Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1.4. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội

Hình 2.10. Tỷ trọng vốn đầu tư/GRDP (theo giá hiện hành)

Tại Hình 2.10, cho thấy tỷ lệ vốn đầu tƣ/GRDP hàng năm ngày càng có xu hướng giảm. Tỷ lệ này đạt cao nhất trong giai đoạn 2006 – 2009, là giai đoạn đầu tƣ Nhà máy lọc dầu Dung Quất (hơn 3 tỷ USD), khi đó, sản phẩm Quảng Ngãi chủ yếu là nông nghiệp nên GRDP đạt ở mức thấp. Đến 2016, tỷ lệ vốn đầu tƣ/GRDP còn khoảng 30%, cho thấy sự gia tăng chất lƣợng vốn đầu tƣ vào các ngành sản xuất đã mang lại một số kết quả nhất định.

Hình 2.11. Tỷ trọng vốn đầu tư vào các ngành kinh tế giai đoạn 2010-2016 (giá hiện hành)

Nhìn Hình 2.11 cho thấy trong giai đoạn 2005-2016, tỷ trọng vốn đầu tƣ vào các ngành kinh tế có sự thay đổi rõ rệt. Trong đó, vốn đầu tƣ vào 02 lĩnh vực Công nghiệp và Dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Nhất là đầu tƣ vào ngành Dịch vụ, có sự gia tăng tỷ trọng đáng kể, nếu nhƣ năm 2010, tỷ trọng dịch vụ chỉ hơn 18%, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm đến 79% thì đến 2016, tỷ trọng đầu tƣ giữa 02 lĩnh vực trên gần nhƣ bằng nhau và tổng đầu tƣ cho 02 lĩnh vực chiếm hơn 95% tổng đầu tƣ toàn xã hội, đầu tƣ vào lĩnh vực Nông lâm nghiệp và thủy sản chỉ khoảng 4%. Tuy nhiên, đây cũng một dấu hiệu chƣa thực sự phù hợp đối với kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi, khi lĩnh vực công nghiệp chƣa thực sự phát triển (chủ yếu phụ thuộc vào dầu) thì đã có sự chuyển dịch đầu tƣ sang lĩnh vực dịch vụ (lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng thấp

và khu vực này thể hiện sự chi tiêu là chủ yếu), trong khi đó, lĩnh vực dịch vụ không phải là thế mạnh của Quảng Ngãi trong thời điểm hiện tại.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ, ta sử dung hệ số ICOR hay còn gọi là hệ số tăng vốn - sản lƣợng. Hệ số này phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn tăng thêm để tạo ra một đơn vị tăng thêm của GRDP. Vốn là nhân tố quan trọng nhất tạo ra tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là một nền kinh tế phát triển dựa nhiều vào vốn nhƣ Việt Nam. Theo cách tính ICOR giai đoạn của Ngân hàng Thế giới (WB) ta có công thức sau: Icor0,t=∑V0, t-1/(GRDPt – GRDP0).

Theo số liệu từ Bảng 13 (Phụ lục VII), ta có kết quả nhƣ sau:

Icor2010 – 2016 chung: 4,2

Icor2010 – 2016 khu vực nhà nước: 5,29 Icor2010 – 2016 khu vực ngoài nhà nước: 3,8 Icor2010 – 2016 khu vực FDI: 8,68

Xét cả trong giai đoạn 2010 - 2016, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là khu vực hoạt động kém hiệu quả nhất về mặt sử dụng vốn, mặc dù trên thực tế khu vực này nhận đƣợc nhiều ƣu đãi về mặt chính sách thu hút đầu tƣ và cũng là khu vực đƣợc kỳ vọng nhiều về thu hút lao động và phát triển công nghệ. Trong cả giai đoạn 2010-2016, để tạo ra 1 đồng giá trị tăng thêm, khu vực này phải bỏ ra 8,68 đồng vốn, cao gần gấp đôi so với hệ số Icor chung của cả tỉnh. Cũng cần lưu ý thêm, trong nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, khu vực FDI là khu vực có sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố khác nhƣ tận dụng nguồn nhân lực phổ thông, giá rẻ, còn công nghệ chủ yếu là lạc hậu, đã khấu hao hết.

Đứng thứ hai về mặt sử dụng vốn là khu vực Nhà nước. Trong cả giai đoạn 2010-2016, khu vực này phải bỏ ra 5,29 đồng để có đƣợc 1 đồng giá trị tăng thêm. Nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước trong năm 2016 chiếm đến 71% tổng vốn đầu tư của toàn khu vực nhà nước.

Ấn tượng nhất vẫn là khu vực ngoài Nhà nước. Mặc dù trong giai đoạn vừa qua, khu vực này chịu tác động nhiều nhất của khủng hoảng kinh tế,

chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, tiếp cận nguồn vốn vay khó khăn...

nhƣng hiệu quả sử dụng đồng vốn lại hiệu quả nhất. Trong giai đoạn 2010- 2016, mức đầu tƣ để tạo ra 1 đồng giá trị tăng thêm của khu vực này cũng chỉ là 3,08 đồng. Có thể thấy khu vực ngoài Nhà nước lại là khu vực năng động và hiệu quả nhất dù không đƣợc ƣu đãi về mặt chính sách nhƣ khu vực DN Nhà nước và FDI.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)