Các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các Tỉnh Tây Nguyên (Trang 43 - 48)

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐINH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG

2.3. Các nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Phòng ngừa tình hình tội phạm là một loại hoạt động thực tiễn xã hội có những đặc điểm đặc thù của mình. Cách thức tổ chức và hoạt động của hệ thống đó phải đƣợc xây dựng theo những nguyên tắc nhất định. Trong phòng ngừa tình hình tội phạm phải tuân thủ các nguyên tắc mà Tội phạm học đã xây dựng, bao gồm: Nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc khoa học và tiến bộ, nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể phòng ngừa, nguyên tắc cụ thể hóa trong hoạt động phòng ngừa [64],[79].

Phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR là phòng ngừa tình hình một loại tội phạm cụ thể, theo chúng tôi cần tuân thủ theo những nguyên tắc trên. Bên cạnh đó, gắn với những đặc thù của loại tội phạm này, luận án xây dựng và triển khai các nguyên tắc trong tổ chức và tiến hành hoạt động phòng ngừa loại tội này nhƣ sau:

2.3.1. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Điều 4 Hiến pháp 2013 ghi nhận: “Đảng Cộng sản Vi t Nam... là l c ợng lãnh đạo Nh n ớc và xã hội”. Cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung luôn đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối của Đảng. Chỉ thị 48-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 22/10/2010 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với

công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới có nêu rõ: “Các c p y đảng, chính quyền từ Trung ơng đ n cơ sở phải quan t m nh đạo, chỉ đạo công tác phòng, ch ng tội phạm, x c định công tác này là một trong nh ng nhi m v tr ng tâm, th ờng xuyên c a mình...” [2, tr.2].

Vì lẽ đó trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR, Đảng lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối là vấn đề có tính tất yếu. Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng đảm bảo cho công tác phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR luôn đi đúng theo chủ trương và đường lối của Đảng, mới có thể huy động được lực lượng của các ngành, các cấp, các đoàn thể và toàn xã hội để tạo nên một sức mạnh tổng hợp trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR.

Để đảm bảo nguyên tắc “Đảm bảo s nh đạo c a Đảng trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR” cần quán triệt một số vấn đề sau:

Một là, các cấp ủy Ðảng phải thường xuyên lắng nghe và yêu cầu các cơ quan, ban ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình báo cáo tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR và kết quả công tác phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR.

Hai là, các cấp ủy Ðảng phải nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách về phòng ngừa tội phạm nói chung, về BVVPTR trong từng thời kỳ cụ thể để đề ra các nghị quyết, chương trình và triển khai thực hiện có hiệu quả, đồng thời chỉ đạo thống nhất, tập trung công tác phòng ngừa của chính quyền địa phương, các cơ quan, các ngành, các cấp.

Ba là, các cấp ủy Đảng phải quan tâm tới công tác tổ chức cán bộ, công tác đào tạo, bồi dƣỡng những đảng viên ƣu tú, có phẩm chất, năng lực để gánh vác những nhiệm vụ trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức có liên quan đến bảo vệ rừng, phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR; kịp thời tuyên dương, khen thưởng đối với những đảng viên có nhiều thành tích trong công tác phòng, chống tội VPCQĐ về KTVBVR, đồng thời phải xử lý nghiêm minh những đảng viên có vi phạm liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, quản lý hoạt động lâm sản.

2.3.2. Phải huy động sức mạnh của toàn xã hội, phát huy quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Cuộc đấu tranh phòng ngừa tình hình tội phạm đƣợc xác định là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội. Trách nhiệm bảo vệ rừng nói chung gắn với nhiều

Điều 36 Luật BVVPTR 2004 quy định: “Cơ quan nh n ớc, tổ ch c, cộng đồng dân c thôn, hộ gia đ nh, c nh n c tr ch nhi m bảo v rừng, th c hi n nghiêm chỉnh các quy định về bảo v rừng theo quy định c a Lu t này, pháp lu t về phòng cháy, ch a cháy, pháp lu t về bảo v và kiểm dịch th c v t, pháp lu t về thú y v c c quy định khác c a pháp lu t c i n quan” [47, tr.17]. Do đó, phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, mà nó còn là trách nhiệm của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân.

Bên cạnh đó, đặc thù rừng ở Việt Nam trải dài theo chiều dài của đất nước, phân bố rộng qua các khu dân cƣ. Vì vậy, phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR phải huy động sức mạnh của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân từ đó tạo ra sức mạnh tổng hợp, tạo ra mạng lưới thiên la địa võng trong phòng ngừa, mang lại hiệu quả cao cho công tác phòng ngừa.

Để đảm bảo nguyên tắc “Phải huy động s c mạnh c a toàn xã hội, phát huy quyền và trách nhi m c a cơ quan nh n ớc, tổ ch c, hộ gia đ nh, c nh n trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR” cần quán triệt một số vấn đề sau:

Một là, luôn xác định trách nhiệm phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR là của toàn xã hội.

Hai là, các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ pháp luật, BVVPTR phải có biện pháp để huy động đƣợc sức mạnh của toàn xã hội cho công tác bảo vệ rừng nói chung, phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR nói riêng.

Ba là, phải có quy chế phối hợp giữa các chủ thể tham gia phòng ngừa làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình, kế hoạch phòng ngừa đảm bảo tính đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể phòng ngừa.

2.3.3. Áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau trong phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Phòng ngừa tình hình tội phạm hướng tới mục tiêu ngăn chặn không để tội phạm xảy ra và từng bước loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Để đạt được mục tiêu đó không thể chỉ áp dụng một vài biện pháp nào đó mà phải đƣợc thực hiện tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau. Phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR nhất thiết phải đảm bảo nguyên tắc này. Để ngăn chặn và hướng tới loại trừ tội VPCQĐ về KTVBVR ra khỏi đời sống xã hội, các chủ thể tham gia phòng ngừa phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm hệ thống các biện pháp phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng. Việc áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau trong phòng

ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR sẽ tạo ra sự tác động mang tính đồng bộ vào nguyên nhân và điều kiện của tội VPCQĐ về KTVBVR, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để mang lại hiệu quả cho công tác phòng ngừa loại tội phạm này.

Quán triệt và thực hiện nguyên tắc “Áp d ng tổng hợp nhiều bi n pháp khác nhau trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR” cần chú ý một số vấn đề sau:

Một là, sự tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR là sự tổng hợp các biện pháp do các chủ thể tham gia phòng ngừa khác nhau thực hiện chứ không gắn với một chủ thể duy nhất nào.

Hai là, mỗi chủ thể tham gia phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Tuy vậy, cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, cũng nhƣ từng thời điểm và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn các biện pháp phù hợp.

Ba là, mỗi một chủ thể tham gia phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR phải xác định đƣợc đâu là biện pháp chủ công gắn với chức năng, nhiệm vụ của mình.

Bên cạnh đó, phải có sự phối hợp giữa các chủ thể tham gia phòng ngừa làm cơ sở cho việc xây dụng các chương trình, kế hoạch phòng ngừa đảm bảo tính đồng bộ.

2.3.4. Phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng phải gắn với tính đặc thù về loại tội và yếu tố tự nhiên, xã hội

Trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR, sự cụ thể hóa trong hoạt động phòng ngừa phù hợp với tính đặc thù về loại tội và điều kiện tự nhiên, xã hội là vấn đề hết sức quan trọng. Bởi các lý do:

Một là, Tội VPCQĐ về KTVBVR là một trong những tội xâm hại tài nguyên rừng và xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực lâm sản. Loại tội này xảy ra hầu hết ở các địa phương có rừng. Tuy vậy, hành vi phạm tội VPCQĐ về KTVBVR không chỉ đơn thuần là hành vi tác động trực tiếp tới cây rừng ở việc khai thác trái phép mà còn là những hành vi vận chuyển, mua bán trái phép (và cả cất giữ, chế biến trái phép) gỗ, lâm sản và các sản phẩm chế biến từ gỗ. Đối tƣợng tác động mà hành vi phạm tội VPCQĐ về KTVBVR hướng tới là cây rừng và các sản phẩm gỗ từ cây rừng. Cũng chính vì vậy, loại tội này không có bị hại trực tiếp mà chỉ có bị hại gián tiếp là Nhà nước, các chủ rừng và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Ở một chừng mực nào đó yếu tố này có ảnh hưởng tới tính tích cực của nhân dân trong tham gia phòng ngừa nếu họ không nhận thức hết đƣợc giá trị của rừng đối với cuộc sống của chính họ.

Hai là, tính đặc thù của loại tội cũng kéo theo những đặc thù về thành phần phạm tội. Tức là tính đặc thù ở các đặc điểm nhân thân của người phạm tội.

Ba là, tội VPCQĐ về KTVBVR chủ yếu xảy ra ở địa phương có rừng, do đó gắn với các yếu tố về tự nhiên, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng miền, địa phương đó.

Quán triệt nguyên tắc “Phòng ngừa tình hình tội vi phạm c c quy định về khai thác và bảo v rừng phải gắn với tính đặc thù về loại tội và y u t t nhiên, xã hội”

cần chú ý một số vấn đề sau:

Một là, chủ thể phòng ngừa phải nghiên cứu và nắm rõ tính đặc thù của tội VPCQĐ về KTVBVR, đặc thù trong đặc điểm nhân thân người phạm tội VPCQĐ về KTVBVR, cũng nhƣ những đặc thù về tự nhiên, xã hội (địa lý, lịch sử, dân cƣ, văn hóa, giáo dục...)

Hai là, tương ứng với tính đặc thù đối với loại tội và điều kiện tự nhiên, xã hội đã nắm bắt đƣợc mà thiết kế, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

2.3.5. Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng trong phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Ngày nay vấn đề bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên rừng nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường đã trở thành mối quan tâm có tính toàn cầu. Suy giảm tài nguyên rừng ở mỗi quốc gia không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới quốc gia sở tại mà còn tác động tới nhiều quốc gia khác trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là tác động đến môi trường sinh thái toàn cầu. Vì vậy, hợp tác quốc tế cùng chung tay bảo vệ, phát triển, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng luôn giành đƣợc sự quan tâm của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế. Trong bối cảnh đó, vấn đề bảo vệ rừng nói chung, phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR nói riêng cần kết hợp mục tiêu quốc tế, trên cơ sở đó tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính từ các nguồn, các tổ chức và chương trình quốc tế như: Chương trình SEFLEG (tăng cường Luật pháp, Quản lý và Thương mại Lâm sản tại Đông Nam Á), sáng kiến REDD+ (Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng)…

Bên cạnh đó, bảo vệ rừng nói chung và phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR nói riêng cũng không thể tách khỏi các mục tiêu quốc gia nhƣ: Chiến lƣợc bảo vệ môi trường, chương trình mục tiêu quốc gia về đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm… Phải xác định phòng ngừa tình hình tội

VPCQĐ về KTVBVR là góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, ngược lại các chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan là cơ sở, nguồn lực để triển khai thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn các giải pháp phòng ngừa loại tội này.

Ngoài ra phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR nhất thiết phải gắn kết với các mục tiêu về kinh tế - xã hội của vùng. Tội VPCQĐ về KTVBVR là một loại tội phạm xảy ra chủ yếu tại các vùng có rừng, là những nơi có tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến gỗ.

Nhƣ vậy, trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR cần kết hợp các mục tiêu quốc tế – quốc gia – vùng. Theo đó, để đảm bảo thực hiện nguyên tắc này cần quán triệt một số vấn đề sau:

Một là, các mục tiêu quốc tế – quốc gia – vùng có liên quan đến bảo vệ rừng nói chung, phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR nói riêng phải đƣợc đề cập và cụ thể hóa vào các chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng và phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR.

Hai là, luôn xác định phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR là góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu quốc tế – quốc gia – vùng có liên quan.

Ba là, trên cơ sở các mục tiêu quốc tế – quốc gia – vùng mà tranh thủ, huy động các nguồn lực hỗ trợ về mặt kỹ thuật, công nghệ, tài chính… cho công tác phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các Tỉnh Tây Nguyên (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(214 trang)