Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐINH VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG
2.1. Khái niệm và ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng
2.1.1. Khái niệm phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, vấn đề phòng ngừa và sự cần thiết của phòng ngừa tội phạm luôn đƣợc quan tâm sâu sắc nhằm bảo vệ, duy trì trật tự và công bằng xã hội, góp phần bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, của cá nhân mỗi con người. Ở nước ta, từ ngay sau khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến công tác phòng ngừa tình hình tội phạm, Người từng nói “Xét x đúng là t t, nh ng n u không phải xét x thì càng t t hơn”. Đây chính là phương châm quan trọng trong đường lối đấu tranh với tội phạm của Đảng và Nhà nước ta. Theo đó, trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm phải luôn lấy phòng ngừa là chính, phòng ngừa tốt cũng chính là chống tội phạm tốt.
Tội VPCQĐ về KTVBVR đƣợc quy định tại Điều 175 BLHS năm 1999 (Điều 232 BLHS 2015) thuộc phần “Các tội phạm xâm phạm tr t t quản lý kinh t ” bao gồm các hành vi: Khai thác trái phép cây rừng, buôn bán, vận chuyển (tàng trữ, chế biến) gỗ, lâm sản trái phép. Tính nguy hiểm của loại tội này thể hiện không chỉ ở việc gây ra những thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước đó là nguồn lợi gỗ từ cây rừng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách kinh tế - xã hội, phá vỡ TTQLKT của Nhà nước trong lĩnh vực khai thác cây rừng, buôn bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến lâm sản. Bên cạnh đó, hành vi phạm tội VPCQĐ về KTVBVR là một trong những nguyên nhân gây mất rừng, hậu quả gây ra sự mất cân bằng sinh thái, làm biến đổi khí hậu...
Tất cả những điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người. Ngoài ra, tội phạm VPCQĐ về KTVBVR trong nhiều trường hợp còn kéo theo những vấn đề phức tạp khác mà đặc biệt là tình trạng chống người thi hành công vụ và tham nhũng trong lĩnh vực BVVPTR.
Xác định rõ tính chất nguy hiểm của loại tội phạm này, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đấu tranh phòng chống. Nhà nước đã ban hành rất nhiều quy định và văn bản pháp luật trong việc bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và kiên quyết đấu
tranh phòng chống tội VPCQĐ về KTVBVR. Trong đó, quan điểm chung là “Cơ quan nh n ớc, tổ ch c, cộng đồng n c thôn, hộ gia đ nh, c nh n c tr ch nhi m bảo v rừng” [47, tr.20]
Nhằm góp phần vào công tác đấu tranh phòng chống tội VPCQĐ về KTVBVR, đã có một số nghiên cứu về tội này ở những góc độ khác nhau, tuy vậy hiện nay vẫn chƣa có một công trình nghiên cứu nào đƣa ra khái niệm phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR một cách đầy đủ, khoa học. Trong một số công trình nghiên cứu có đề cập nhƣng chủ yếu đƣa ra khái niệm mà không phân tích làm rõ cơ sở để nêu ra khái niệm đó là từ đâu. Để đƣa ra khái niệm phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR, bên cạnh dựa trên quy định của Luật hình sự về tội VPCQĐ về KTVBVR, dựa trên quan điểm của Đảng và nhà nước ta về phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực BVVPTR nhƣ đã nêu trên thì còn phải dựa trên các quan điểm về phòng ngừa tình hình tội phạm đã đƣợc các nhà khoa học, nhà nghiên cứu thừa nhận rộng rãi.
Hiện nay, về cơ bản ở nước ta đã xây dựng tương đối hoàn thiện lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm. Tuy vậy, khi đề cập đến khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm thì vẫn còn một số tranh luận. Theo GS.TS Đỗ Ngọc Quang thì phòng ngừa tình hình tội phạm theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, phòng ngừa tình hình tội phạm bao hàm, một mặt không để cho tội phạm xảy ra, thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Mặt khác, bằng mọi cách để ngăn chặn tội phạm, kịp thời phát hiện tội phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp phạm tội và cuối cùng là cải tạo, giáo dục người phạm tội, đƣa họ trở thành những công dân có ích cho xã hội; theo nghĩa hẹp, phòng ngừa tình hình tội phạm là không để cho tội phạm xảy ra, không để cho tội phạm gây hậu quả cho xã hội, không để cho thành viên của xã hội phải chịu hình phạt của pháp luật, tiết kiệm được những chi phí cần thiết cho Nhà nước trong công tác điều tra, truy tố, xét xử và cải tạo giáo dục người phạm tội [45, tr.199-200].
PGS.TS. Nguyễn Chí Dũng và tập thể tác giả đƣa ra khái niệm: Phòng ngừa tình hình tội phạm là sử dụng các phương pháp, chiến thuật, biện pháp, phương tiện nghiệp vụ cần thiết, với sự tham gia của các lực lƣợng nhằm khắc phục mọi nguyên nhân, điều kiện không để tội phạm phát sinh, phát triển.
GS.TS Võ Khánh Vinh thì cho rằng phòng ngừa tình hình tội phạm là hệ thống các biện pháp Nhà nước và xã hội nhằm khắc phục những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, làm giảm bớt hoặc tiến tới loại trừ tình hình tội phạm ra khỏi
Nhƣ vậy, tuy vẫn có một vài khía cạnh khác nhau nhƣng về cơ bản các quan điểm đều thống nhất cho rằng phòng ngừa tình hình tội phạm cần có sự tham gia của nhiều chủ thể, sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau nhằm không để tội phạm xảy ra, không để cho tội phạm gây hậu quả cho xã hội.
Tội VPCQĐ về KTVBVR là một loại tội cụ thể đƣợc quy định trong BLHS, bao gồm các hành vi: Khai thác trái phép cây rừng, buôn bán, vận chuyển (tàng trữ, chế biến) gỗ, lâm sản trái phép. Phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR là một bộ phận của phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung. Qua nghiên cứu lý luận và các quan điểm về phòng ngừa tình hình tội phạm của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, cũng như dựa trên quan điểm của Đảng và nhà nước ta về phòng ngừa tình hình tội phạm trong lĩnh vực BVVPTR, có thể nhận thấy nội hàm khái niệm phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR phải chứa đựng các vấn đề cơ bản sau:
Th nh t, về nội dung: Phòng ngừa tình hình tội phạm VPCQĐ về KTVBVR là hoạt động của các chủ thể tham gia phòng ngừa bằng nhiều biện pháp khác nhau tác động vào nguyên nhân, điều kiện của tình trạng khai thác cây rừng trái phép, buôn bán, vận chuyển (tàng trữ, chế biến) gỗ, lâm sản trái phép theo hướng ngăn chặn, hạn chế tiến tới loại bỏ nguyên nhân, điều kiện của tình trạng này ra khỏi đời sống xã hội.
Th hai, về ch thể tham gia phòng ngừa: Chủ thể phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR đƣợc xác định là toàn bộ hệ thống cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân.
Th ba, về bi n pháp phòng ngừa: Để phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR cần phải sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp.
Th t , về h ớng phòng ngừa: Một mặt, phát hiện và khắc phục nguyên nhân, điều kiện của tình trạng khai thác cây rừng trái phép, buôn bán, vận chuyển (tàng trữ, chế biến) gỗ, lâm sản trái phép từ đó tiến hành các biện pháp nhằm ngăn ngừa không để tội VPCQĐ về KTVBVR xảy ra. Mặt khác, khi tội VPCQĐ về KTVBVR xảy ra cần nhanh chóng điều tra khám phá và xử lý đúng đắn, nghiêm minh theo pháp luật.
Th năm, về m c tiêu: Hạn chế và đi đến thủ tiêu các hiện tƣợng tiêu cực là nguyên nhân, điều kiện của tình trạng khai thác cây rừng trái phép, buôn bán, vận chuyển (tàng trữ, chế biến) gỗ, lâm sản trái phép; giáo dục con người nói chung và cải tạo, giáo dục người phạm tội VPCQĐ về KTVBVR nói riêng để đưa họ trở thành người có ích cho xã hội.
Từ những phân tích nêu trên, luận án đƣa ra khái niệm phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR nhƣ sau:
Phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR là hoạt động c a t t cả các c p y Đảng, cơ quan Nh n ớc, tổ ch c xã hội và c a m i công dân, áp d ng tổng hợp, đồng bộ và có h th ng các bi n pháp khác nhau c a Nh n ớc và xã hội nhằm khắc ph c nguy n nh n v điều ki n c a tình trạng khai thác cây rừng trái phép, buôn bán, v n chuyển (tàng tr , ch bi n) gỗ, lâm sản trái phép, từng ớc hạn ch , làm giảm, ti n tới loại trừ tội VPCQĐ về KTVBVR ra khỏi đời s ng xã hội.
2.1.2. Ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng
Th nh t, phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR góp phần ổn định và phát triển kinh t - xã hội.
Hành vi khách quan của tội VPCQĐ về KTVBVR bao gồm các hành vi khai thác cây rừng trái phép, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép và có các hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng. Hành vi khai thác cây rừng trái phép tác động cây rừng, tới rừng, là một trong những nguyên nhân làm mất rừng, làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, làm cạn kiệt dần nguồn cung cấp nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế cao cũng nhƣ nguồn cung cấp các loài lâm sản và dƣợc liệu có giá trị ngoài gỗ. Bên cạnh đó, mất cây rừng, suy giảm diện tích rừng tác động và làm ảnh hưởng tới môi trường sống của các loài động, thực vật, là một trong những nguyên nhân làm giảm sự đa dạng sinh học. Điều này không chỉ gây ra những thiệt hại về mặt nguồn lợi do rừng trực tiếp đem lại mà còn làm giảm khả năng khai thác các nguồn lợi gián tiếp từ rừng thông qua các hoạt động khai thác, phát triển du lịch sinh thái rừng. Việc khai thác cây rừng trái phép, làm suy giảm diện tích rừng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra xói mòn đất, lũ lụt, biến đổi khí hậu, gây ra các hiện tƣợng El Nino và La Nina… có tác động xấu tới phát triển kinh tế, đặc biệt là trong nông nghiệp. Ngoài ra, hành vi VPCQĐ về KTVBVR xâm phạm vào trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý lâm sản, có tác động ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh, bền vững của nền kinh tế.
Mặt khác, ngày nay ở nước ta cũng như hầu hết các nước trên thế giới quá trình khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên rừng nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội luôn được nhà nước chú trọng, đặc biệt là giải quyết công ăn việc làm, phân công lao
Điều này không chỉ làm tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần giảm bớt sức ép về việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo...
Phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR là trực tiếp góp phần ngăn chặn việc xâm hại tài nguyên rừng và ngăn chăn các hành vi làm đảo lộn trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực khai thác cây rừng, quản lý lâm sản từ đó góp phần quan trọng vào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội nêu trên.
Th hai, phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR góp phần bảo v môi tr ờng sinh thái.
Rừng là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, rừng được xem như là máy điều hòa, là “lá phổi sinh h c khổng lồ” có tác dụng điều hòa khí hậu, lọc bụi trong không khí, cung cấp khí O2 và hấp thụ khí CO2, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường sống trên trái đất. Rừng còn có tác dụng to lớn trong việc tăng độ phì nhiêu cho đất, bảo vệ đất, chống xói mòn, lưu giữ nguồn nước, điều hòa dòng chảy… Mất rừng, suy giảm rừng cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra những biến đổi khí hậu bất thường trong thời gian qua.
Với vai trò cực kỳ to lớn nhƣ đã phân tích trên, cần phải xác định rằng phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR, không để loại tội phạm này xảy ra là góp phần quan trọng vào bảo vệ cây rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.
Th ba, phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR góp phần gi v ng QPAN:
Rừng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội, môi trường mà còn có ý nghĩa cả về QPAN. Trong thời kỳ chiến tranh rừng là lũy thép thành đồng che chắn bảo vệ bộ đội, rừng “che bộ đội”, rừng “vây quân thù”, rừng là tấm lưới nguy trang hữu hiệu che dấu những kho tàng và những căn cứ quân sự. Trong thời bình rừng là nơi tạo điều kiện cần thiết trong việc góp phần bảo vệ vững chắc biên cương, lãnh thổ của Tổ quốc. Hiện nay rừng chủ yếu còn ở các khu vực biên giới, nhƣ ở vùng Tây Nguyên rừng vẫn còn nhiều ở các vùng biên giới giáp Campuchia, Lào. Những khu vực này hiện tại còn tập trung nhiều loại gỗ quý hiếm mà “lâm tặc” thường nhắm tới để khai thác trái phép. Đây lại là những khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng với QPAN, là nơi nhiều đơn vị quân đội đóng quân. Rừng tạo ra địa bàn tác chiến thuận lợi cho bộ đội cũng nhƣ tạo ra tấm lá ngụy trang che chở các căn cứ quân sự.
Có thể khẳng định, rừng có vai trò quan trọng đối với QPAN, do đó, bảo vệ rừng là vấn đề hết sức cần thiết. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cần phải phòng ngừa với các hành vi xâm hại tài nguyên rừng, trong đó có tội VPCQĐ về KTVBVR.
Th t , phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR c t c động và ảnh h ởng đ n một s loại tội khác có liên quan.
Tội VPCQĐ về KTVBVR là một loại tội phạm cụ thể trong bức tranh tổng thể của tình hình tội phạm. Phòng ngừa tình hình tội này ở một chừng mực nào đó cũng góp phần phòng ngừa một số loại tội phạm khác, góp phần kéo giảm tình hình tội phạm nói chung. Những giải pháp phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR khi hướng tới giải quyết các vấn đề về kinh tế - xã hội như: Giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất, nâng cao nhận thức pháp luật… hay hướng tới việc ngăn chặn các hành vi xâm hại trực tiếp tới cây rừng nhƣ: Tuần tra canh gác, chốt chặn, truy quét… cũng góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, đặc biệt là phòng ngừa các tội tác động trực tiếp tới tài nguyên rừng nhƣ: Hủy hoại rừng, mua bán và vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm… Bên cạnh đó, nhƣ đã đề cập, tội VPCQĐ về KTVBVR còn kéo theo tình trạng chống người thi hành công vụ và đƣa, nhận hối lộ… Do đó, phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR cũng có ý nghĩa trong phòng ngừa gián tiếp một số loại tội phạm này.
Th năm, phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR góp phần c ng c lòng tin c a nh n n v o Đảng v Nh n ớc.
Trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, những yếu kém, bất cập của bộ máy nhà nước, cùng với đó là sự tha hóa, biến chất, tham nhũng của một bộ phận cán bộ công quyền đã lấy đi một phần niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR diễn ra phổ biến, phức tạp một phần nào đó cũng có nguyên nhân từ sự thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, từ sự tiêu cực của các cán bộ công quyền. Rừng bị khai thác trái phép, diện tích rừng suy giảm, tình trạng phương tiện chở gỗ “lậu” không bị kiểm soát, những “con voi chui l t lỗ kim” đã và đang làm mất ít nhiều niềm tin của nhân dân vào các cơ quan bảo vệ rừng, các cơ quan bảo vệ pháp luật, vào Đảng và Nhà nước. Đây là một điều hết sức nguy hiểm ảnh hưởng tới sự ổn định của xã hội, tới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tới sự vững mạnh của chế độ.
2.2. Cơ sở của phòng ngừa tình hình tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng
Phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR cần thiết phải tiến hành dựa trên những cơ sở nhất định. Theo tác giả, phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR cần dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn.
- Cơ sở lý lu n: Cơ sở lý luận của phòng ngừa hình tội VPCQĐ về KTVBVR là toàn bộ hệ thống lý luận về phòng ngừa tội phạm làm cơ sở cho phòng ngừa hình tội VPCQĐ về KTVBVR. Nó bao gồm hệ thống lý luận về phòng ngừa tội phạm đã đƣợc thừa nhận rộng rãi trong khoa học Tội phạm học ở Việt Nam và lý luận phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR.
+ Đối với hệ thống lý luận về phòng ngừa tội phạm đã đƣợc thừa nhận rộng rãi trong khoa học Tội phạm học ở Việt Nam, như trong Chương 1 “Tổng quan tình hình nghiên c u” đã đề cập thì hiện nay về cơ bản ở nước ta đã xây dựng tương đối hoàn thiện lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm. Hệ thống lý luận này một mặt là cơ sở lý luận cho phòng ngừa tội phạm nói chung, phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR nói riêng, mặt khác cũng là cơ sở lý luận vững chắc để xây dựng lý luận về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR.
+ Đối với lý luận phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR, cũng trong Chương 1 “Tổng quan tình hình nghiên c u” đã đề cập thì hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào xây dựng hoàn thiện lý luận về phòng ngừa loại tội cụ thể này. Và đây cũng chính là vấn đề mà tác giả luận án phải xây dựng để làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng hoạt động phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR. Theo tác giả luận án, thì lý luận về phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR sẽ bao hàm các vấn đề: Khái niệm và ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR; cơ sở, nguyên tắc, chủ thể, biện pháp phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR; mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể trong phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR.
Về khái niệm và ý nghĩa của phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR, tác giả đã xây dựng và trình bày ở mục 2.1, cơ sở của phòng ngừa tình hình tội VPCQĐ về KTVBVR đƣợc trình bày tại mục 2.2 này và các nội dung còn lại sẽ đƣợc tác giả xây dựng và trình bày từ mục 2.3 tới 2.6.
- Cơ sở pháp lý: Xuất phát từ chức năng lãnh đạo xã hội và chức năng quản lý xã hội, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và văn bản quy