Đánh giá môi trường kinh doanh qua chỉ số PCI

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi (Trang 74 - 87)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI

2.4. NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP

2.4.2. Đánh giá môi trường kinh doanh qua chỉ số PCI

Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của Quảng Ngãi dựa trên cơ sở phân tích kết năng lực điều hành của chính quyền địa phương, khả năng tiếp cận nguồn lực, dịch vụ hỗ trợ DN, môi trường kinh tế vĩ mô của Quảng Ngãi, đồng thời so sánh với các địa phương trong Vùng duyên hải miền Trung. Để đánh giá thực trạng năng lực điều hành của chính quyền Quảng Ngãi, sử dung các chỉ tiêu cơ bản của Chỉ số NLCT Cấp tỉnh (PCI) đƣợc

Phòng Công nghiệp Việt Nam công bố hàng năm.

Trong giai đoạn 2007 – 2010, khi chỉ số PCI bắt đầu đƣợc công bố, Quảng Ngãi là một trong những tỉnh nằm trong Nhóm “trung bình”, đứng ở vị trí gần cuối của bảng xếp hạng về kết quả đánh giá môi trường kinh doanh.

Bắt đầu từ năm 2011, thứ hạng Quảng Ngãi có sự tiến bộ rõ rệt, xếp vị trí thứ 18/63 tỉnh, nằm trong nhóm “Tốt”5 và đạt kết quả tốt nhất trong năm 2013 khi xếp vị trí thứ 7/63 địa phương, nằm trong nhóm “Rất tốt”, cho thấy có sự chuyển biến rõ rệt trong việc cải thiện môi trường đầu tư của Quảng Ngãi.

Trong các năm tiếp theo (2014-2016), vị trí xếp hạng Quảng Ngãi có xu hướng giảm và nằm trong nhóm “Khá”. Kết quả này xuất phát từ 02 nguyên nhân chủ yếu: Một là do Quảng Ngãi chƣa thực sự nỗ lực thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư, dẫn đến kết quả chưa bền vững; nguyên nhân thứ 2, có thể do các địa phương khác thực hiện tốt hơn.

Hình 2.22. Xếp hạng chỉ số PCI năm 2016 - Vùng duyên hải miền Trung Kết quả đánh giá Chỉ số PCI 2016 các địa phương Vùng DHMT, Quảng Ngãi đứng vị trí thứ 7/12 và thấp nhất trong các tỉnh Vùng KTTĐMT. Trong đó, Đà Nẵng ở nhóm “Rất tốt”, Quảng Nam và Bình Định ở nhóm “Tốt”.

Nhìn vào Hình 2.22 và Bảng 25 (Phụ lục VII) biểu diễn xếp hạng của

5 Tùy theo năm mức độ phân nhóm có khác nhau.

Rất tốt Tốt

Khá

các chỉ số thành phần cấu thành chỉ số PCI Quảng Ngãi trong giai đoạn 2008 - 2016 thì trong những năm gần đây nhất (2014 – 2016), có 04 chỉ số thành phần: Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo, Gia nhập thị trường, Tiếp cận đất đai và Chi phí không chính thức bị đánh giá thấp (vị trí xếp hạng lớn), trong đó, chỉ số Tiếp cận đất đai và Chi phí không chính thức trong 3 năm liên tiếp giảm điểm và giảm bậc, xếp hạng dưới mức trung bình của cả nước.

Hình 2.23. Phân bố các chỉ số thành phần PCI Quảng Ngãi 2008-2016 Trong các chỉ số thành phần đạt kết quả tốt và duy trì trong thời gian dài là các chỉ số: Tính minh bạch, Thiết chế pháp lý, Đào tạo lao động. Nhóm chỉ số thành phần có biến động không ổn định là các chỉ số: Hỗ trợ DN, Chi phí về thời gian. Đây là những chỉ tiêu có độ nhạy cảm cao và dễ biến động. Điều này cho thấy, năng lực điều hành của chính quyền tỉnh Quảng Ngãi qua cảm nhận của khối DN tư nhân có xu hướng giảm sút và còn nhiều bất cập.

a. Chỉ số Tính minh bạch

Tính minh bạch là chỉ số thứ hai, ngoài chính sách lao động, có trọng số cao nhất trong việc tính toán PCI (20%) và tác động trực tiếp đến quyết định đầu tƣ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Chỉ số Tính minh bạch của Quảng Ngãi luôn có vị trí tương đối ổn định trong các năm gần đây

và nằm ở nhóm “Tốt”. Chỉ số này đạt vị trí tốt nhất trong năm 2014 (vị trí thứ 03/63 địa phương). Cổng thông tin điện tử của Quảng Ngãi được đánh giá ở vị trí khá tốt, đáp ứng nhu cầu thông tin của DN, người dân và có thể xem đây là một trong những điểm mạnh về năng lực điều hành của chính quyền.

Mặt khác, một điều đáng chú ý là có đến 66% DN đƣợc khảo sát trong năm 2016 cho rằng mối quan hệ là quan trọng và rất quan trọng trong việc có đƣợc các tài liệu kế hoạch của tỉnh và các chỉ tiêu nhƣ “tính minh bạch của các tài liệu pháp lý nhƣ quyết định, nghị định”, “tính minh bạch của các kế hoạch” đều giảm điểm so với năm 2014. Điều này đặt ra cho chính quyền Quảng Ngãi trách nhiệm đẩy mạnh việc công khai hóa và minh bạch hóa thông tin về các kế hoạch, chính sách của tỉnh. Có đến 51% DN cho rằng

“thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh”.

Hình 2.24. Một số chỉ tiêu thành phần của chỉ số Tính minh bạch (Nguồn: Số liệu điều tra của VCCI – PCI 2016) b. Chỉ số Gia nhập thị trường

Chỉ số gia nhập thị trường là chỉ số được xây dựng nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập thị trường của các DN mới thành lập giữa các tỉnh với nhau. Chi phí gia nhập thị trường Quảng Ngãi được đánh giá khá yếu, nằm dưới mức trung bình của cả nước và các tỉnh DHMT.

Hình 2.25. Khảo sát tỷ lệ DN chờ đợi hoàn tất thủ tục để hoạt động (Nguồn: Số liệu điều tra của VCCI – PCI 2016) Nếu nhƣ trong năm 2015, có đến 15% DN đƣợc khảo sát cho rằng phải mất hơn 1 tháng để hoàn thành các thủ tục để chính thức hoạt động thì đến 2016 chỉ còn 7% và không có DN nào cho rằng phải đợi đến 3 tháng để đi vào hoạt động. Đây là một trong các chỉ tiêu có tính đồng đều trong các địa phương cả nước, Quảng Ngãi cũng thực hiện tương đối tốt, tuy nhiên có nhiều địa phương thực hiện tốt hơn, dẫn đến vị trí của Quảng Ngãi trong năm 2016 thấp (thấp hơn nhiều so với kết quả tốt nhất trong năm 2013 là ở vị trí thứ 6).

Điều này phản ánh xu hướng chậm cải cách thủ tục hành chính trong điều hành của chính quyền Quảng Ngãi (Xem thêm Bảng 25, Phụ lục VII).

Hình 2.26. Đánh giá bộ phận “một cửa” trong ĐKDN 2016 – Vùng DHMT và một số địa phương

Mặc dù kết quả triển khai công tác CCHC trong việc cắt giảm thủ tục và giảm thời gian trong ĐKKD năm 2016 của Quảng Ngãi đạt kết quả khá tốt khi thời gian ĐKDN chỉ còn 2,5 ngày làm việc và giảm thời gian cấp chủ trương đầu tư dự án từ 35 xuống còn 24 ngày (báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ). Nhƣng theo đánh giá khảo sát của VCCI, cải cách TTHC tại bộ phận

“một cửa” trong đăng ký DN Quảng Ngãi còn khoảng cách khá xa so với các địa phương trong khu vực Vùng DHMT. Đáng chú ý là trình độ và thái độ của cán bộ hướng dẫn tại bộ phận này được đánh giá khá thấp. Chỉ có 33% DN cho rằng cán bộ hướng dẫn nắm chuyên môn, trong khi đó, tại Quảng Nam tỷ lệ này là 42% và đạt cao nhất là tại Đà Nẵng (57%). Mức độ áp dụng CNTT trong giải quyết TTHC đăng ký kinh doanh thấp nhất trong cả khu vực (chỉ có 21% đánh giá tốt) (Hình 2.26).

c. Chi phí về thời gian thực hiện các thủ tục hành chính

Chỉ số này tăng giảm không ổn định và nằm ở mức thấp hơn trung bình của cả nước. Liên tục trong 3 năm qua, 2014-2016, tại tỉnh trung vị, cứ 3 DN thì 1 DN (tương ứng tỉ lệ khoảng 35%) phải dành trên 10% quỹ thời gian của mình để thực hiện thủ tục hành chính, một tỉ lệ cao kỷ lục trong khảo sát PCI.

Trước đây, tỉ lệ này chỉ khoảng 1/5, hoặc đôi khi 1/10 (năm 2011).

Có 70% DN trả lời bị thanh tra và có đến 9% DN trả lời bị thanh tra đến 4 lần trong năm 2016. Cơ quan thuế đứng đầu trong danh sách các cơ quan của nhà nước thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra DN, tiếp theo là các cơ quan quản lý về an toàn, phòng chống cháy nổ và quản lý thị trường xếp thứ tự tiếp theo. Và có đến 51% DN trả lời là có đƣa quà cáp cho cán bộ thanh, kiểm tra. Và trong thực tế, khả năng tỷ lệ này lớn hơn nhiều so với khảo sát, vì DN có mức độ ngại phản ánh điều này (dù là thông qua phiếu khảo sát).

Đối với các chỉ tiêu nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của công tác cải cách hành chính, kết quả điều tra năm 2016 cho thấy DN đánh giá tương đối tốt nhưng so với năm 2015, cụ thể: 60% DN khẳng định cán bộ nhà nước làm

việc hiệu quả hơn (so với kết quả năm 2015 là 70%); tương ứng có 41% DN đánh giá thủ tục, giấy tờ đơn giảm (so với kết quả năm 2015 là 56%). Kết quả điều tra cũng cho thấy DN phản ảnh những thủ tục hành chính phiền hà nhất đối với DN liên quan nhiều đến thủ tục kê khai và quyết toán thuế, nộp tờ khai hải quan, thủ tục bảo hiểm xã hội, mua hóa đơn thuế, xin cấp phép và thay đổi giấy phép, đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế cá nhân…

d. Chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo địa phương

Chỉ số này đo lường cảm nhận của DN về sự sáng tạo và xử lý linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật của địa phương và khả năng đi đến các sáng kiến, biện pháp tiên phong nhằm giải quyết những khó khăn mà các DN tƣ nhân gặp phải. Đối với chỉ số này, trong giai đoạn 2014-2016, Quảng Ngãi luôn nằm nhóm 10 tỉnh thấp nhất của cả nước. Năm 2016 tuy có cải thiện so với 2014 nhưng không đáng kể (xếp ở vị trí 58/63 địa phương). Trong năm 2016, địa phương dẫn đầu chỉ số này trên cả nước là Đà Nẵng với 7,06 điểm. Quảng Nam và Bình Định là 02 địa phương nằm trong Vùng KTTĐMT cũng được đánh giá khá cao khi xếp vị trí lần lƣợt là 8 và 12.

Hình 2.27. Một số chỉ tiêu thành phần của chỉ số Tính năng động, tiên phong lãnh đạo tỉnh

(Nguồn: Số liệu điều tra của VCCI – PCI 2016)

Năm 2016, Quảng Ngãi có hai chỉ tiêu thành phần giảm giảm so với năm trước đó là: tính năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh (43% đồng ý, so với 50% đồng ý trong năm 2015) và 61% DN đồng ý với ý kiến UBND tỉnh linh hoạt động khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN tư nhân (năm 2015, tỷ lệ này là 67%).

Điều này đặt ra cho chính quyền Quảng Ngãi nhiệm vụ điều chỉnh các chính sách, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của khối kinh tế tƣ nhân.

e. Chỉ số Thiết chế pháp lý

Chỉ số “Thiết chế pháp lý” nhằm đánh giá cảm nhận của DN đối với hệ thống pháp lý tại địa phương cũng như lòng tin đối với tòa án và chính quyền tỉnh trong giải quyết tranh chấp. Đây cũng là một trong chỉ số mà Quảng Ngãi đạt kết quả đánh giá tốt nhất, duy trì trong thời gian dài nằm trong nhóm “Rất tốt” (vị trí 2 đến 3/63 địa phương). Chỉ số Thiết chế pháp lý năm 2016 (xếp ở vị trí 24/63 địa phương) giảm so với các năm trước do các chỉ tiêu liên quan việc tin tưởng của các DN ngoài quốc doanh sử dụng công cụ pháp lý để giải quyết tranh chấp và sự tin tưởng vào phán quyết của Tòa án cấp tỉnh giảm.

Nhất là tỷ lệ DN đồng ý các cơ quan trợ giúp pháp lý hỗ trợ DN dùng luật để khởi kiện khi có tranh chấp giảm mạnh (từ 75% xuống còn 57%).

Hình 2.28. Một số chỉ tiêu thành phần chỉ số Thiết chế pháp lý

(Nguồn: Số liệu điều tra của VCCI – PCI 2016) g. Chỉ số Chi phí không chính thức

Trong giai đoạn 2012 – 2016, chỉ số này ngày càng bị đánh giá thấp, từ vị trí xếp hạng thứ 7 năm 2012, thì đến năm 2016, vị trí này xếp đến vị trí thứ 47. Kết quả điều tra DN tại Quảng Ngãi về chỉ tiêu này cho những kết quả rất hạn chế: Tỷ lệ DN cho rằng các DN cùng ngành trả chi phí không chính thức tăng từ 46% năm 2013 lên 67% năm 2016; tỷ lệ % DN cho rằng hiện tƣợng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục là phổ biến tăng từ 47% lên 70% năm 2016, cao nhiều lần so với trung bình của cả nước và so với các tỉnh lân cận.

Hình 2.29. Một số chỉ tiêu thành phần chỉ số Chi phí không chính thức Sự yếu kém của chỉ tiêu này đặt ra một thách thức đối với chính quyền Quảng Ngãi trong việc nâng cao đạo đức công chức và tăng khả năng kiểm soát đối với cán bộ công chức.

h. Chỉ số Tiếp cận đất đai

Đây là một chỉ số cực kỳ quan trọng, phản ánh khá rõ ràng về tính thực thi cam kết của chính quyền với DN. Tiếp cận đất đai Quảng Ngãi đạt kết quả tốt nhất ở vị trí 17 trong năm 2011, ở nhóm “Khá”. Trong giai đoạn 2013 – 2016, vị trí xếp hạng chỉ số này liên tục bị đánh giá thấp, năm 2016 xếp ở vị trí 51, giảm tới 27 bậc so với năm 2013 (vị trí 24). Năm 2016, các DN tham gia điều tra năm này cho rằng rủi ro bị thu hồi đất của họ ở mức cao kỉ lục (1,73 điểm). Việc tiếp cận và thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai để

thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Hình 2.30. Mức độ khó khăn khi thực hiện TTHC về đất đai 2015, 2016 (Nguồn: Số liệu điều tra của VCCI – PCI 2016) Qua khảo sát của VCCI có đến 79% DN gặp khó khăn trong việc này, trong đó, đối với DN công nghiệp và DN Nông lâm nghiệp, thủy sản thì tỷ lệ trả lời là “có” lên đến 100%. Xét về quy mô DN thì tỷ lệ này ở DN có quy nhỏ là 80%, DN có quy vừa ở mức 50%. Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh thực trạng về tiếp cận đất đai của DN trên địa bàn tỉnh và có dấu hiệu ngày càng gia tăng.

Hình 2.31. Chỉ số thành phần của Chỉ số tiếp cận đất đai 2016 – Vùng DHMT và một số địa phương

Qua khảo sát của VCCI, tỷ lệ % DN tại Quảng Ngãi không gặp cản trở khi tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh khá thấp (22%) trong khi đó, tỷ lệ này tại các địa phương như Đà Nẵng, Huế đạt kết quả tốt nhất (37%), Quảng Nam (34%). Một số địa phương được đánh giá cao trên cả

nước như Bình Dương, Đồng Tháp giải quyết khá tốt vấn đề này (đạt 41%).

Có một thực trạng diễn ra ở Quảng Ngãi, đó là, cấp tỉnh thống nhất chủ trương về đầu tư dự án, tuy nhiên, khi DN đi vào thực hiện thì gặp rất nhiều khó khăn, khi xuống địa phương thì gặp không ít trở ngại từ phía chính quyền và người dân, có DN thực hiện việc thuê đất kéo dài hơn 3 năm, phải trải qua nhiều địa điểm, làm việc với rất nhiều cơ quan, ban ngành nhƣng chƣa giải quyết đƣợc bài toán mặt bằng cho DN đầu tƣ.

i. Chỉ số Cạnh tranh công bằng

Hình 2.32. Kết quả khảo sát ý kiến về ưu ái DN FDI

(Nguồn: Số liệu điều tra của VCCI – PCI 2016) Chỉ số thành phần này bắt đầu đƣợc đƣa vào khảo sát, đánh giá từ năm 2013. Kết quả điều tra PCI tại các chỉ tiêu gốc 2006-2016 vẫn tồn tại một “sân chơi” chƣa bình đẳng giữa các DN tại các tỉnh, thành phố Việt Nam. Thiệt thòi nhất vẫn là nhóm DN dân doanh nhỏ và vừa.

Tại Quảng Ngãi, trong khảo sát PCI trong hai năm (2015, 2016), hơn 38% DN vẫn cho biết “tỉnh ƣu ái cho các tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước gây khó khăn cho DN”, tăng 6% (có ý nghĩa về mặt thống kê) so với năm 2013. Đồng thời, hơn 52% DN đồng ý “tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài hơn là phát triển khu vực tư nhân trong nước”; có đến 42% DN cho

rằng DN FDI gặp nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận đất đai tại tỉnh. Ngoài ra, các DN cũng cho răng hoạt động của các DN FDI nhận đƣợc nhiều quan tâm, hỗ trợ hơn từ tỉnh (tỷ lệ 25%).

Hình 2.33. Kết quả khảo sát ý kiến về ưu ái DNNN

(Nguồn: Số liệu điều tra của VCCI – PCI 2016) Không chỉ đối với DN FDI, DN địa phương cũng tin rằng chính quyền tỉnh thể hiện rõ sự ƣu tiên các DNNN trên địa bàn tỉnh. Có đến 48% DN đồng ý với ý kiến tỉnh ưu ái cho các tổng công ty, tập đoàn của Nhà nước gây khó khăn cho DN của mình (so với năm 2015 là 39%). Có tới 41% DN cho rằng việc thuận lợi trong tiếp cận đất đai là đặc quyền dành cho các tập đoàn kinh tế Nhà nước, tăng 15% so với đánh giá năm 2015.

k. Chỉ số cơ sở hạ tầng

Chỉ số cơ sở hạ tầng hợp thành bởi 4 chỉ số thành phần, đánh giá chất lượng của: (1) Khu công nghiệp; (2) Đường giao thông; (3) Các dịch vụ năng lƣợng và điện thoại; và (4) Dịch vụ Internet. Nhiều DN cho biết, cơ sở hạ tầng đƣợc coi là yếu tố quan trọng trong quyết định lựa chọn địa điểm đầu tƣ.

Qua so sánh điểm số và xếp hạng, các DN đánh giá Đà Nẵng có chất lƣợng tốt nhất về cơ sở hạ tầng trong Vùng KTTĐMT, tiếp theo là Thừa

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi (Trang 74 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)