CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1.3. Năng suất lao động trung bình và cơ cấu lao động
Trong giai đoạn 2010-2016, năng suất lao động (NSLĐ) của tỉnh Quảng Ngãi tăng liên tục, bình quân tăng 6,04%/năm. Trong đó, NSLĐ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 10,4%, năng suất lao động ngành dịch vụ tăng 5,78%, riêng NSLĐ ngành công nghiệp và xây dựng mặc dù cao nhất trong 03 lĩnh vực, nhƣng tốc độ tăng năng suất lao động bình quân khu vực này lại giảm 0,73% và có chiều hướng giảm dần từ năm 2014. Nguyên nhân chính là do sản lƣợng, giá cả dầu thô giảm nên kéo theo tổng sản phẩm ngành công
nghiệp – xây dựng giảm mạnh.
Hình 2.5. Năng suất lao động phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2016 (theo giá hiện hành)
NSLD ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản mặc dù có cải thiện qua hàng năm nhƣng vẫn ở mức thấp, chỉ bằng khoảng ẳ NSLĐ trong ngành cụng nghiệp – xõy dựng và bằng khoảng ẵ năng suất của ngành dịch vụ.
Lý giải NSLĐ của Quảng Ngãi thấp do nhiều nguyên nhân: những ngành có NSLĐ thấp lại chiếm tỷ trọng lao động cao (lao động khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 43% tổng lao động có việc làm năm 2016); chất lƣợng lao động mà biểu hiện trước hết ở tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn rất thấp (theo số liệu Tổng Cục thống kê, đến cuối năm 2016 có khoảng 80,6% lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế của Quảng Ngãi chƣa qua đào tạo). Năng suất thấp là yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế cả về tốc độ và tính bền vững của tăng trưởng. Đây cũng là vấn đề đáng lo ngại đối với khả năng cạnh tranh của Quảng Ngãi trong bối cảnh tăng cường hội nhập.
So sánh giữa các khu vực kinh tế, thì khu vực kinh tế tƣ nhân có NSLĐ thấp nhất, khu vực kinh tế nhà nước có NSLĐ bình quân cao chủ yếu phụ thuộc vào Nhà máy lọc dầu, còn năng suất trong khu vực FDI tuy rất cao
nhƣng lƣợng lao động không nhiều và ít tác động đến NSLĐ chung cả tỉnh.
Trong giai đoạn 2010 – 2016, NSLĐ khu vực tƣ nhân tuy thấp nhƣng có xu hướng tăng dần; đối với 02 khu vực nhà nước và FDI có xu hướng giảm dần từ năm 2013, kéo theo năng suất chung của Quảng Ngãi có xu hướng giảm.
Hình 2.6. NSLĐ ở các khu vực kinh tế giai đoạn 2010-2016 (giá HH) Theo mô hình phân tích dịch chuyển cấu phần năng suất và lao động của Jan Fagerberg (2000) tốc độ tăng trưởng năng suất thể hiện bởi phương trình:
dP = ∑i (Pi0dSi + dPidSi + Si0dPi) (2.1) Theo đó, dP là tổng thay đổi năng suất của nền kinh tế.
i = 1, 2, 3 đại diện cho các khu vực kinh tế 1, 2 và 3.
Pi là năng suất thành phần của các khu vực.
Si là tỉ trọng lao động của mỗi khu vực so với nền kinh tế.
Pi0dSi: Hiệu ứng tĩnh là sự chuyển dịch lao động từ khu vực năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao, là bước đầu tiên của quá trình dịch chuyển.
dPidSi: Hiệu ứng động là sự chuyển dịch lao động từ khu vực có tốc độ tăng trưởng năng suất thấp sang khu vực có tốc độ tăng trưởng năng suất cao, bước thứ hai của quá trình dịch chuyển.
Si0dPi: Hiệu ứng nội ngành là sự thay đổi năng suất trong ngành.
Hình 2.7. Dịch chuyển cơ cấu lao động và thay đổi năng suất Quảng Ngãi giai đoạn 2009-2016 (giá so sánh 2010)
Thay các giá trị GDP và cơ cấu lao động của Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2016 vào phương trình (1) ta có NSLĐ bình quân đầu người của cả 3 khu vực tăng 28,5 triệu đồng từ 31,1 triệu đồng lên 59,6 triệu đồng. Trong đó hiệu ứng nội ngành đóng góp lớn nhất là 15,5 triệu đồng, hiệu ứng tĩnh đóng góp 12,35 triệu và hiệu ứng động đóng góp 1,02 triệu đồng.
Giải pháp nâng cao năng suất nội ngành đặc biệt quan trọng, vì nếu chỉ chuyển dịch cơ cấu ngành một cách cơ học, lao động từ những ngành có NSLĐ thấp chuyển dịch sang ngành có NSLĐ cao sẽ làm giảm tốc độ tăng NSLĐ tại những ngành này.
Hình 2.8. Tỷ lệ lao động so với dân số Quảng Ngãi giai đoạn 2007-2016 Tỷ trọng lao động so với tổng dân số trong giai đoạn 2007 - 2016 tăng đều qua các năm, chiếm tỷ trọng từ 55 - 60% tổng dân số. Hệ số co giãn (e)
giữa tốc độ tăng lao động so với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ngày càng giảm, cho thấy chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng phụ thuộc vào chất lƣợng lao động chứ không phải phụ thuộc đơn thuần tăng số lƣợng lao động. Nhƣng hệ số này khá lớn, nên chƣa giải thích đầy đủ nội dung trên.
Hình 2.9. Cơ cấu lao động Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2016
Cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi đáng kể. Có sự dịch chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nếu nhƣ trong năm 201, tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp vẫn còn chiếm đến 58%, ngành công nghiệp chiếm 21% và dịch vụ chiếm 21%, thì đến 2016, tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm chỉ còn 43%, tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp tăng lên 30%.