Chương 3: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
3.2.1. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng thông qua biện pháp kinh tế – xã hội
3.2.1.1. Nh ng k t quả đạt đ ợc
- Về th c hi n các giải pháp phát triển kinh t nói chung: Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội nhƣ: Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/1/2002 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm QPAN vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010 và Kết luận số 12-KL/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020. Các địa phương trong khu vực Tây Nguyên và cả nước đã quan tâm liên kết, hỗ trợ về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân ở khu vực Tây Nguyên.
Chỉ tính trong vòng 5 năm (2011-2016), kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước chuyển biến khá toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Tính đến năm 2015, giá trị sản xuất phân theo khu vực kinh tế là: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 163.988 tỷ đồng, chiếm 44.69%; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 103.425 tỷ, chiếm 28.19%, khu vực dịch vụ đạt 99.517 tỷ, chiếm 27.12 % (xem Bảng 1.8 – Ph l c 1). Trong năm 2015, toàn vùng Tây Nguyên giải quyết việc làm cho 113 nghìn lao động, tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 còn 14,83% [66].
- Về th c hi n các chính sách kinh t - xã hội có liên quan tr c ti p tới quản lý, bảo v rừng và hoạt động lâm sản:
+ GĐGR, khoán bảo v rừng: Sau nhiều năm thực hiện chính sách GĐGR, đến nay phần lớn rừng và đất rừng ở khu vực Tây Nguyên đã đƣợc giao cho các chủ rừng trực tiếp quản lý. Số liệu cụ thể đƣợc nêu ra ở Bảng 1.15 – Ph l c 1. Đối với các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng ở Tây Nguyên đƣợc khoán bảo vệ rừng theo Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005, tính đến hết năm 2009 (các tỉnh Tây Nguyên đã dừng giao khoán theo Quyết định 304/2005/QĐ-TTg từ năm 2010), các tỉnh Tây Nguyên đã giao khoán với tổng diện tích là 85.237 ha cho 4.796 hộ [69, tr.70].
Chính sách GĐGR và khoán bảo vệ rừng nhằm huy động toàn dân tham gia bảo vệ rừng theo phương châm chủ rừng, đối tượng nhận khoán vừa bảo vệ rừng, vừa được hưởng những lợi ích kinh tế từ việc bảo vệ rừng. Việc thực hiện các chính sách này đã góp phần cải thiện đời sống của người dân nhận rừng, đồng thời nhận thức của họ về quản lý, bảo vệ rừng cũng đƣợc nâng lên.
+ Chuyển đổi di n tích đ t rừng t nhiên là rừng nghèo sang đ t nông nghi p để th c hi n trồng cây cao su: Thực hiện Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, các tỉnh Tây Nguyên đã thực hiện chuyển đổi diện tích đất rừng tự nhiên là rừng nghèo sang đất nông nghiệp để trồng cây cao su. Chỉ tính giai đoạn 2009 - 2014, toàn bộ vùng Tây Nguyên có hơn 160 dự án chuyển đổi đƣợc triển khai thực hiện và tính đến cuối năm 2015, diện tích cao su toàn vùng là 164.000 ha [70].
Việc chuyển đổi diện tích đất rừng tự nhiên là rừng nghèo sang đất nông nghiệp để thực hiện trồng cây cao su là chủ trương nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực Tây Nguyên. Thực tế, việc thực hiện Quyết định số 750/QĐ-TTg đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm và những hiệu quả kinh tế khác, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
3.2.1.2. Nh ng hạn ch , thi u sót
Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp, vấn đề chất lƣợng lao động, giải quyết việc làm còn nhiều bất cập; đời sống của một bộ phận dân cƣ vẫn khó khăn, dựa vào rừng và khai thác rừng trái phép.
Theo thống kê đến năm 2016, Tây Nguyên có 5.460.752 ha đất sử dụng thì có 4.937.524 ha đƣợc sử dụng vào mục đích nông nghiệp (chiếm 90,41%); ngành nông,
động từ 15 tuổi trở lên là 3.353.368 người, chiếm 59,84% dân số Tây Nguyên, lực lượng lao động này chủ yếu tập trung ở nông thôn với 2.415.229 người, chiếm 72,02%
lực lƣợng lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tào ở Tây Nguyên thấp với 21,02%, đặc biệt đối với lao động trong nông nghiệp, vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật là rất thấp (xem Bảng 1.10 - Ph l c 1).
Qua số liệu cho thấy, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu kinh tế vùng Tây Nguyên. Trong khi đó, số lƣợng lao động chƣa qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ cao dẫn tới việc người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận việc làm. Đời sống còn nhiều khó khăn, cộng với tình trạng không nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp không ổn định khiến cho một bộ phận không nhỏ chỉ biết làm nông hoặc phải sống dựa vào rừng, khai thác, vận chuyển gỗ trái phép, làm thuê cho bọn “lâm tặc” để mưu sinh.
Theo số liệu phân tích về nhân thân bị cáo tại Bảng 1.7 – Ph l c 1 cho thấy: Tính riêng 131 bị cáo đã lập gia đình (trong tổng số 268 bị cáo) thì có 40,45% có điều kiện gia đình thuộc diện khó khăn (nghèo, cận nghèo); tính toàn bộ 268 bị cáo thì số bị cáo không có nghề nghiệp, nghề nghiệp không ổn định và làm nghề nông chiếm tới 91,55%. Nghiên cứu các bản án cũng cho thấy, rất nhiều vụ 100% bị cáo đều làm nông. Tiêu biểu: Bản án số 58/2017/HS-ST do TAND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) tuyên ngày 28/11/2017 xác định: Từ tháng 11/2016, bị cáo Cao Xuân Ngọc, nghề nghiệp: Làm nông đã thuê 06 bị cáo khác (cùng làm nông) là Hoàng Minh Hải, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Khương, Nguyễn Hữu Tài, Nguyễn Văn Bình và Lương Văn Phú với giá từ 250.000 đồng đến 400.000 đồng/1 ngày đi khai thác gỗ trái phép cho Ngọc tại tiểu khu 388A thuộc xã Lộc Nga, huyện Bảo Lộc.
Hai là, chính sách GĐGR và khoán bảo vệ rừng chƣa phát huy đƣợc hiệu quả về mặt kinh tế, người dân theo nghề rừng chưa sống được bằng nghề rừng, một bộ phận dân cƣ khái thác rừng trái phép để duy trì cuộc sống.
Rừng ở Tây Nguyên về cơ bản do các cơ quan lâm nghiệp nhà nước và UBND cấp xã quản lý với 90,28%, diện tích giao cho người dân chỉ chiếm 2,57% (xem Bảng 1.9 - Ph l c 1). Tuy vậy, các BQL rừng, các Công ty lâm nghiệp đƣợc giao rừng lại chƣa khai thác, sử dụng hiệu quả rừng đƣợc giao. Trong khi đó, việc GĐGR mới chỉ tập trung giao đất, chƣa gắn với giao rừng trên đất nên gây khó khăn cho việc phân chia lợi ích từ rừng. Hơn nữa, các chính sách hưởng lợi từ việc nhận GĐGR, nhận khoán bảo vệ rừng thấp (nh đ ph n tích ở tiểu m c 3.1.3.3). Do đó, thực tế người theo nghề rừng chƣa thể sống bằng chính nghề rừng cho nên việc thu hút các nguồn
lực cho công tác BVVPTR, phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chƣa cao.
Ba là, đối với việc thực hiện chuyển đổi diện tích đất rừng tự nhiên là rừng nghèo sang đất nông nghiệp để thực hiện trồng cây cao su, bên cạnh những hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội thì trong quá trình thực hiện các dự án, công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng thiếu sát sao đã tạo điều kiện cho các đối tƣợng “lâm tặc” lợi dụng các dự án hợp pháp để thực hiện khai thác gỗ bất hợp pháp, nhiều doanh nghiệp không chuyển đổi rừng “nghèo” mà chuyển đổi rừng “giàu” hoặc lợi dụng chính sách để thực hiện các mục đích kinh tế khác mà không quan tâm tới quản lý, bảo vệ rừng.
B n là, vấn đề quản lý dân di cƣ tự do còn nhiều khó khăn, bất cập: Vấn đề giải quyết tình trạng di cƣ tự do đã đƣợc Chính phủ quan tâm từ lâu với việc ban hành các văn bản như: Chỉ thị số 39/2004/CT-TTg ngày 12/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên giải quyết tình trạng di dân, Quyết định số 1176/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020… Về phía các tỉnh Tây Nguyên, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã thực hiện nhiều biện pháp bố trí, sắp xếp theo các dự án quy hoạch, hỗ trợ nhằm ổn định cuộc sống cho dân di cƣ tự do. Tuy nhiên hiện nay tình trạng dân di cƣ tự do vẫn tiếp diễn.
Theo báo cáo của Bộ NNVPTNT thôn, trong khoảng 10 năm trở lại đây bình quân mỗi năm có trên dưới 2.000 hộ di cư tự do ở khu vực Tây Nguyên. Dân di cư tự do chủ yếu là những hộ nghèo, đời sống khó khăn, sinh kế chủ yếu dựa vào nghề nông, làm rẫy và khai thác tài nguyên rừng. Số liệu phân tích tại Bảng 1.7 – Ph l c 1 cho thấy, trong số các bị cáo phạm tội VPCQĐ về KTVBVR có 10,31% tạm trú và 19,28% di cƣ tự do.
Do đó, giải quyết tình trạng di dân tự do tác động không nhỏ tới phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
3.2.2. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng thông qua biện pháp văn hóa - tư tưởng
3.2.2.1. K t quả đạt đ ợc
Biện pháp văn hóa - tư tưởng trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đạt đƣợc một số kết quả nổi bật sau:
Một là, th c hi n các hoạt động văn h a, gi o c.
- Phong trào “To n n đo n t xây d ng đời s ng văn h a” gắn với xây dựng buôn làng văn hóa và xây dựng nông thôn mới đƣợc các tỉnh Tây Nguyên triển khai thực hiện khá đồng bộ góp phần tích cực xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh. Tính đến năm 2015 đã có 1.219.681 hộ đạt chuẩn văn hóa. Bên cạnh đó, hoạt động của các cơ quan báo, đài, các phương tiện thông tin sôi động hơn, bình quân mỗi năm với khoảng 36 ngàn chương trình truyền hình, hơn 290 giờ phát sóng đã góp phần tích trong việc đưa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong đó có các vấn đề về BVVPTR đến nhân dân (xem Bảng 1.11 - Ph l c 1).
- Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ đƣợc tổ chức nhằm truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt là nhiều hoạt động văn hóa hướng vào việc khơi dậy và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của văn hóa dân tộc tại chỗ vùng Tây Nguyên gắn với rừng nhƣ tổ chức lễ hội cồng chiêng, cũng như các lễ hội truyền thống đặc sắc khác như: Mừng lúa mới, cúng bến nước, bỏ mả, mừng sức khỏe và cầu mƣa… Thông qua đó giáo dục truyền thống và ý thức bảo vệ rừng của các đồng bào dân tộc thiểu số qua hàng ngàn năm qua.
- Phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở Tây Nguyên theo Chỉ thị 03 - CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị cũng tiếp tục đƣợc đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, QPAN và công tác xây dựng Đảng của nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị, đặc biệt là trong các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm xâm hại tài nguyên rừng, tội VPCQĐ về KTVBVR nói riêng.
- Thực hiện Quyết định số 1951/QĐ - TTg ngày 01/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục - đào tạo và dạy nghề vùng Tây Nguyên giai đoạn 2011 - 2015, các tỉnh trong vùng đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Tính đến năm 2015, toàn vùng có 1.009 trường mầm non với 269.759 học sinh và 14.538 giáo viên, 2.272 trường phổ thông với 1.139.269 học sinh và 65.563 giáo viên; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông đạt 87,61% so với 93,85% của cả nước (xem Bảng 1.12 - Ph l c 1). Có thể thấy giáo dục đào tạo ở khu vực Tây Nguyên đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao dân trí, nâng cao ý thức của người dân trong việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức xã hội, sống có văn hóa, có ý thức bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên rừng, đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp luật, các loại tội phạm trong đó có tội VPCQĐ về KTVBVR.
Hai là, th c hi n hoạt động tuyên truyền.
Trong những năm qua, Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Chi cục Kiểm lâm vùng IV, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành ở Tây Nguyên đã thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền, với nhiều hình thức và nội dung có liên quan đến bảo vệ rừng, phòng chống các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Khảo sát thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2008 đến 2017, một số địa phương đã ban hành các quyết định, xây dựng các kế hoạch tuyên truyền nhƣ: Quyết định số 2098/QĐ-UBND ngày 12/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, Kế hoạch số 14-KH/BTGTU ngày 05/7/2016 của Ban tuyên giáo tỉnh ủy tỉnh Kon Tum về việc tuyên truyền quản lý, BVVPTR… Bên cạnh đó là thực hiện tương đối đa dạng các hoạt động tuyên truyền, tiêu biểu nhƣ: Xây dựng và phát sóng trên Đài truyền hình, Đài truyền thanh hơn 57.500 tin, bài, chuyên mục tuyên truyền các nội dung nhƣ: Phổ biến các văn bản pháp luật về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; tuyên truyền các nội dung về công tác quản lý, gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn Tây Nguyên…; tổ chức các đợt tuyên truyền lưu động tới các xã, thôn, làng, đặc biệt là các vùng gần rừng, bìa rừng thông qua nhiều hình thức nhƣ: Tuyên truyền bằng xe và phóng thanh; tập huấn, giao lưu, thi tìm hiểu về công tác bảo vệ rừng... Khảo sát điển hình tại tỉnh Lâm Đồng cho thấy: Giai đoạn 2009 – 2017, cơ quan Kiểm lâm đã phối hợp với chủ rừng tổ chức 2.630 cuộc tuyên truyền với khoảng 129.141 lượt người tham gia [70]; hàng năm xây dựng và thay thế hàng nghìn biển tường và biển báo ghi nội dung bảo vệ rừng, đồng thời phát hành hàng ngàn tờ rơi, lịch, cặp sách, áo, mũ tuyên truyền bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã. Tuyên truyền về quản lý và bảo vệ rừng còn đƣợc ngành chức năng tỉnh Tây Nguyên tổ chức trong các trường học thông qua các hình thức như: Hội thi tìm hiểu kiến thức bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học cho học sinh các trường THCS, tổ chức chương trình “Đồng h nh cùng em đ n tr ờng”, in ấn các nội dung tuyên truyền lên bìa vở để phát cho học sinh vừa giúp cho học sinh có vở đi học…
Thông qua công tác tuyên truyền, hiểu biết về pháp luật của các tầng lớp dân cƣ trong xã hội Tây Nguyên từng bước được nâng lên, người dân hiểu hơn về bảo vệ rừng, về quyền và nghĩa vụ khi tham gia bảo vệ rừng, phòng chống các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, trong đó có các hành vi của tội VPCQĐ về KTVBVR. Cũng từ công tác tuyên truyền mà người dân có ý thức tố giác, cung cấp tin báo về tội phạm.
3.2.2.2. Nh ng hạn ch , thi u sót
Một là, các phong trào, hoạt động văn hóa, hoạt động tuyên truyền chƣa khơi dậy và cổ vũ đƣợc lối sống hài hòa, thân thiện với thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, phòng ngừa các hành vi khai thác, buôn bán, vận chuyển gỗ trái phép của tội VPCQĐ về KTVBVR.
Trong những năm qua rất nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đƣợc tổ chức, hàng năm, việc bình xét, xếp loại “Thôn văn h a”, “Gia đ nh văn h a” diễn ra đều đặn; các hoạt động tuyên truyền bảo vệ rừng đƣợc tổ chức khá đa dạng. Tuy nhiên, thực tế chưa phát huy được giá trị và hiệu quả trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ ANTT và đặc biệt là bảo vệ rừng, phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR của người dân. Vì thế nhận thức, ý thức bảo vệ rừng, phòng ngừa hình tội VPCQĐ về KTVBVR của đa phần người dân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên thấp. Điều này thấy rõ qua kết quả khảo sát về các vấn đề “Nh n th c về tài nguyên rừng và thói quen s d ng đồ gỗ” và “Phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR” của quần chúng nhân dân đã đƣợc tác giả luận án phân tích tại mục 3.1.2.1
Bên cạnh đó, qua kết quả xử lý hành chính số vụ rất lớn với 49.246 vụ, 58.566 đối tƣợng (xem Bảng 1.1, 1.2 – Ph l c 1), cũng nhƣ qua nghiên cứu nhiều bản án đã tuyên thể hiện việc trong các vụ vận chuyển gỗ trái phép số gỗ mà đối tƣợng vận chuyển thường được thu mua từ nhiều người dân khác nhau, trong đó có nhiều người dân tộc thiểu số cũng cho thấy vấn đề nhận thức và ý thức không cao này. Tiêu biểu:
Khảo sát điển hình bản án vụ VPCQĐ về KTVBVR xảy ra tại Công ty TNHH Quang Phát, huyện Ea Súp, tỉnh Đăklăk cho thấy: Từ năm 2009 đến năm 2010, Trương Văn Quang là giám đốc công ty, đã chỉ đạo và thu mua gỗ không rõ nguồn gốc do người dân khai thác trái phép trên các lâm phần thuộc địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk với tổng khối lƣợng quy ra gỗ tròn là 2.367,053 m3. Số gỗ này đƣợc thu mua từ 97 người (trong đó có 64 người là dân tộc thiểu số) với số lượng thu mua của mỗi người thấp nhất là 0,2m3, cao nhất là 2,5m3. Từ vụ này cho thấy, vẫn còn rất nhiều người dân chƣa có ý thức tuân thủ pháp luật về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản. Hành vi của họ tuy ở mức độ vi phạm hành chính, nhƣng đã tiếp tay cho các đối tƣợng “đầu nậu” phạm tội VPCQĐ về KTVBVR.
Hai là, mặt bằng giáo dục nhìn chung còn thấp, có sự chênh lệch lớn về dân trí và chất lượng giáo dục giữa vùng người Kinh và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giữa vùng