Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.4. Câu hỏi và giả thuyết nguyên cứu
Để làm rõ những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu nêu trên, luận án xây dựng câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu nhƣ sau:
1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Th nh t, nh ng câu hỏi đặt ra về nh ng v n đề lý lu n:
1. Thế nào là phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR? Phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR có ý nghĩa nhƣ thế nào?
2. Phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR dựa trên những cơ sở nào?
3. Cần tuân thủ những nguyên tắc và thực hiện những biện pháp nào để phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR?
4. Phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR là trách nhiệm của những chủ thể nào, mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể đó ra sao?
Th hai, nh ng câu hỏi đặt ra đ i với nh ng v n đề th c tiễn phòng ngừa:
1. Phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR có đặc trƣng gì khác với phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và khác với phòng ngừa các tội (nhóm tội) khác?
2. Phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có đặc trưng gì khác so với các địa phương khác?
3. Tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2008 đến 2017 diễn ra nhƣ thế nào? Thực trạng phòng ngừa tình hình loại tội này đã đạt đƣợc những kết quả gì? Còn những hạn chế, thiếu sót nào?
4. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2008 đến 2017 là gì?
Th ba, nh ng câu hỏi đặt ra đ i với d báo, định h ớng, giải pháp phòng ngừa:
1. Tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian sau năm 2017 sẽ nhƣ thế nào?
2. Cần có những định hướng và giải pháp nào để tăng cường phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian tới?
1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu Th nh t, về lý lu n phòng ngừa:
1. Lý luận về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR đƣợc xây dựng dựa trên lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm của Tội phạm học.
2. Phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR có ý nghĩa không chỉ về mặt kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, trật tự an toàn xã hội mà còn có ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng.
3. Để phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR phải dựa trên cơ sở lý luận và pháp lý nhất định.
4. Nguyên tắc của phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR phải là những nguyên tắc có tính đặc thù đối với loại tội phạm này.
5. Để phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR cần sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau và sự tham gia của nhiều chủ thể.
Th hai, về th c tiễn phòng ngừa:
1. Làm rõ đƣợc tình hình, đặc điểm có liên quan đến phòng ngừa tình hình tội VPCQQĐ về KTVBVR nhƣ: Địa lý, dân cƣ, kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng; tình hình và nguyên nhân, điều kiện của tội VPCQĐ về KTVBVR; nhận thức của một số chủ thể cốt yếu về phòng ngừa; vấn đề tổ chức lực lƣợng và hệ thống chính sách, pháp luật có ý nghĩa quan trọng phục vụ công tác phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
2. Hoạt động phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian qua còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Trong đó,
Th ba, về định h ớng, giải pháp phòng ngừa:
1. Phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cần phải tăng cường sự lãnh đạo, kiểm tra giám sát của các cấp ủy Đảng, đặc biệt là nâng cao trách nhiệm của các cơ quan QLNN, các chủ rừng.
2. Để phòng ngừa ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ phòng ngừa chung đến phòng ngừa riêng.
3. Để phát huy vai trò, trách nhiệm của chủ rừng trong phòng ngừa tình hình ngừa tội VPCQĐ về KTVBVR trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên thì phải có chính sách để chủ rừng sống đƣợc bằng nghề rừng.
Kết luận chương 1
Qua đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR cho thấy đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả, nhóm tác giả trong và ngoài nước tiếp cận nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Tác giả luận án nhận thấy:
Về góc độ lý luận chƣa có công trình nào xây dựng một cách đầy đủ lý luận về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR.
Về góc độ thực tiễn hầu hết các quan điểm nghiên cứu đều cho rằng việc xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tình hình khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép là hết sức cần thiết. Tuy vậy, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, chuyên sâu, tập trung vào thực trạng phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR nói chung, tình hình tội này trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói riêng.
Những khoảng trống về lý luận phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR và thực tiễn phòng ngừa tình hình loại tội này trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên chính là những vấn đề đặt ra mà luận án cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ trong quá trình thực hiện đề tài luận án. Và để làm được điều đó, trong chương Tổng quan tình hình nghiên cứu này, tác giả cũng đã chỉ rõ những vấn đề cụ thể cần tiếp tục nghiên cứu gắn với vấn đề lý luận, vấn đề thực tiễn phòng ngừa và vấn đề định hướng, giải pháp phòng ngừa. Bên cạnh đó, để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đƣợc sát hợp, tác giả cũng đã xây dựng các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu gắn với từng vấn đề cụ thể về lý luận, thực tiễn và định hướng, giải pháp. Tất cả những vấn đề nêu ra sẽ được tác giả luận án nghiên cứu, làm rõ trong các chương tiếp theo của luận án.
Chương 2