Đánh giá tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các Tỉnh Tây Nguyên (Trang 28 - 31)

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu

1.2.1. Về lý luận phòng ngừa tình hình tội phạm và lý luận phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

1.2.1.1. Về lý lu n phòng ngừa tình hình tội phạm

Với sự phát triển mạnh mẽ của Tội phạm học thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lý luận Tội phạm học của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà khoa học và đã hình thành nên một hệ thống lý luận về Tội

trình nghiên cứu về lý luận Tội phạm học mà NCS tiếp cận nhƣ đã nêu ra trong mục 1.1.1.1 là những công trình nghiên cứu lý luận chuyên sâu về Tội phạm học, trong đó có nhiều vấn đề lý luận làm nền tảng nghiên cứu của luận án, nhƣ lý luận về tình hình tội phạm, lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, lý luận về nhân thân người phạm tội và đặc biệt là lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm. Đây là những công trình nghiên cứu làm cơ sở nền tảng để NCS xây dựng và hoàn thiện lý luận về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trong quá trình thực hiện luận án.

1.2.1.2. Về lý lu n phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR

Với sự phát triển của Tội phạm học, lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm cũng đã có bước phát triển hoàn thiện, có nhiều công trình nghiên cứu lý luận Tội phạm học ở các góc độ khác nhau, trong đó có lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm, kể cả lý luận về phòng ngừa nhóm tội hoặc phòng ngừa một tội phạm cụ thể.

Tuy vậy, cho đến nay lý luận về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR chƣa đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Đối với các công trình nghiên cứu mà NCS tiếp cận, cho tới thời điểm hiện tại chƣa có công trình nào ngoài luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hà có đề cập tới lý luận phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR. Tuy vậy, nhƣ đã phân tích trong mục 1.1.2, tác giả có xây dựng khái niệm phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR và đƣa ra hệ thống biện pháp phòng ngừa chung và phòng ngừa nghiệp vụ đối với tội này. Tuy nhiên, khái niệm mà tác giả xây dựng chƣa thực sự đầy đủ và chính xác, trong khi hệ thống biện pháp phòng ngừa mà tác giả đƣa ra cũng chỉ gắn với chức năng của lực lƣợng CSKT. Bên cạnh đó, còn nhiều nội dung của lý luận phòng ngừa tác giả chƣa xây dựng đƣợc nhƣ: Ý nghĩa của phòng ngừa; chủ thể, nguyên tắc phòng ngừa…

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng chƣa có công trình nghiên cứu nào xây dựng một cách đầy đủ lý luận phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR. Đây là vấn đề mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu.

1.2.2. Về thực tiễn phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Trong các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước mà NCS tiếp cận, hầu hết không nghiên cứu trực diện vào thực trạng phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR. Đa phần các công trình nghiên cứu phân tích, đánh giá về tình hình, đặc điểm và nguyên nhân, điều kiện của các tội xâm hại tài nguyên rừng nói chung, trong

đó có một số công trình nghiên cứu về tội VPCQĐ về KTVBVR. Bên cạnh đó cũng có một số công trình có nghiên cứu về thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm xâm hại tài nguyên rừng ở các góc độ khác nhau.

Kết quả nghiên cứu của các công trình này có giá trị tham khảo trong quá trình NCS thực hiện đề tài luận án. Bên cạnh đó, một số công trình có đề cập tới tình hình, đặc điểm, nguyên nhân của tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn một số tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, kết quả nghiên cứu của các công trình này NCS có thể kế thừa và phát triển thêm trong quá trình thực hiện luận án.

Nhƣ vậy, trong các công trình mà NCS tiếp cận thì chƣa có một công trình nào nghiên cứu về thực tiễn phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Do đó, trong quá trình thực hiện luận án, NCS cần làm rõ đƣợc thực trạng phòng ngừa tình hình tội này trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, trên có sở đó rút ra đánh giá về những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa.

1.2.3. Về định hướng, giải pháp phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Trong các công trình mà NCS tiếp cận, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đều là những công trình có đề cập tới các khuyến nghị, giải pháp phòng chống tình hình “khai thác, buôn bán, v n chuyển gỗ trái phép”. Những khuyến nghị, giải pháp đó có giá trị tham khảo để xây dựng hệ thống các giải pháp phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.

Đối với tình hình nghiên cứu trong nước, hầu hết các công trình đề cập tới giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm xâm hại tài nguyên rừng. Chỉ có luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hà đề cập tới giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm VPCQĐ về KTVBVR của lực lƣợng CSKT Công an tỉnh Quảng Nam. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu này có thể đƣợc tham khảo trong quá trình xây dựng các giải pháp phòng ngừa trong phạm vi nghiên cứu của luận án. Bởi lẽ, tội VPCQĐ về KTVBVR cũng là một trong những loại tội xâm hại tới tài nguyên rừng, cũng nhƣ trong phòng ngừa loại tội này có trách nhiệm của lực lƣợng CSKT.

Như vậy, chưa có công trình nào đưa ra định hướng, giải pháp phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Do đó, việc thực hiện luận án và đưa ra được quan điểm, giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các Tỉnh Tây Nguyên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(214 trang)