CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH QUẢNG NGÃI
3.2.5. Khuyến khích phát triển kinh tế dân doanh; nâng cao NLCT doanh nghiệp trên địa bàn
- Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi tối đa cho các DN tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều chỉnh hành vi, thái độ của cơ quan công quyền, khắc phục tình trạng phân biệt đối xử với DN. Đơn giản hóa, minh bạch và công khai thủ tục hành chính. Ban hành và triển khai sâu sát, đồng bộ các chính sách hỗ trợ DN.
Hỗ trợ, tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay cho DN, trong đó hệ thống ngân hàng là một kênh tài chính quan trọng.
- Khai thác chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia để triển khai các chương trình hỗ xúc tiến thương mại tại địa phương. Phối hợp với các Hiệp hội hoặc các tổ chức tƣ nhân, tổ chức các cuộc khảo sát thị trường hay hội chợ, triển lãm chuyên ngành trong và ngoài nước, xúc tiến hơn nữa chiến dịch đưa hàng hóa về nông thôn, khuyến khích người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
- Xây dựng các chương trình hoạt động cụ thể khuyến khích đổi mới công nghệ theo các chương trình hỗ trợ của quốc gia. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động hỗ trợ DN của các Trung tâm dịch vụ công;
thiết lập hệ thống thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động tƣ vấn trong các lĩnh vực.
3.2.6. Lấy cụm ngành làm trung tâm phát triển công nghiệp
- Nghiên cứu, định hướng mô hình phát triển công nghiệp của tỉnh thông qua chính sách lấy cụm liên kết ngành làm trung tâm. Qua cơ sở lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn cho thấy: việc đầu tƣ phát triển công nghiệp có trọng tâm, trọng điểm và từng bước hình thành cụm liên kết ngành có lợi sẽ thúc đẩy gia tăng năng suất, đổi mới, thương mại hóa, hợp tác giữa DN và thể chế (Porter, 2008), gia tăng khả năng cạnh tranh của địa phương, tạo “hệ sinh thái” thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư. Cụ thể, trước mắt tập trung phát triển 02 cụm liên kết ngành mạnh của Quảng Ngãi là cụm ngành lọc hóa dầu và các sản phẩm từ đường.
3.2.7. Xúc tiến thu hút đầu tƣ
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư có trọng điểm, trọng tâm, nhất là chú trọng vào các Cụm ngành xác định là lợi thế của tỉnh.
Biên soạn tài liệu giới thiệu môi trường đầu tư, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để làm căn cứ xúc tiến, thu hút đầu tư. Quảng bá hình ảnh, marketing môi trường đầu tư trên các
phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư tại các thị trường nước ngoài tiềm năng, đã xuất hiện nhóm nhà đầu tƣ của quốc gia đó trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các quốc gia nhƣ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan,…;
những quốc gia có tiềm lực, thế mạnh về lọc hóa dầu nhƣ Hà Lan, Đức, Mỹ, Malaysia, Singapore. Đồng thời tham gia có hiệu quả cùng các đoàn của Chính phủ, Bộ ngành đi vận động đầu tư nước ngoài; chuẩn bị thông tin, danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ có trọng điểm, trọng tâm và đặt mục tiêu cụ thể rõ ràng đối với các ngành nghề, lĩnh vực kêu gọi đầu tƣ. Không tham gia vận động, thu hút đầu tƣ một cách chung chung.
- Xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ trong công tác xúc tiến đầu tƣ: Chủ động thiết lập quan hệ và trao đổi thông tin với các cơ quan ngoại giao, kinh tế, thương mại của các nước như JETRO (Nhật Bản), AUSAID (Úc), KOTRA (Hàn Quốc, GTZ (Đức), JICA (Nhật)… Xác định chọn nhà đầu tƣ, ngành thu hút đầu tƣ chứ không phân tán, dàn trải mục tiêu thu hút đầu tƣ. Phối hợp, hỗ trợ với các nhà đầu tƣ kinh doanh hạ tầng nhƣ VSIP xúc tiến thu hút đầu tƣ
3.2.8. Liên kết phát triển kinh tế với các địa phương trong Vùng - Ƣu tiên tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu, có tính liên kết khả thi cao như: Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ liên tỉnh, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng đường cao tốc Quảng Ngãi – Đà Nẵng, đường ven biển; phối hợp đầu tƣ, xây dựng hạ tầng và sản phẩm du lịch chung của Vùng KTTĐMT, như phát triển, mở rộng Con đường di sản miền Trung có kết nối điểm đến ở Quảng Ngãi (cụ thể là công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn, dự kiến trình Ủy ban UNESCO trong quý III/2018); phát triển kinh tế biển và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển; Phát triển mạnh ngành khai thác và chế biến thủy sản, cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, chú trọng nhân lực phục vụ phát triển du