Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐINH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG
2.6. Mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể tham gia phòng ngừa tình hình tội
Phòng ngừa tội VPCQĐ về KTVBVR có sự tham gia của nhiều chủ thể. Hoạt động phòng ngừa của mỗi chủ thể quyết định hiệu quả của phòng ngừa. Tuy nhiên, nếu việc phối kết hợp giữa các chủ thể tham gia phòng ngừa không tốt, không chặt chẽ thì hoạt động phòng ngừa khó đạt hiệu quả cao. Mặt khác, chính hoạt động phòng ngừa của từng chủ thể gặp nhiều khó khăn nếu nhƣ không có sự phối hợp hoặc sự phối hợp không tốt. Do đó, phối hợp giữa các chủ thể tham gia phòng ngừa tội VPCQĐ về KTVBVR là vấn đề hết sức cần thiết. Trong đó, đặc biệt là các mối quan hệ phối hợp sau: Phối hợp giữa UBND các tỉnh có liên quan; giữa cơ quan Công an với cơ quan
sản; phối hợp giữa CAND, VKSND và TAND trong điều tra, tuy tố, xét xử vụ án VPCQĐ về KTVBVR.
Cơ sở của quan hệ phối hợp là hệ thống những quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản; những văn bản pháp luật trong lĩnh vực phòng chống tội phạm xâm hại tài nguyên rừng nhƣ: Luật BVVPTR 2004, các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nhƣ Chỉ thị 12/TTg, các Thông tƣ liên tịch giữa các Bộ về việc phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản nhƣ Thông tƣ 144/TTLT-BNN- BCA-BQP… và đặc biệt là các quy chế phối hợp đƣợc ký kết giữa các chủ thể tham gia phòng ngừa trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng ngừa các tội xâm hại tài nguyên rừng.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi chủ thể và mối quan hệ phối hợp là giữa các chủ thể nào với nhau mà xây dựng nội dung phối hợp cụ thể, cũng nhƣ xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể. Tuy vậy, gắn với phòng ngừa tội VPCQĐ về KTVBVR trong các mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể cần phải có những nội dung lớn sau:
- Phối hợp trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, quản lý lâm sản; đấu tranh phòng chống các tội xâm hại tài nguyên rừng, trong đó có tội VPCQĐ về KTVBVR.
- Phối hợp trong tuần tra bảo vệ rừng, truy quét các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, VPCQĐ về KTVBVR. Trong đó, chú trọng việc kiểm tra, ngăn chặn những điểm nóng về VPCQĐ về KTVBVR.
- Phối hợp trong kiểm tra đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng rừng, kinh doanh, chế biến lâm sản; Phối hợp trong quản lý và tổ chức giáo dục các đối tƣợng VPCQĐ về KTVBVR.
- Phối hợp trong việc cung cấp thông tin để kịp thời nắm bắt tình hình và thống nhất các biện pháp xử lý các vụ việc đƣợc phát hiện có liên quan đến hành vi VPCQĐ về KTVBVR.
Kết luận chương 2
Chương 2 của luận án đã giải quyết cơ bản những vấn đề lý luận phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR, bao gồm:
Th nh t, luận án đã xây dựng khái niệm phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR và phân tích làm rõ ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR.
- Khái niệm phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR đƣợc xây dựng dựa trên quan điểm về phòng ngừa của các nhà nghiên cứu và dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực BVVPTR cũng nhƣ quy định của BLHS về tội này.
- Ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR đƣợc phân tích trên các luận điểm: Đối với phát triển kinh tế - xã hội, đối với môi trường sinh thái, đối với QPAN, đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và đối với việc củng cố lòng tin của nhân dân.
Th hai, luận án xác định cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR:
- Cơ sở lý luận của phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR bao gồm hệ thống lý luận của Tội phạm học về phòng ngừa tình hình tội phạm đã đƣợc thừa nhận rộng rãi và lý luận về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR do tác giả luận án xây dựng.
- Cơ sở pháp lý của phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR bao gồm các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực BVVPTR có liên quan tới phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR; các văn bản pháp luật có liên quan tới phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR; các văn bản của địa phương trong việc triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước có liên quan tới phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR gắn với địa phương.
- Cơ sở thực tiễn của phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR chính là tình hình tội này diễn ra trên thực tế. Nó bao gồm các thông số về phần hiện và phẩn ẩn của tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR.
Th ba, luận án đƣa ra và phân tích nguyên tắc, chủ thể, biện pháp phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR.
- Phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR cần tuân thủ theo những nguyên tắc phòng ngừa của Tội phạm học. Bên cạnh đó, gắn với những đặc thù của loại tội phạm này, luận án xây dựng và triển khai các nguyên tắc cụ thể trong tổ chức và tiến hành hoạt động phòng ngừa loại tội này.
- Phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR có sự tham gia của nhiều chủ thể và áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó có nhóm biện pháp phòng ngừa chung và biện pháp phòng ngừa riêng.
Th t , luận án nêu và phân tích sự cần thiết và nội dung cơ bản trong mối quan hệ phối hợp chủ yếu giữa các chủ thể phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR.
Chương 3