Nguyên nhân của các yếu kém, hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi (Trang 101 - 105)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI

2.5.3. Nguyên nhân của các yếu kém, hạn chế

- Việt Nam tham gia, hội nhập quốc tế ngày sâu rộng đòi hỏi phải có sự chủ động tích cực hơn, cơ chế chính sách pháp luật có sự thay đổi để phù hợp với hội nhập và thực tiễn, đây cũng là yếu tố khách quan gây khó khăn hơn trong việc thực hiện quy định mới của pháp luật.

- Mức độ am hiểu pháp luật, các quy định nhà nước của một số DN trên địa bàn tỉnh còn hạn chế dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện. Một số thủ tục theo quy định liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành nên thời gian giải quyết kéo dài, một số quy định liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ, xây dựng, môi trường, đất đai có sự thay đổi theo hướng chặt chẽ hơn làm tăng chi phí, thời gian của DN khi thực hiện các thủ tục hành chính.

- Thu hồi đất và GPMB chỉ là một khâu trong việc triển khai đầu tƣ các dự án, nhƣng phức tạp nhất bởi nhiều nguyên nhân nhƣ: giá chuyển nhƣợng đất trên thị trường luôn biến động; việc xác định nguồn gốc đất không đơn giản; năng lực quản lý đất đai của chính quyền cũng nhƣ sự hiểu biết của người dân về các chính sách liên quan đất đai còn những hạn chế nhất định...

- Nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách còn hạn chế, chƣa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao để đầu tƣ cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội.

- Năng lực và nguồn lực của một số nhà đầu tƣ thấp dẫn kéo dài thời gian triển khai dự án, triển khai đầu tƣ cầm chừng, nhỏ giọt. Một số dự án lớn như thép Giang Lian gần 10 năm không triển khai dẫn đến phá vỡ định hướng phát triển của tỉnh và đồng thời gây ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà đầu tư phụ trợ.

- Áp lực từ cạnh tranh của thị trường dẫn đến việc dịch chuyển hoặc đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất của một số dự án sang địa phương khác có lợi thế về chi phí, vận chuyển, nhân lực, điều kiện sản xuất, kinh doanh, thị trường tiêu thụ và mức ưu đãi cao hơn. Công ty đường Quảng Ngãi là một trong trường hợp minh chứng rõ ràng điều này.

- Một số dự án lọc hóa dầu thế hệ 2 của Việt Nam đƣợc đầu tƣ tại các địa phương khác như Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất nhƣ: sản lƣợng sản xuất, thu hút nhân lực có tay nghề cao, kinh nghiệm, ƣu đãi về đầu tƣ…

- Quảng Ngãi có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo cao cũng là một gánh nặng xã hội khá lớn.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Nguyên nhân trước hết là do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao NLCT là một trong những nhân tố

có ý nghĩa quyết định trong phát triển kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập.

- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh bị phân tán, đầu tư dàn trải trong khi nguồn lực có hạn. Nhƣ theo Nghị quyết phát triển KTXH của tỉnh giai đoạn 2016-2020 có đến 3 nhiệm vụ đột phá, 3 nhiệm vụ trọng tâm.

Nguồn lực của tỉnh không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu để thực hiện tốt cùng lúc 6 nhiệm vụ này. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực xã hội hiện còn kém hiệu quả, chưa theo tín hiệu thị trường, chưa tuân thủ quy luật cạnh tranh, đặc biệt là phân bổ vốn nhà nước, đã tác động xấu đến hiệu quả, năng suất và tác động lan tỏa thấp. Việc xây dựng, triển khai các quy hoạch phát triển ngành còn nhiều hạn chế; điều chỉnh quy hoạch xảy ra thường xuyên, không bám sát quy hoạch, thiếu tính thống nhất, xuyên suốt.

- Định hướng phát triển công nghiệp phụ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi không rõ ràng; chƣa hình thành hệ sinh thái hỗ trợ phát triển cho DN công nghiệp, phụ trợ. Lĩnh vực thu hút đầu tƣ còn dàn trải; tiếp nhận nhiều dự án có nguy cơ ô nhiễm, tác động xấu đến môi trường. Tỉnh chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển cụm ngành.

- Kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao NLCT cấp tỉnh hàng năm của Quảng Ngãi mang tính chung chung, ngắn hạn, thiếu giải pháp cụ thể và hiệu quả. Cơ chế thực thi và phối kết hợp trong tổ chức quán triệt, thực hiện các chủ trương, chính sách đạt hiệu quả thấp. Tồn tại tình trạng chồng chéo, không phân định rõ trách nhiệm trong các vấn đề có tính liên ngành, liên lĩnh vực; kết nối giữa chính quyền các cấp để tháo gỡ các khó khăn cho DN chưa kịp thời, nhất là trong thủ tục đất đai, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Việc khảo sát lấy ý kiến của DN đã đƣợc triển khai qua mô hình “cà phê doanh nhân” nhƣng việc giải quyết các khó khăn, tồn tại, vướng mắc cho DN sau khảo sát chưa kịp thời, còn hạn chế.

- Chƣa tập trung và huy động đƣợc nguồn lực và có cơ chế, chính sách

phù hợp để hiện thực hóa được các chủ trương, chính sách nhất là trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, phát triển các loại hình DN, nâng cao năng lực đổi mới và sáng tạo, tăng cường quản trị hiện đại và chuyên nghiệp.

- Chƣa thực sự nhìn nhận đúng đắn, đầy đủ công tác nâng cao chất lƣợng môi trường sống, làm việc của người dân, người lao động; thiếu hụt nhiều thiết chế văn hóa – xã hội của một xã hội hiện đại, văn minh. Chính sách và giải pháp thực hiện đào tạo nguồn lao động chƣa thực sự phù hợp và theo kịp nhu cầu của thị trường lao động trong tỉnh.

- Công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành còn mang tính hình thức, chƣa thực chất. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước chậm.

KẾT LU N CHƯƠNG 2

Trong chương này, đã đánh giá NLCT của tỉnh Quảng Ngãi trên 3 nội dung: các yếu tố tác động đến NLCT của Quảng Ngãi; NLCT của các DN trên địa bàn và Môi trường kinh doanh của tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó, rút ra các điểm mạnh và yếu trong NLCT của tỉnh Quảng Ngãi. Các kết luận này sẽ làm nền tảng cho việc rút ra các khuyến nghị về chính sách nhằm nâng cao NLCT của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến.

CHƯƠNG 3

GIẢI PH P NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1. QUAN ĐIỂM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh quảng ngãi (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)