Chương 3: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN
3.4. Đánh giá thực trạng phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên
3.4.1. Những kết quả đạt được
Trên cơ sở phân tích thực trạng phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2008 đến 2017, luận án rút ra một số kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:
- Trong những năm qua Đảng, Nhà nước thực hiện đầu tư, kêu gọi đầu tư mạnh mẽ vào Tây Nguyên, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp thuộc các tỉnh Tây Nguyên đã tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa – giáo dục nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước chuyển biến khá toàn diện, tăng trưởng GDP toàn vùng hàng năm tương đối cao;
cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp; đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng đƣợc cải thiện, đã cơ bản xóa đƣợc tình trạng thiếu đói trong vùng dân tộc thiểu số; tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, nhiều gia đình trước đây khó khăn nay đủ ăn, có tích luỹ.... Giáo dục đào tạo cũng có những bước phát triển đáng khích lệ, tất cả các tỉnh trong vùng đều đạt phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi… Các phong trào gắn với cuộc vận động “To n n đo n t xây d ng đời s ng văn h a" hướng người dân sống có nghĩa tình, chấp hành pháp luật, có ý thức bảo vệ rừng, phòng chống tội phạm xâm hại tài nguyên rừng đã mang lại những kết quả tích cực.
Những kết quả đạt đƣợc nêu trên đã góp phần quan trọng trong việc ổn định cuộc sống, giải quyết việc làm cho người dân, từng bước hạn chế sự lệ thuộc vào rừng, đồng thời từng bước hình thành ý thức, trách nhiệm với rừng, phần nào đó khơi dậy và cổ vũ
lối sống hài hòa, thân thiện với thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, phòng ngừa các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, trong đó có các hành vi của tội VPCQĐ về KTVBVR.
- Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục thì công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức của quần chúng nhân dân về việc phòng ngừa các loại tội phạm xâm hại tài nguyên rừng, tội VPCQĐ về KTVBVR cũng đã đƣợc các cấp, các ngành quan tâm. Nhiều hoạt động tuyên truyền, với nhiều hình thức và nội dung có liên quan đến bảo vệ rừng, phòng chống các hành vi xâm hại tài nguyên rừng đƣợc thực hiện. Thông qua đó hiểu biết về pháp luật, ý thức về bảo vệ rừng, về quyền và nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ bảo vệ rừng, phòng chống các hành vi xâm hại tài nguyên rừng của các tầng lớp dân cƣ trong xã hội Tây Nguyên đã có những chuyển biến tích cực và từng bước được nâng lên. Cũng từ công tác tuyên truyền mà người dân có ý thức tố giác, cung cấp tin báo về tội phạm giúp các cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn, bắt giữ các vụ khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ, lâm sản trái phép.
- Hoạt động quản lý, bảo vệ rừng của các chủ thể trực tiếp tham gia công tác quản lý, bảo vệ rừng, cũng nhƣ hoạt động quản lý các cơ sở chế biến gỗ của các cơ quan chức năng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cũng đã đƣợc thực hiện. Các lực lƣợng, các đơn vị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình đã thực hiện các hoạt động tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng nhằm phòng ngừa và kịp thời ngăn chặn hành vi khai thác, vận chuyển gỗ, lâm sản trái phép; Kiểm lâm, các BQL rừng, các lực lƣợng liên ngành đã lập các trạm, các chốt kiểm soát lâm sản trên cơ sở đó đã phát hiện, ngăn chặn và xử lý nhiều vụ vận chuyển gỗ trái phép; các đoàn kiểm tra liên ngành cũng đã phối hợp tổ chức và thực hiện kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ góp phần phòng ngừa và phát hiện, xử lý nhiều cơ sở kinh doanh, chế biến gỗ vi phạm.
- Công tác phòng ngừa nghiệp vụ của lực lƣợng Công an thông qua việc tiến hành các công tác NVCB đã có tác dụng nhất định trong phòng ngừa tội phạm VPCQĐ về KTVBVR.
- Công tác phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử các vụ án VPCQĐ về KTVBVR đã đƣợc các cơ quan Công an, VKSND, TAND quan tâm, nhiều vụ án đƣa ra xét xử nghiêm minh đã góp phần quan trọng trong việc răn đe, tuyên truyền giáo dục trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR.
Với những kết quả đạt đƣợc, đã phần nào kéo giảm tình hình tội VPCQĐ về
về sau, năm 2016 số vụ án đƣa ra xét xử giảm gần một nữa so với năm 2011 (xem Bảng 1, 2 – Ph l c 1 và Biểu đồ 2.1 – Ph l c 2).
3.4.2. Những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân 3.4.2.1. Nh ng hạn ch , thi u sót
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nêu trên, công tác phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong những năm qua còn những hạn chế, thiếu sót sau đây:
Một là, mặc dù trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã đầu tư, kêu gọi đầu tư vào Tây Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí, giải quyết việc làm cho người dân vùng Tây Nguyên nói chung, người dân vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số nói riêng từ đó giúp họ ổn định cuộc sống, hạn chế phụ thuộc vào rừng, có ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, phòng chống các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, phòng ngừa tội VPCQĐ về KTVBVR nhƣng vẫn còn nhiều bất cập:
- Về mặt tổng thể Tây Nguyên vẫn là vùng nghèo và còn nhiều khó khăn, quy mô kinh tế vùng nhỏ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, nông nghiệp vẫn chiếm chủ yếu.
Đời sống của một bộ phận khá lớn cƣ dân còn thấp, nhất là vùng kinh tế mới, di cƣ tự do và đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng gần rừng. Do đó, một bộ phận người dân sống phụ thuộc vào rừng, khai thác, vận chuyển gỗ trái phép.
- Kinh tế lâm nghiệp còn rất nhiều bất cập, việc thu hút nguồn lực cho công tác BVVPTR còn nhiều khó khăn, người làm nghề rừng chưa sống được bằng nghề.
- Các phong trào, hoạt động văn hóa chƣa khơi dậy, cổ vũ đƣợc lối sống hài hòa, thân thiện với thiên nhiên, ý thức bảo vệ rừng, phòng ngừa các hành vi khai thác, buôn bán, vận chuyển gỗ trái phép của tội VPCQĐ về KTVBVR, cũng nhƣ chƣa đẩy lùi đƣợc tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, tiêu cực, tham nhũng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả những người trong các đơn vị, lực lượng có trách nhiệm trong phòng ngừa các tội xâm hại tài nguyên rừng.
- Công tác giáo dục, đào tạo vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, nhất là vấn đề nâng cao dân trí, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, bảo vệ rừng và phòng chống tội phạm nói chung, tội VPCQĐ về KTVBVR nói riêng. Trình độ dân trí của một bộ phận dân cƣ thấp khiến cho việc nhận thức và hiểu biết về pháp luật của họ hạn chế, ý thức bảo vệ rừng và phòng chống các hành vi xâm hại tài nguyên rừng vì thế không cao.
Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động quần chúng nhân dân tham gia vào hoạt động phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR chƣa thu hút được đông đảo người dân, ý thức của người dân về bảo vệ rừng, phòng ngừa các hành vi xâm hại tài nguyên rừng là không cao. Phần lớn quần chúng nhân dân chƣa nhận thức đầy đủ về phòng ngừa loại tội này, tình trạng họ chƣa xác định đƣợc trách nhiệm của bản thân cũng nhƣ các biện pháp để phòng ngừa là phổ biến. Bên cạnh đó, đa phần quần chúng còn mơ hồ về những quy định pháp luật có liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giữ và chế biến gỗ, lâm sản và ý thức chấp hành các quy định pháp luật đó không cao.
Ba là, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng chƣa phát huy hết vai trò, trách nhiệm:
- Các cơ quan QLNN về rừng, đặc biệt là chính quyền cơ sở chƣa thực hiện đầy đủ trách nhiệm đƣợc giao, chƣa chỉ đạo quyết liệt trong quản lý, bảo vệ rừng; chƣa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng và quản lý hoạt động lâm sản.
- Kiểm lâm địa bàn xã chƣa phát huy đƣợc vai trò của mình trong quản lý, bảo vệ rừng ở việc tham mưu cho UBND cấp xã công tác quản lý, bảo vệ rừng; chưa thường xuyên đi địa bàn để nắm tình hình, chƣa tạo đƣợc sự gắn kết và tập hợp đƣợc lực lƣợng của các chủ rừng trong tuần tra, bảo vệ rừng.
- Lực lƣợng đƣợc giao trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng chƣa quán xuyến đƣợc diện tích rừng đƣợc giao, thậm chí còn bỏ trống địa bàn quản lý trong thời gian dài dẫn tới tình trạng “lâm tặc” lợi dụng khai thác, vận chuyển gỗ trái phép.
Trong đó, một số chủ rừng là doanh nghiệp đƣợc giao rừng chỉ chú trọng sản xuất kinh doanh mà không chú trọng công tác quản lý, bảo vệ rừng.
B n là, công tác kiểm soát hoạt động lâm sản chưa được tiến hành thường xuyên, việc ứng trực tại các chốt, các trạm chƣa đảm bảo nên tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn khai thác, vận chuyển gỗ trái phép không cao. Lực lƣợng Kiểm lâm chƣa theo dõi, giám sát đƣợc các đối tƣợng “lâm tặc” nên chƣa kịp thời phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ đƣợc đối tƣợng khi có hành vi phạm tội. Hoạt động quản lý các doanh nghiệp và cơ sở chế biến gỗ của các cơ quan chức năng chƣa chặt chẽ, còn nhiều cơ sở chế biến gỗ nằm ngoài quy hoạch, nằm gần rừng nhƣng chƣa đƣợc xử lý, nhiều cơ sở chế biến gỗ vi phạm nhƣng quá trình xử lý không nghiêm nên thiếu tính răn đe, phòng ngừa.
Năm là, hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ của lực lƣợng Công an thông qua các công tác NVCB mới chỉ dừng lại ở việc điều tra nắm tình hình chung về các tuyến, địa bàn, lĩnh vực, hệ loại đối tƣợng, chƣa có sự phân tích cụ thể, phân định cụ thể về địa bàn, tuyến, lĩnh vực và hệ loại đối tƣợng hoạt động phạm tội VPCQĐ về KTVBVR.
Trong các công tác NVCB vẫn còn tình trạng “hồ sơ chết”, chƣa nắm đƣợc hoạt động, diễn biến của đối tƣợng dẫn đến công tác quản lý kém hiệu quả. Đặc biệt việc quản lý, giáo dục, răn đe những người có tiền án, tiền sự theo yêu cầu của công tác phòng ngừa, theo hướng làm mất đi khả năng, điều kiện hoạt động phạm tội chưa được quan tâm đúng mức. Công tác đấu tranh chuyên án chƣa đƣợc quan tâm tiến hành.
Sáu là, công tác quản lý giáo dục cá biệt các đối tƣợng từng phạm tội xâm hại tài nguyên rừng nói chung, tội VPCQĐ về KTVBVR nói riêng trên thực tế chƣa đƣợc quan tâm thực hiện.
Bảy là, cơ quan Công an, Kiểm lâm, VKSND, TAND mặc dù đã tập trung điều tra, truy tố, xét xử các vụ án VPCQĐ về KTVBVR, tuy nhiên, trên thực tế số lƣợng tội phạm và người phạm tội VPCQĐ về KTVBVR đã đưa ra xét xử chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình loại tội này. Số vụ phạm tội đƣợc phát hiện và xử lý, đặc biệt là khởi tố điều tra, truy tố và xét vẫn còn thấp; đây cũng chỉ mới là bề nổi của bức tranh tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR vì tình trạng tội phạm ẩn rất phức tạp. Vì vậy, tác dụng phòng ngừa từ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án VPCQĐ về KTVBVR là chƣa cao.
Tám là, hoạt động phối hợp giữa các các lực lƣợng làm nhiệm vụ bảo vệ rừng, giữa các tỉnh chƣa mang lại hiệu quả cao; vẫn còn tình trạng quy chế phối hợp giữa các địa phương chỉ mới dừng lại ở lý thuyết trên giấy, mạnh ai nấy làm, rừng ai nấy giữ nên chƣa tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quản lý, bảo vệ rừng, phòng ngừa khai thác, buôn bán, vận chuyển gỗ trái phép.
3.4.2.2. Nguyên nhân c a nh ng hạn ch , thi u sót
Một là, về hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan tới BVVPTR nói chung, phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR nói riêng: Vẫn còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, một số cơ chế chính sách còn thiếu tính khả thi, khó áp dụng (nh đ phân tích ở m c 3.1.3.3). Điều này làm cho việc triển khai thực hiện các biện pháp kinh tế - xã hội có liên quan tới quản lý, bảo vệ rừng cũng nhƣ công tác quản lý, bảo vệ rừng của các chủ thể đƣợc giao rừng gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách cũng chƣa tạo ra đƣợc sự thu hút nguồn lực vào công tác bảo vệ rừng.
Hai là, về mặt nhận thức và ý thức trách nhiệm: “Nh n th c và ý th c trách nhi m c a nhiều c p y, tổ ch c đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên về công tác quản lý, bảo v rừng, quản lý hoạt động lâm sản ch a đầy đ , thi u th ng nh t, ch a coi tr ng phát triển bền v ng. Một s c p y, tổ ch c đảng, chính quyền ch a th t s quan tâm, còn buông lỏng quản lý, thi u quy t li t trong nh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và x lý vi phạm về quản lý, bảo v rừng. Ở nh ng điểm nóng khai thác, v n chuyển gỗ trái phép do lợi ích c c bộ, cán bộ c p cơ sở đ m ngơ, th m chí có biểu hi n ti p tay cho các hành vi phá rừng, khai thác, tiêu th lâm sản trái phép” [3, tr.1];
Tiêu biểu: Theo Kết luận thanh tra số 6097/KL-UBND ngày 04/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng kết luận thanh tra trách nhiệm của Giám đốc VQG Bi Doup - Núi Bà trong công tác quản lý bảo vệ rừng có nêu: Năm 2015, tr n i n tích đơn vị đ ợc giao quản ý ảo v xảy ra 01 v ch y rừng, hai th c rừng tr i phép tại ô A4, hoảnh 1, tiểu hu 130 với i n tích rừng ị thi t hại 1,2 ha, h i ợng m sản ị thi t hại 21,77 m3, trong đ c 09 c y gỗ Pơmu h i ợng 19,26 m3 M c độ thi t hại đ v ợt m c x ý h nh chính nh ng VQG hông ph t hi n ịp thời, p hồ sơ hởi t v n, chuyển hồ sơ cho cơ quan ch c năng x ý theo quy định c a ph p u t v v vi c cũng hông đ ợc đơn vị o c o với cơ quan ch c năng hi xảy ra ch y rừng Sau hi Chi c c Kiểm m tỉnh iểm tra ph t hi n v vi c v đề nghị VQG p hồ sơ, chuyển c c cơ quan ch c năng x ý th ng y 30/10/2015, Hạt tr ởng Hạt Kiểm m V ờn qu c gia mới ý Quy t định s 82/QĐ-CHS chuyển hồ sơ v vi c vi phạm v ng y 13/11/2015 ý Quy t định s 83/QĐKTVAHS-KL hởi t v n vi phạm c c quy định về hai th c quản ý rừng để điều tra, x ý theo quy định
Nhận thức của quần chúng nhân dân về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR còn hạn chế. Bên cạnh đó, họ còn mơ hồ trong việc việc nắm bắt và tuân thủ các quy định về khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ, lâm sản. Do đó, ý thức, trách nhiệm của phần lớn quần chúng nhân dân trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR không cao.
Ba là, về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội:
- Một số nguyên nhân chung của thực trạng kinh tế - xã hội Tây Nguyên còn kém phát triển, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; việc giải quyết công ăn, việc làm, ổn định cuộc sống, nâng cao đời sống vật chất cho người dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng rừng, vùng dân tộc thiểu số vẫn còn khó khăn:
+ Thu hút đầu tƣ vào Tây Nguyên còn thấp, nguồn vốn thu hút từ FDI, ODA và từ đầu tư của doanh nghiệp trong nước, từ đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với cả nước. Tính đến ngày 31/12/2014, tổng vốn ODA đã được ký kết trong 4 năm 2011-2014 của các tỉnh Tây Nguyên chỉ là 409,9 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực ƣu tiên nhƣ nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, giao thông vận tải. Tây Nguyên mới có tổng số 148 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 819 triệu USD. Bình quân một dự án là 5,5 triệu USD (thấp hơn so với bình quân một dự án nước ngoài đầu tư tại Việt Nam là 14,2 triệu USD) (s li u báo cáo tại Hội nghị xúc ti n đầu t v an sinh x hội T y Nguy n năm 2015).
+ Chƣa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của vùng nhƣ: Chƣa thu hút đƣợc các ngành công nghiệp chế biến nông sản mặc dù đây là vùng cung cấp nguyên liệu nông sản lớn nhất nước về cà phê, hồ tiêu và một số mặt hàng nông sản khác. Trong khi đó, Nông nghiệp chiếm tỷ trọng và phát triển lớn mạnh hơn trước nhưng còn mang nặng tính tự phát không bền vững, đặc biệt là chưa có sự kết hợp giữa 4 nhà: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông nên người nông dân chưa được quan tâm hỗ trợ về mặt kỹ thuật và đầu ra tiêu thụ.
+ Cơ sở hạ tầng Tây Nguyên còn kém phát triển, đặc biệt là hệ thống đường giao thông còn chật hẹp, chưa tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông, kết nối giao thương với các khu vực khác. Mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu nguồn nhân lực đƣợc đào tạo, thiếu nguồn nhân lực chất lƣợng cao.
- Một số nguyên nhân của tình trạng kinh tế lâm nghiệp còn nhiều bất cập, việc thu hút các nguồn lực cho công tác BVVPTR còn nhiều khó khăn, người làm nghề rừng chƣa sống đƣợc bằng nghề:
+ Các chính sách về lâm nghiệp (nh đ ph n tích ở m c 3.1.3.3) chƣa tạo động lực cho những “người giữ rừng”: Ví dụ chính sách GĐGR thì người dân chủ yếu được giao rừng nghèo, rừng không có trữ lƣợng, không có lâm sản phụ…; các nguồn hỗ trợ cho người được giao rừng cũng rất thấp; việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng còn bất cập, nhiều nơi người được giao rừng, nhận khoán bảo vệ rừng chưa được hưởng nguồn tiền này. Do đó, người được giao rừng chưa sống được với nghề nên họ chưa quan tâm tới công tác bảo vệ rừng, phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR.
+ Hộ gia đ nh và cộng đồng là đ i t ợng u tiên GĐGR nh ng h không đ ợc ch động ti p c n để GĐGR, m ch m quá trình triển khai và giảm khả năng đ ợc GĐGR c a hộ gia đ nh và cộng đồng [67, tr.5].