Hoạt động và chiến lƣợc kinh doanh của DN

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi (Trang 87 - 127)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI

2.4. NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP

2.4.3. Hoạt động và chiến lƣợc kinh doanh của DN

Với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Trung ương gắn với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp đã thúc đẩy hình thành và phát triển đội ngũ DN trên địa bàn tỉnh. Thông qua các cơ chế, chính sách của Quảng Ngãi về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, ưu đãi, thu hút đầu tư, đất đai, thuế, các chương trình hỗ trợ DN…

ngày càng thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân và các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ, mở rộng hoạt động kinh doanh. Đội ngũ DN trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ về số lƣợng, qui mô đầu tƣ và cơ cấu ngành nghề đa dạng.

a. Về số lượng DN

Số DN thực tế đang hoạt động trong các ngành Kinh tế tính đến 31/12/2015 là 2.811 DN, tăng 435 DN so năm 2011, bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 tăng 4,4% (trung bình hàng năm có hơn 108 DN đƣợc thành lập và đi vào hoạt động). Trong đó, khối DN ngoài nhà nước là tăng mạnh nhất, tăng 433 DN; số lƣợng DN FDI có tăng nhƣng không đáng kể, trong 5 năm chỉ tăng 7 DN; DN nhà nước được đẩy mạnh cổ phần hóa nên số lượng ngày càng giảm (đến cuối 2015 còn 41 DN nhà nước trên địa bàn tỉnh).

Bảng 2.6: Tổng hợp số lượng DN Quảng Ngãi giai đoạn 2011 – 2015

Nội dung

Số lƣợng DN

2011 2012 2013 2014 2015 I. Theo khu vực 2.366 2.399 2.592 2.801 2.811

1. KV nhà nước 44 47 47 44 41

2. KV ngoài nhà nước 2.314 2.345 2.537 2.747 2.755

3. KV có vốn ĐTNN 8 7 8 10 15

II. Theo ngành kinh tế 2.366 2.399 2.592 2.801 2.811

1. Nông, lâm nghiệp, TS 185 190 181 192 175

2. Công nghiệp chế tạo 247 247 235 265 288

3. Xây dựng 632 640 633 688 671

4. Thương nghiệp 705 701 925 967 993

5. Khách sạn nhà hàng 84 73 68 74 60

6. Các ngành khác 513 548 550 615 624

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Ngãi) Phân theo ngành nghề kinh tế thì số lƣợng DN lĩnh vực xây dựng và thương nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đến cuối 2015, tỷ trọng DN của 02

lĩnh vực này chiếm tỷ trọng 59,19% tổng số DN trên địa bàn tỉnh. Tiếp đó, là DN trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo chiếm 10,2%. Các nhóm DN hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực nhà hàng khách sạn giảm mạnh. Số doanh nghiệp phân bổ không đồng điều giữa các địa phương trong tỉnh, chủ yếu tập trung ở các huyện đồng bằng và thị xã như:

b. Năng lực về vốn của DN

Tổng vốn của DN trên địa bàn tỉnh đến thời điểm cuối năm 2015 khoảng 15.561 tỷ đồng, tăng hơn 3.805 tỷ đồng so với năm 2011 và tăng bình quân 7,2%/năm giai đoạn 2011 -2015.

Bảng 2.7: Tài sản và nguồn vốn của DN Quảng Ngãi

Nội dung

Năm 2011 Năm 2015

Tông số Cơ cấu Tổng số Cơ cấu (tỷ đồng) (%) (tỷ đồng) (%)

Tổng tài sản 11.756 100 15.561 100

1. Khu vực nhà nước 6.756 57,47 7.644 49,12

2. Khu vực ngoài nhà nước 4.800 40,83 6.502 41,79

3. Khu vực có vốn ĐTNN 199 1,7 1.413 9,09

(Nguồn: Niêm giám thống kê Quảng Ngãi) Trong đó, khối DN nhà nước năm 2015 đạt khoảng 7.644 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 49,12% tổng nguồn vốn; DN khu vực ngoài nhà nước khoảng 6.502 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 41,79%; khối DN FDI chiếm tỷ trọng nhỏ, chiếm khoảng 9,09% tổng nguồn vốn.

Tính theo tài sản, bình quân 1 DN trong năm 2015 đạt khoảng 5,5 tỷ đồng/DN (trong đó: DN nhà nước là 186,45 tỷ đồng, DN ngoài nhà nước 2,36 tỷ đồng, DN có vốn đầu tư nước ngoài 94,25 tỷ đồng). Trong tổng số vốn của doanh nghiệp có đến cuối năm 2015 thì nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm 40,2% (3.063 tỷ đồng), số vốn còn lại chủ yếu là vốn vay huy động từ các nguồn khác.

Xét theo ngành thì DN ngành công nghiệp chế biến hiện đang là ngành chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất trong các ngành kinh tế với số vốn 3.500 tỷ đồng (chiếm 39,05%), bình quân 1 DN ngành chế biến là 25,18 tỷ đồng; tổng vốn các DN ngành xây dựng 1.592,7 tỷ đồng, chiếm 17,78% tổng số vốn.

c. Về quy mô lao động

Theo số liệu khảo sát của VCCI trong năm 2015, quy mô lao động trung bình là 13 lao động/DN thấp hơn trung bình của cả nước là 18 lao động/DN.

Với quy mô quá nhỏ thì rất khó cạnh tranh với DN ở bên ngoài và tạo ra động lực để xuất khẩu. Chỉ có 37% DN cho biết có dự kiến sẽ mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, giảm hơn 12% so với năm 2015. Tuy nhiên, tỷ lệ DN dự kiến tăng vốn đầu tư và báo lãi có chiều hướng tăng so với các năm trước. Có 16% DN dự kiến sẽ tăng vốn đầu tư và có đến 71% DN báo lãi (Bảng 26, Phục lục VI).

Nhìn chung, DN ở Quảng Ngãi nhỏ về quy mô vốn lẫn lao động. Số DN có vốn nhỏ hơn 10 tỉ đồng đến hơn 90% (Bảng 18, Phụ lục VIII) và tỷ lệ DN có số lao động nhỏ hơn 50 lao động chiếm đến 94,6% tổng số DN (Bảng 19, Phụ lục VIII).

d. Về trình độ công nghệ

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi về thực trạng trình độ công nghệ của DN Quảng Ngãi là các ngành sản xuất công nghiệp đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ phát triển, máy móc thiết bị đơn giản hoặc đã hết thời hạn khai thác công nghệ; chƣa đòi hỏi phải đồng bộ để vận hành tốt; các DN có thể tự lắp ráp hoặc sửa chữa và chế tạo một số phụ tùng thay thế.

Ở giai đoạn này, trình độ công nghệ thường là khả năng sử dụng hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài hoặc từ các địa phương như Hà Nội và thành phố HCM và tiến hành những cải tiến nhỏ để duy trì thế cạnh tranh trên

cơ sở khác biệt nhỏ của sản phẩm và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Tuy nhiên, ƣu thế này không tồn tại đƣợc lâu vì sức ép cạnh tranh quyết liệt trên thương trường đòi hỏi DN phải tăng năng suất, giảm chi phí, đa dạng hóa sản phẩm và cuối cùng phải tìm đến công nghệ có trình độ cao hơn, tuy nhiên nguồn lực của DN, nhất là DNNVV vẫn còn rất hạn chế.

Bảng 2.8. Kết quả phân tích chi tiết các thành phần công nghệ của DN Quảng Ngãi

Thành phần Chỉ số trung bình thực tế

Chỉ số trung

bình Độ lệch chuẩn

T (Máy móc thiết bị) 3,8 3,1 0,7

I (Thông tin) 3,9 2,8 1,1

H (Con người) 4,53 3,7 0,83

O (Tổ chức) 3,71 2,7 1,01

(Nguồn: Nghiên cứu đánh giá thực trạng công nghệ tỉnh Quảng Ngãi 2015) Về máy móc thiết bị: Chỉ số máy móc thiết bị ở mức trung bình và độ lệch chuẩn cao, cho biết nhiều DN đang sử dụng máy móc thiết bị lạc hậu, trong khi có một số DN đƣợc trang bị máy móc thiết bị hiện đại. Chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các DN ở các qui mô khác nhau là rất lớn.

Về con người: Chỉ số ở mức trung bình khá và cao nhất trong các thành phần công nghệ, cho thấy nhân lực của tỉnh có khả năng đáp ứng các yêu cầu của SXCN.

Về tổ chức: Chỉ số ở mức kém, không tương xứng với trình độ chung của các thành phần còn lại. Tương tự như các thành phần khác, độ lệch chuẩn cao thể hiện sự khác biệt đáng kể về trình độ tổ chức của các DN.

Về thông tin: Chỉ số thông tin ở mức trung bình và độ phân tán rất cao, cho thấy có một số DN đã đạt đƣợc trình độ thông tin cao, trong khi một số khác lại rất kém. Độ lệch chuẩn cao (1,1 so với mức trung bình là 2,8) thể

hiện sự chênh lệch rất lớn giữa các DN, nhất là các DN có quy mô nhỏ còn rất yếu, mặc dủ trình độ chung là trung bình.

Liên quan đến việc tiếp cận thông tin công nghệ, theo kết quả khảo sát bộ chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI) của VCCI thì % các DN đã sử dụng dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin cũng đã giảm dần qua các năm từ 2009 đến 2013, cụ thể:

Bảng 2.9. Chỉ tiêu DN đã từng sử dụng dịch vụ liên quan công nghệ (%)

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Đà Nẵng 67,63 63,11 67,63 31,93 31,53

Bình Định 55,22 52,63 55,22 42,42 28,75

Quảng Ngãi 47,37 51,16 47,37 43,62 36,59

Mức trung bình 36,51 52,63 36,51 29,55 29,51 (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo PCI của VCCI 2011-2015) So với 2 tỉnh thành thuộc khu vực (Đà Nẵng và Bình Định) thì tốc độ số DN đã sử dụng dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin giảm chậm hơn. Vào năm 2011 đến 2013, số lƣợng các DN có sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin tại Đà Nẵng là trên 63% và Bình Định là trên 52%; tuy nhiên đến năm 2014 và 2015, tốc độ DN sử dụng dịch vụ này bị tụt dốc rất mạnh, lần lƣợt là 31,93% và 31,53%

tại Đà Nẵng và 42,42% và chỉ còn 28,75% tại Bình Định. Trong khi đó xuất phát điểm và giai đoạn 2011-2013 Quảng Ngãi thấp hơn cả Bình Định và Đà Nẵng rất nhiều nhƣng đến năm 2015 Quảng Ngãi giữ đƣợc 36,59% cao hơn cả Đà Nẵng, Bình Định và cao hơn mức trung bình của cả nước là 29,51%.

d. Về xây dựng thương hiệu

Về công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu, ngoài một số DN mạnh như Nhà máy lọc dầu Bình Sơn, Doosan Vina và công ty Đường Quảng Ngãi đã có thương hiệu mạnh trên thị trường thì phần lớn các DN trên địa bàn vẫn chưa xây dựng đươc các thương hiệu mạnh, chưa khẳng định đươc uy tín và

khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế.

Tóm lại, các DN của Quảng Ngãi chủ yếu là DN nhỏ và vừa, không có lợi thế về vốn, lao động. Khả năng huy động vốn, nguồn lao động chất lương cao, cũng như năng lực về công nghệ, quảng bá, xây dựng thương hiệu thấp.

Cho thấy NLCT của DN Quảng Ngãi còn nhiều hạn chế.

2.4.4. Phân tích, đánh giá một số cụm ngành trên địa bàn tỉnh

Theo mô hình biểu đồ quy trình dạng đường thẳng và các điều kiện cần thiết cho một chính sách phát triển CLKN thành công của A.Kuchiki, Quảng Ngãi đã xuất hiện một số nhân tố, điều kiện hình thành một số CLKN, cụ thể:

- Về Khu Công nghiệp tiền đề: Kinh tế Dung Quất (Nhà máy lọc hóa dầu đầu tiên của cả nước); KCN Quảng Phú (Tổ hợp các công ty sản xuất sản phẩm của Công ty đường Quảng Ngãi).

- Về phát triển năng lực: Các điều kiện về cơ sở hạ tầng (nguồn nước, nguồn điện, hạ tầng viễn thông và giao thông) đƣợc đánh giá vào loại trung bình khá của cả nước. Nguồn nhân lực dồi đào, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có chiều hướng tăng cao. Trên địa bàn KKT Dung Quất có sự hiện diện của NM lọc hóa dầu Dung Quất (sản lƣợng xăng dầu từ nhà máy đáp ứng 40%

nhu cầu của cả nước). Tại KCN Quảng Phú có Công ty đường Quảng Ngãi (một trong 500 DN lớn của cả nước, với gần 10 nhà máy sản xuất các sản phẩm liên quan đến đường). Với những nhân tố, điều kiện đã được thỏa mãn, một số CLKN đang đƣợc “manh nha” đủ điều kiện để hình thành tại Quảng Ngãi.

- Về căn cứ tập trung: Một CLKN đƣợc xác định khi xuất hiện sự tập trung lớn của DN và sự liên kết giữa các ngành với nhau. Có hai yếu tố liên quan đến nhau trong khái niệm này, thứ nhất về mặt lãnh thổ (phải có sự tập trung của các DN mà không cần quá chú ý đến phạm vi của sự tập trung đó) và thứ hai liên quan đến ngành công nghiệp (có thể chỉ một ngành công

nghiệp hay có thể gồm nhiều ngành công nghiệp nhƣng có một ngành chủ đạo và giữa các ngành có mối liên kết chặt chẽ). Nhƣ vậy, có thể xem ba chỉ số tồng hợp để xác định CLKN bao gồm: Sự tập trung của các DN, sự liên kết giữa các ngành và mạng lưới liên kết đổi mới, sáng tạo. Tùy thuộc và phương pháp và số liệu sẵn có, có thể xác định đƣợc các loại hình CLKN khác nhau trong một khu vực địa lý nhất định.

Trong phạm vi Đề tài này, trong điều kiện số liệu, thông tin cho phép, sẽ sử dụng chỉ số tương đồng khu vực (LQ – Location quotient) để xác định mức độ tương đồng khu vực theo lao động và giá trị sản xuất của ngành dầu khí trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

(1) Chỉ số về mức tương đồng khu vực (LQ – Location quotient) để nhận diện các CLKN, là phương pháp phân tích định lượng dữ liệu thống kê nhằm nhận diện CLKN tiềm năng trong khu vực dựa vào mức độ tập trung của một ngành công nghiệp trong một khu vực địa lý nhất định. Phương pháp này đưa ra giả thuyết rằng tại một khu vực địa lý nhất định, nếu có sự tập trung lao động lớn vào một ngành công nghiệp nào đó thì khu vực này có tiềm năng hình thành CLKN. Mức độ tương đồng khu vực được tính bằng công thức sau:

LQLĐ = (2.2) - Trong đó:

ei: Số lao động trong ngành công nghiệp tại địa phương

e: số lao động trong tất cả các ngành công nghiệp tại địa phương Ei: Số lao động trong ngành công nghiệp dầu khí toàn quốc gia E: Số lao động trong tất cả các ngành công nghiệp toàn quốc gia LQLĐ: Mức độ tương đồng khu vực về lao động

(LQLĐ>1: Khu vực có mức độ tập trung lao động cao so với bình quân

quốc gia, nghĩa là khu vực có tiềm năng phát triển CLKN; LQLĐ<1: Khu vực có mức độ tập trung lao động thấp hơn so với bình quân quốc gia, nghĩa là khu vực đó không có tiềm năng phát triển CLKN).

Số liệu sử dụng để tính toán LQLĐ ngành dầu khí của tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2016 đƣợc lấy từ Báo cáo năm 2016 của Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn, Niên giám thống kê của Quảng Ngãi và của Tổng Cục Thống kê.

LQLĐ = ≈ 1,59

Với mức LQ ≈ 1,59 >1, KKT Dung Quất, cho thấy có mức độ tập trung lao động ngành dầu khí cao hơn so với bình quân quốc gia, nghĩa là có tiềm năng phát triển CLKN dầu khí.

(2) Bên cạnh đó, để xem xét mức độ đóng góp của ngành dầu khí cho toàn ngành công nghiệp địa phương, sử dụng công thức tính LQ đối với lao động (LQLĐ) để xây dựng công thức tính LQ đối với giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương (LQGTSX), công thức cụ thể như sau:

LQGTSX = (2.3)

- Trong đó:

oi: GTSX công nghiệp của ngành công nghiệp lọc hóa dầu tại địa phương

o: GTSX công nghiệp của toàn ngành công nghiệp tại địa phương Oi: GTSX công nghiệp của ngành công nghiệp dầu khí trên toàn quốc O: GTSX công nghiệp của toàn ngành công nghiệp trên toàn quốc LQGTSX: Mức độ tương đồng khu vực về GTSX, với:

+ LQGTSX>1: Khu vực có GTSX công nghiệp của ngành công nghiệp dầu khí cao hơn so với bình quân quốc gia, nghĩa là ngành dầu khí có đóng góp

tích cực cho hoạt động sản xuất công nghiệp của địa phương.

+ LQGTSX<1: Khu vực có GTSX công nghiệp của ngành công nghiệp dầu khí thấp hơn so với bình quân quốc gia, nghĩa là ngành dầu khí chƣa có đóng góp tích cực cho hoạt động sản xuất công nghiệp của địa phương.)

Số liệu sử dụng để tính LQGTSX cho ngành dầu khí năm 2016 tại KKT Dung Quất đƣợc tác giả lấy từ Niên giám thống kê của Quảng Ngãi và Tổng Cục Thống kê (Giá so sánh 2010), ta có:

LQGTSX = = ≈ 5,9

Với mức LQGTSX ≈ 5,9 >>1, điều này chỉ ra rằng ngành lọc hóa dầu tại KKT Dung Quất cho thấy có dấu hiệu của sự hiện diện cluster (CLKN) và lợi thế cạnh tranh nhất định.

Như vậy, qua kết quả đánh giá cho thấy tại Quảng Ngãi cho thấy có dấu hiệu hiện diện của cụm liên kết ngành dầu khí. Đây sẽ là một trong các căn cứ cần thiết để chính quyền tỉnh đƣa ra các chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển cụm liên kết ngành này góp phần nâng cao NLCT của tỉnh.

2.5. Đ NH GI CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI

2.5.1. Điểm mạnh của NLCT Quảng Ngãi

- Quảng Ngãi có tiềm năng, thế mạnh riêng có so với các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước. Trong các năm qua, kinh tế Quảng Ngãi có tốc độ tăng trưởng khá, GRDP bình quân đầu người đạt cao so với mức trung bình của Vùng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa.

- Quảng Ngãi nằm ở vị trí giao thông thuận lợi. Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năng động, điểm nổi bật nhất của Quảng Ngãi là có KKT Dung Quất nằm ở huyện Bình Sơn, cách Hà Nội và Thành phố Hồ Chí

Minh khoảng 860 km, tiếp giáp Quốc lộ 1A, cao tốc Quảng Ngãi – Đà Nẵng, đường ven biển miền Trung; đường sắt Bắc – Nam; tiếp giáp với sân bay Chu Lai; có cảng nước sâu Dung Quất có thể tiếp nhận tàu đến 70.000-100.000 DWT; là nơi đặt nhà máy lọc hóa dầu đầu tiên của cả nước. Hạ tầng KKT Dung Quất ngày càng được đầu tư đồng bộ, định hướng trở thành một khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực.

- Có cảng nước sâu Dung Quất, Quảng Ngãi có trong tay một lợi thế đặc biệt quan trọng việc thu hút các dự án công nghiệp nặng quy mô lớn (luyện cán thép, đóng tàu, cơ khí, sản xuất xi măng, chế tạo ôtô ...), lọc hóa dầu…

- Ngoài KKT Dung Quất, Quảng Ngãi còn có 4 KCN và 15 Cụm Công nghiệp đƣợc đầu tƣ kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tƣ, trong đó Khu phức hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị VSIP (diện tích 1.746 ha), là một trong những KCN trọng điểm của tỉnh, mang lại vị thế quan trọng trong việc kêu gọi đầu tƣ vào địa bàn tỉnh.

- Dƣ địa về đất đai còn lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh; hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đồng đều, đáp ứng nhu cầu cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp.

- Quảng Ngãi có cảnh quan thiên nhiên đẹp và nhiều bãi tắm hấp dẫn, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ; đảo Lý Sơn còn lưu giữ nhiều tài liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và cảnh quan hùng vĩ, có điều kiện phát triển lĩnh vực du lịch.

- Quy mô dân số lớn, đang trong giai đoạn dân số vàng, có khả năng cung cấp nguồn nhân lực dồi dào. Năng suất lao động bình quân tăng liên tục qua các năm, tăng cao nhất là khu vực nông nghiệp và dịch vụ. Lực lƣợng lao động có sự chuyển dịch từ khu vực Nông nghiệp sang khu vực Công nghiệp và dịch vụ.

- Khối DN Quảng Ngãi có bước phát triển nhất định về cả số lượng, quy

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi (Trang 87 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)