Biện pháp phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các Tỉnh Tây Nguyên (Trang 53 - 58)

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐINH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG

2.5. Biện pháp phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Trong phần khái niệm và nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR, luận án đã xác định phòng ngừa loại tội này cần áp dụng tổng hợp, đồng bộ và có hệ thống các biện pháp khác nhau của Nhà nước và xã hội. Hệ thống các biện pháp đƣợc áp dụng một cách tổng hợp, đồng bộ mới có thể triệt tiêu các yếu tố làm phát sinh, phát triển tội VPCQĐ về KTVBVR trong xã hội, cũng như hướng tới việc

nâng cao mọi mặt của đời sống xã hội và loại trừ các yếu tố tiêu cực ảnh hưởng xấu đến sự hình thành nhân cách của từng cá nhân con người. Luận án tiếp cận và xây dựng hệ thống các biện pháp phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR theo 2 nhóm: Phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng.

2.5.1. Nhóm các biện pháp phòng ngừa chung tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

2.5.1.1. Bi n pháp kinh t - xã hội

Bi n pháp kinh t - xã hội là bi n ph p t c động bằng kinh t và tổ ch c xã hội nhằm khắc ph c, hạn ch và loại trừ nguy n nh n, điều ki n c a tội phạm nói chung trong ĩnh v c kinh t - xã hội. Nội dung c a bi n pháp này t p trung vào phát triển, n ng cao đời s ng v t ch t c a các tầng lớp nhân dân; xoá bỏ nh ng tiêu c c từ thi u th n, nghèo đ i, th t nghi p, tổ ch c vi c m cho ng ời ao động; mở rộng mạng ới dịch v xã hội [45, tr.134].

Từ khái niệm trên có thể hiểu, biện pháp kinh tế - xã hội trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR là biện pháp nhắm vào việc phải khắc phục tình trạng kinh tế sa sút trong xã hội, nâng cao điều kiện sống, nâng cao đời sống vật chất trong nhân dân, tổ chức việc làm cho người dân. Tuy vậy, cần lưu ý rằng tội VPCQĐ về KTVBVR chủ yếu xảy ra ở các địa phương có rừng, nơi cộng đồng dân cư đa phần còn khó khăn, sống chủ yếu vào làm nương rẫy và dựa vào rừng... Do vậy, để biện pháp kinh tế phát huy tác dụng trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR cần tập trung vào các vấn đề sau:

Một mặt, có các chính sách kinh tế - xã hội nhằm phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội nhằm nâng cao đời sống, ổn định cuộc sống của người dân vùng có rừng.

Mặt khác, các chính sách phát triển kinh tế phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương nơi có rừng, trong đó phải hướng tới việc người dân làm nghề rừng phải sống đƣợc bằng nghề rừng từ đó họ tự có ý thức đƣợc phải bảo vệ rừng, phòng chống các loại tội phạm xâm hại tài nguyên rừng, trong đó có tội VPCQĐ về KTVBVR.

2.5.1.2. Bi n ph p văn h a - t t ởng

Bi n ph p văn h a - t t ởng là bi n pháp nhằm nâng cao ý th c giác ngộ chính trị, t t ởng trong nh n n, h nh th nh nh n c ch con ng ời mới XHCN, có ý th c tôn tr ng lu t pháp, tích c c tham gia vào cuộc đ u tranh phòng, ch ng tội phạm,

n ng cao đời s ng văn ho , tinh thần cho nhân dân, nâng cao tinh thần trách nhi m c a c nh n đ i với cộng đồng [45, tr.134].

Bi n ph p văn h a - t t ởng là bi n pháp nhằm nâng cao ý th c giác ngộ chính trị xã hội trong nh n n, h nh th nh nh n c ch con ng ời mới có ý th c đ u tranh ch ng tội phạm, tôn tr ng kỹ c ơng x hội, ch p hành nghiêm chỉnh lu t pháp nhà n ớc [64, tr.214].

Từ các khái niệm trên có thể hiểu, biện pháp văn hóa - tư tưởng trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR là biện pháp nhằm nâng cao ý thức của cán bộ, công chức, quần chúng nhân dân về việc phải bảo vệ tài nguyên rừng; có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan tới khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản; tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống các hành vi xâm hại tài nguyên rừng nói chung, tội VPCQĐ về KTVBVR nói riêng.

Biện pháp văn hóa – tư tưởng trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động văn hóa, giáo dục và tuyên truyền.

Một là, thông qua động văn hóa, giáo dục: Tức là thông qua việc triển khai thực hiện các phong trào, hoạt động văn hóa và thông qua hoạt động giáo dục để tác động, giáo dục tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, công chức và quần chúng nhân dân, hình thành ở họ ý thức và hành động phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với các chuẩn mực xã hội có liên quan đến bảo vệ tài nguyên rừng, liên quan đến các quy định của Nhà nước về đảm bảo trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực khai thác, quản lý lâm sản; có ý thức, trách nhiệm và tích cực tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR.

Hai là, thông qua hoạt động tuyên truyền: Tuyên truyền trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR có thể hiểu là hoạt động có tổ chức, có chủ định của chủ thể phòng ngừa loại tội phạm này thực hiện truyền đạt, giải thích rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cƣ, mọi lứa tuổi về tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên rừng, các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý bảo vệ rừng, quản lý hoạt động lâm sản và phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR nhằm thuyết phục, vận động họ làm theo pháp luật, tạo thành thói quen hành vi luôn tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực BVVPTR, có ý thức và hành động tích cực phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR. Tuyên truyền được xác định là hoạt động cơ bản, thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội

VPCQĐ về KTVBVR nói riêng. Tuyên truyền cần phải đƣợc thực hiện cả chiều sâu, lẫn chiều rộng, với các hình thức, cách thức phù hợp.

2.5.2. Nhóm các biện pháp phòng ngừa riêng tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

2.5.2.1. Bi n pháp tổ ch c quản lý, bảo v rừng và quản lý hoạt động lâm sản Để bảo vệ rừng nói chung, phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR nói riêng thì việc hoàn thiện các công cụ pháp luật, các hệ thống chính sách mới chỉ là điều kiện cần, tổ chức quản lý và đảm bảo thực hiện trên thực tế mới là yếu tố quyết định hiệu quả của phòng ngừa. Hệ thống pháp luật, hệ thống chính sách dù có tốt đến mấy nhƣng việc tổ chức quản lý và thực hiện chúng không tốt thì hiệu quả sẽ không cao. Do vậy, tổ chức quản lý bảo vệ rừng và quản lý hoạt động lâm sản giữ vai trò quan trọng trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR.

Nội dung của biện pháp tổ chức quản lý, bảo vệ rừng và quản lý hoạt động lâm sản trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR thể hiện ở việc các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm trong quản lý bảo vệ rừng, quản lý hoạt động lâm sản phải thực hiện có hiệu quả chức trách, nhiệm vụ của mình trong quản lý bảo vệ rừng, quản lý hoạt động lâm sản. Hiệu quả của việc quản lý bảo vệ rừng, đƣa các hoạt động khai thác và quản lý lâm sản vào đúng khuôn khổ của pháp luật từ đó có tác dụng phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR phụ thuộc rất nhiều vào việc các cơ quan chức năng, các chủ thể liên quan thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả chức trách, nhiệm vụ của mình trong quản lý bảo vệ rừng và quản lý hoạt động lâm sản.

Theo đó:

- Các cơ quan QLNN trong lĩnh vực bảo vệ rừng và phát triển rừng (Chính phủ, UBND các cấp; Bộ NNVPTNT, các cơ quan chuyên ngành ở địa phương và hệ thống cơ quan Kiểm lâm) phải thực hiện nghiêm túc trách nhiệm QLNN về BVVPTR, quản lý hoạt động lâm sản theo quy định tại Luật BVVPTR và các văn bản pháp luật có liên quan; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVVPTR và hoạt động lâm sản của các tổ chức, cá nhân; xử lý nghiêm minh những người bao che, tiếp tay cho “lâm tặc”; tổ chức các lực lƣợng tuần tra bảo vệ rừng, truy quét “lâm tặc” khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; ngăn chặn kịp thời các trường hợp khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; phát hiện, kiến nghị, chỉ đạo xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ trái phép.

- Các chủ rừng phải chịu trách nhiệm bảo vệ rừng được Nhà nước giao, cho thuê theo quy định hiện hành của pháp luật. Xây dựng các chương trình, đề án bảo vệ rừng trên diện tích đƣợc giao, thực hiện tuần tra bảo vệ rừng và phối kết hợp với các lực lƣợng chức năng tuần tra bảo vệ không để rừng bị xâm hại trái pháp luật, phòng ngừa, ngăn chặn khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.

- Các lực lượng Công an, Quân đội phối hợp thường xuyên với lực lượng Kiểm lâm trong công tác tuần tra bảo vệ rừng, truy quét các đối tƣợng, các điểm nóng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép và kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động lưu thông lâm sản.

2.5.2.2. Phòng ngừa bằng các bi n pháp nghi p v c a l c ợng Công an

Là lực lƣợng nòng cốt trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội VPCQĐ về KTVBVR nói riêng, lực lƣợng Công an thực hiện phòng ngừa nghiệp vụ tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR thông qua việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cơ bản (NVCB).

Thông qua các biện pháp NVCB, lực lượng Công an thường xuyên nắm chắc tình hình, hoạt động có liên quan đến tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR để kịp thời xây dựng kế hoạch, thực hiện các biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn. Đặc biệt là đấu tranh chuyên án với sự tập trung về lực lượng và phương tiện, có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất nên mang lại hiệu quả rất cao trong việc phát hiện, kịp thời ngăn chặn cũng nhƣ điều tra khám phá nhanh chóng các vụ án VPCQĐ về KTVBVR.

Không những thế, những chuyên án bóc dỡ những tổ chức, đường dây khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ trái phép với quy mô lớn luôn tạo ra tính răn đe, cảnh báo rất cao từ đó có giá trị phòng ngừa xã hội rộng lớn.

2.5.2.3. Quản lý giáo d c c c đ i t ợng từng vi phạm pháp lu t BVVPTR nói chung, tội VPCQĐ về KTVBVR nói riêng

Quản lý giáo dục đối tƣợng từng vi phạm pháp luật BVVPTR nói chung, phạm tội VPCQĐ về KTVBVR nói riêng, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng động, ổn định cuộc sống, giúp họ nâng cao có ý thức chấp hành pháp luật BVVPTR nói riêng, cũng nhƣ kịp thời phát hiện và ngăn chặn mọi ý định và hành động tái phạm của họ là một trong những biện pháp phòng ngừa cá biệt có hiệu quả.

Bên cạnh đó, biện pháp này khi phát huy hiệu quả cũng có sức lan tỏa phục vụ cho công tác phòng ngừa xã hội. Một người phạm tội kiên quyết không tái phạm, ắt sẽ có người thứ hai, thứ ba và cứ như thế sức lan tỏa nhân lên, từ đó góp phần hình thành

ý thức bảo vệ rừng, không vi phạm pháp luật BVVPTR, không phạm tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cƣ.

2 5 2 4 Điều tra x lý nghiêm minh hành vi phạm tội VPCQĐ về KTVBVR Điều tra khám phá tội phạm nhanh chóng, truy tố, xét xử và buộc kẻ phạm tội phải chịu một hình phạt do tội phạm mà mình đã thực hiện không những có ý nghĩa phòng ngừa cá biệt mà còn có ý nghĩa phòng ngừa chung. Việc trừng trị người phạm tội và ngăn chặn không để cho người đó phạm tội mới còn có ý nghĩa tác động đối với những người xung quanh làm cho họ từ bỏ ý định phạm tội, thậm chí sự chuẩn bị hay âm mưu tiến hành một tội phạm nào đó...

Trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR, việc điều tra, xử lý hành vi phạm tội một cách nghiêm minh theo quy định của pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi chính sự chậm trễ, thiếu kiên quyết trong xử lý, xử lý không nghiêm loại tội phạm này làm cho người phạm tội nhờn luật, tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội và thực hiện ngày càng manh động, liều lĩnh. Bên cạnh đó, sự thiếu kiên quyết trong xử lý, xử lý không nghiêm cũng làm mất lòng tin của nhân dân vào sự nghiêm minh vào pháp luật, nhà nước, dẫn tới việc họ không tích cực tham gia vào công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

Vấn đề áp dụng nghiêm khắc các quy định của BLHS cần đƣợc chú trọng. Nếu không xử lý nghiêm minh sẽ tạo ra tiền lệ xấu cho việc áp dụng pháp luật và tạo thái độ xem thường pháp luật của người phạm tội. Vì lợi ích kinh tế họ sẵn sàng phạm tội để thu lợi, chấp nhận một “giá” vừa phải để có thể đƣợc chọn lựa so với việc thực hiện những hành vi phạm tội khác.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các Tỉnh Tây Nguyên (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(214 trang)