CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
2.3. NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG
2.3.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống giao thông trên địa bàn Quảng Ngãi đã nhựa hóa, cứng hóa 100% các tuyến quốc lộ (384/384km); 93% các tuyến đường tỉnh (362/401,3km); 86,6% các tuyến đường đô thị (214,4/247km); 64% các tuyến đường huyện (886/1.365km); 51,6% các tuyến đường xã (942,3/1.824km)…
Trung bình đã nhựa hóa, cứng hóa đƣợc 37,6% tổng chiều dài các tuyến.
Hệ thống bến xe có 05 bến, khai thác 82 tuyến vận tải hành khách kết nối
với 25 địa phương trong cả nước, nhiều nhất là các tuyến kết nối với thành phố Hồ Chí Minh. Có 10 tuyến xe buýt hoạt động trên địa bàn Quảng Ngãi.
Bên cạnh tuyến quốc lộ giao thương với Quảng Ngãi còn thông qua hệ thống đường sắt Bắc – Nam đi qua địa bàn tỉnh dài 99,86 km.
Quảng Ngãi hiện có 02 khu vực cảng biển là cảng biển Dung Quất và cảng biển Sa Kỳ. Trong đó, tại khu vực cảng biển Dung Quất có 05 bến cảng3 chuyên dụng; đang khai thác hơn 17 triệu tấn/năm, chủ yếu là dầu thô, các sản phẩm xăng, dầu từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, thiết bị cơ khí của Công ty Doosan Vina và dăm gỗ. Hiện tại, đang đầu tƣ cảng chuyên dùng Hào Hƣng và cảng chuyên dùng của dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát và xây dựng Bến cảng tổng hợp số 2 sẽ nâng công suất khai thác lên hơn 20 triệu tấn/năm. Đội tàu vận tải hành khách và hàng hóa từ Sa Kỳ - Lý Sơn và từ đảo Lớn - đảo Bé (Lý Sơn) phục vụ việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân đảo Lý Sơn và du khách.
Quảng Ngãi cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 120 km. Hiện tại các chuyến bay từ sân bay Chu Lai đi Hà Nội, Hồ Chí Minh, Buôn Mê Thuộc với tầng suất 20 chuyến/tuần (trung tâm thành phố Quảng Ngãi cách sân bay Chu Lai khoảng 35 km; Khu kinh tế Dung Quất cách 5 km).
Dự án Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ cải thiện các hoạt động giao thương từ Quảng Ngãi đến cảng biển và sân bay Đà Nẵng. Theo quy hoạch, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ đi qua hàng loạt các khu kinh tế, khu công nghiệp quan trọng nhƣ Liên Chiểu, Hòa Khánh (Đà Nẵng), Chu Lai, KKT Dung Quất và trong tương lai trục đường huyết mạch này có khả năng gắn kết với Quốc lộ 24 lên Kon Tum, qua các nước Lào, Thái Lan; hình thành nên trục vận tải quốc tế Thái Lan - Lào - Campuchia - Việt Nam thông
3 Bến cảng số 1 và số 2 của PTSC, Bến cảng Gemadept, Bến cảng chuyên dùng của Doosan và Bến cảng Hào Hƣng (đang xây dựng). Ngoài ra, còn có 06 cầu cảng Jetty 1, 2, 3, 4, 5 và 6 xuất sản phẩm và 01 phao rót dầu (SPM) của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
qua hành lang kinh tế Đông Tây.
b. Hạ tầng các Khu, Cụm Công nghiệp, Khu Kinh tế
Trên địa bàn Quảng Ngãi hiện có KKT Dung Quất với diện tích quy hoạch 45.000 ha; 03 KCN với tổng diện tích 405 ha và 15 Cụm Công nghiệp.
KKT Dung Quất và 02 KCN Tịnh Phong, Quảng Phú được xây dựng tương đối đồng bộ nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tƣ.
KKT Dung Quất nằm ở huyện Bình Sơn, cách Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 860 km, tiếp giáp Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt. Tiếp giáp với sân bay Chu Lai; có cảng nước sâu Dung Quất. KKT Dung Quất đƣợc Chính phủ quy hoạch mở rộng với tổng diện tích khoảng 45.000 ha.
Hiện tại đã triển khai đầu tƣ, khai thác KCN phía Bắc gắn liền với cảng Dung Quất I (gồm KCN Đông Dung Quất và KCN Tây Dung Quất) với diện tích khoảng 3.225 ha, tỷ lệ lấp đầy trên 80%.
Hàng năm Quảng Ngãi dành trung bình đầu tƣ hạ tầng chung cho KKT Dung Quất khoảng 500 - 800 tỷ đồng. Đến nay, hoàn thành đầu tƣ các công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng như: các tuyến đường trực chính Dốc Sỏi, Võ Văn Kiệt đấu nối vào tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 24C; hiện đang triển khai thi công đường Trì Bình – cảng Dung Quất đấu nối với Quốc lộ 1A, tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi sẽ phục vụ kết nối giao thông, vận chuyển giữa trong và ngoài Khu. Các công trình hạ tầng xã hội và môi trường cũng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng hoàn thành 23 khu dân cƣ (180 ha) phục vụ di dời 2.500 hộ (17.000 khẩu). Các hệ thống cấp điện, nước, bưu chính viễn thông và các công trình tiện ích khác cũng từng bước được đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu cấp điện phục vụ các nhà máy tại KKT.
Điểm nổi bật trong những năm gần đây là Khu Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSIP đƣợc triển khai đầu tƣ trong KKT Dung Quất với tổng diện tích quy hoạch lên đến 1.700 ha, trong đó, có 1.200 ha diện tích là khu công
nghiệp và 500 ha dành cho khu dịch vụ, đô thị; đến nay VSIP đã triển khai xây dựng đầu tư hạ tầng hơn 200 ha, thu hút 14 dự án đầu tư từ các nước.
c. Hạ tầng đô thị
Hạ tầng đô thị Quảng Ngãi nhìn chung còn nhiều hạn chế. Thành phố Quảng Ngãi đƣợc công nhận là đô thị loại II; thị trấn Đức Phổ (cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi 60 km) đƣợc công nhận là đô thị loại IV, còn lại một số đô thị các huyện trong tỉnh Quảng Ngãi đƣợc công nhận là đô thị loại V.
d. Hạ tầng thủy lợi
Trên địa bàn tỉnh có 700 công trình thủy lợi phục vụ tưới4, với tổng năng lực tưới theo thiết kế gần 89.000 ha, trong đó, đã khai thác tưới thực tế khoảng 57.400 ha (chiếm 64,24% so với thiết kế). Tổng chiều dài kênh mương thủy lợi là 4.275 km với tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương đạt 38%. Hạ tầng thủy lợi không chỉ cung cấp nước phục vụ phát triển nông nghiệp mà còn góp phần cung cấp, bảo đảm nguồn nước phục vụ phát triển công nghiệp.
e. Hạ tầng cung cấp điện
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hầu hết sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia; hiện có 06 nhà máy thủy điện đang hoạt động với tổng công suất 159,6MW; KKT Dung Quất có 01 nhà máy phát điện diesel với 4 tổ máy có tổng công suất là 108MW, phục vụ nhà máy lọc dầu Dung Quất; điện lưới quốc gia cũng đã đƣợc đƣa ra đảo Lý Sơn bằng cáp ngầm. Hiện tại Quảng Ngãi cũng đang triển khai công tác chuẩn bị để phục vụ cho việc đầu tƣ xây dựng 02 nhà máy điện khí từ mỏ khí cá voi Xanh (công suất mỗi nhà máy 750MW) trên địa bàn KKT Dung Quất.
g. Hạ tầng thông tin
Hạ tầng viễn thông đã đƣợc đầu tƣ đến trung tâm của 183/184 xã, phường, thị trấn; 99% khu dân cư có sóng di động; 99% số xã có thư báo đến
4 Gồm 121 hồ chứa nước, 454 đập dâng, 05 đập ngăn mặn và 120 trạm bơm.
trong ngày; tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động đạt 94%; tỷ lệ người sử dụng internet (đã quy đổi) đạt 55%; hạ tầng truyền dẫn sóng phát thanh, truyền hình đƣợc mở rộng đến 85% hộ gia đình tiếp cận thông tin qua các phương tiện thông tin và truyền thông.