vạn tấn/năm. Hiện nay cảng có một cầu tàu 70m x 10m, độ sâu trước bến là 3,2m, chỉ cho phép các tàu nhỏ (<1000 T) cập bến như sà lan, tàu Lash... Trong tương lai, cảng Hòn Khói sẽ được đầu tư nâng cấp thành cảng đa chức năng để tiếp nhận tàu trên 2.000 tấn. Là cảng vận chuyển hàng hóa xuất khẩu.
d. Cảng trung chuyển Container quốc tế Vân Phong: tại khu vực Đầm Môn đã được Chính Phủ phê duyệt. Đến năm 2010, nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng tại bờ phía Đông của vũng Cổ Cò và về phía Bắc của đảo Hòn Ông. Cảng phải được xây dựng hiện đại với phương án công nghệ sử dụng cần cẩu container chuyên dụng và hệ thống nâng hạ trên bãi. Bến được thiết kế bảo đảm có thể tiếp nhận tàu container 4.000 – 6.000 TEUs cập bến. Tổng diện tích cảng 118 ha được xấy dựng trên mặt bằng 1.680m x 550m. Phấn đấu năng lực thông qua có thể lên tới khoảng 10 triệu tấn (tương đương với khoảng 1,0 triệu TEU). Sự hình thành cảng trung chuyển quốc tế ở vịnh Vân Phong chắc chắn sẽ làm thay đổi bố cục cảng biển Việt Nam.
2. Sân bay
Sân bay Cam Ranh nằm ở phía Bắc bán đảo Cam Ranh, cách Tp. Nha Trang khoảng 30 Km, có 4 đường băng dài 3.040m, đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2004. Trong tương lai cảng hàng không Cam Ranh sẽ được xây dựng thành cảng hàng không quốc tế, có thể đón 1 triệu khách vào năm 2010 và khoảng 2 triệu khách vào năm 2020 để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của cả khu vực Nam Trung Bộ, đặc biệt đối với phát triển du lịch
3. Đường sắt
Trang 23
Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy dọc tỉnh Khánh Hòa, dài khoảng 149,2 km, qua thành phố Nha Trang và hầu hết các huyện trong tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 12 ga đường sắt, các ga dọc tuyến là ga hỗn hợp, chỉ có ga Nha Trang là ga chính, có quy mô
lớn làm nhiệm vụ trung chuyển hành khách và hàng hóa từ Lâm Đồng, Buôn Ma Thuột tới các tỉnh phía Bắc và phía Nam.
4. Đường bộ
Các tuyến đường đối ngoại: Đường Quốc lộ IA chạy suốt chiều dài của tỉnh, Quốc lộ 26 nối với Đăk lăk. Tuyến đường mới nối Nha Trang với Đà Lạt khánh thành năm 2005 đã rút ngắn khoảng cách Nha Trang đi Đà Lạt còn 140 km.
Đường nội tỉnh: Đường Nguyễn Tất Thành nối sân bay Cam Ranh với Tp.
NhaTrang, đường Phạm Văn Đồng nối đường Trần Phú ra QL 1A, đường Khánh Bình – Ninh Xuân nối từ Quốc lộ 26 về Khánh Vĩnh …đã tạo được các tuyến giao thông thông suốt trong tỉnh.
5. Bưu chính viễn thông
Khánh Hòa sử dụng hệ thống tổng đài điện tử kỹ thuật hiện đại, các huyện đều có tổng đài số, mạng điện thoại phủ kín 100% các xã. Điện thoại di động được sử dụng rãi ở thành phố Nha Trang và các huyện thị trong toàn tỉnh
6. Cấp điện
Khánh Hòa sử dụng nguồn điện của mạng quốc gia 220 KV, có nguồn điện diezen dự trữ, đáp ứng đủ mọi nhu cầu về điện cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. Toàn tỉnh đã phủ điện 100% đến các xã.
7. Hệ thống cấp nước
TP Nha Trang có Nhà máy nước công suất 70.000m3/ngày – đêm, các thị xã, thị trấn đều có nhà máy nước đảm bảo cấp nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
(Nguồn: Cục Thống Kê tỉnh Khánh Hoà) 9 Nhận xét về tổng thể Khánh Hoà:
Với địa hình tạo ra cảnh quan thiên nhiên phong phú, Khánh Hoà không chỉ phát triển về du lịch – dịch vụ mà còn phát triển về các ngành công nghiệp mũi nhọn, kinh tế trọng điểm từng khu vực, thị trường BĐS, … Vận dụng các thế mạnh vốn có sẽ tạo nên sự kết nối hoàn hảo trong nền kinh tế đa lĩnh vực của Khánh Hoà.
Trang 24