Chương 3 NHỮNG BÀI VĂN ĐẠT ĐIỂM CAO CỦA HỌC SINH GIỎI
IV. PHẦN CHỮ MÀU XANH LÀ KIẾN THỨC BỔ TRỢ )
VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI THEO GIƠI HẠN CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11 TỪ NĂM 2018
( Tài liệu tập huấn của Sở)
A/ Phần một: Vận dụng kiến thức và lí luận văn học
A.I/ Những vấn đề lí luận văn học bồi dưỡng học sinh giỏi chúng tôi đã triển khai tại chuyên đề Sầm Sơn năm 2015, nay tiếp tục dạy kĩ lưỡng như sau:
1/ Đặc trưng của thơ - Thơ hay
- Cần nắm được tình cảm là cốt lõi của thơ
- Vận dụng bài học để cảm nhận sâu sắc trạng thái rung động của nhà thơ - Những quan điểm bàn về vai trò tình cảm trong thơ xưa nay
- Nhận thức về thơ hay, bàn về thơ hay, phát hiện để tập thẩm bình.
2/ Phong cách nghệ thuật
- Nắm được khái niệm phong cách nghệ thuật
- Phát hiện cá tính sáng tạo, dấu ấn riêng của từng tác giả học trong chương trình để có
sự so sánh
- Những ý kiến bàn về sự độc đáo văn chương 3/ Tiếp nhận văn học
- Các góc độ cảm nhận, lĩnh hội
- Sự đồng cảm giữa nhà văn với bạn đọc - Các ý kiến bàn về tiếng nói tri âm
- Những bài học dễ nhận biết của tiếng nói tri âm 4/ Mối quan hệ nội dung và hình thức văn học
- Sự hài hòa máu thịt giữa nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiên - Những ý kiến bàn về nội dung và hình thức
- Biểu hiện cụ thể trong những tác phẩm lớn đã học 5/ Mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và văn học - Tính chân thực của văn học
- Vai trò của hiện thực cuộc sống - Vai trò của người nghệ sĩ
- Biểu hiện trong các bài học 6/ Quan hệ Tâm và tài
- Quan điểm mang màu sắc thời đại Nguyễn Du: chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
- Quan điểm tâm và tài trong sáng tác hôm nay và mọi thời đại - Biểu hiện của tâm và tài trong các tác phẩm lớn đã học
- Các ý kiến bàn về điều này 7/ Các khuynh hướng sáng tác - Khái niệm về khuynh hướng - Khuynh hướng lãng mạn - Khuynh hướng hiện thực
- Khuynh hướng hiện thực XHCN - Biểu hiện trong tác phẩm lớn đã học 8/Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật
- Nắm đặc trưng hình tượng của ngôn ngữ văn học
- Sự khổ công, nhọc lòng của lựa chọn ngôn từ nghệ thuật - Các ý kiến bàn về điều này
- Chỉ ra được nghệ thuật dùng từ của những tác phẩm hay 9/ Hình tượng và hình tượng điển hình
- Khái niệm hình tượng nghệ thuật
- Hinh tượng nhân vật và hình tượng nhân vật điển hình
- Chỉ ra được dấu hiệu của hình tượng điển hình trong những tác phẩm lớn 10/Quan điểm sáng tác nhà văn
- Cần hiểu thế nào là quan điểm sáng tác
- Sự nhất quán giữa quan điểm sáng tác và tác phẩm nhà văn
- Nắm được quan điểm sáng tác của những gương mặt tiêu biểu: Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh,Tản Đà, Nam Cao, Xuân Diệu Hàn Mặc Tử, Vũ Trọng Phụng, Huy Cận , Thạch Lam, Nguyễn Tuân,...
- Vận dụng vào bài viết những hiểu biết từ quan điểm sáng tác này.
A.II/ Những áp dụng kiến thức và lí luận trong giới hạn chương trình thi của Sở
Bài 1: Nguyễn Đình Chiểu và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
1/ Nguyễn Đình Chiểu, con người, tư tưởng và quan niệm sáng tác văn chương.
2/ Phong cách đạo đức trữ tình trong sáng tác Đồ Chiểu 3/ Hình tượng người nông dân bi tráng trong VTNSCG 4/ Câu hỏi :
Câu 1: Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để làm sáng tỏ ý kiến sau: Chỉ có đến Nguyễn Đình Chiểu và với Nguyễn Đình Chiểu thì hình ảnh người nông dân mới chính thức bước vào văn học, không phải như những nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến, mà như những người anh hùng thật sự của dân tộc. (Nguyễn Lộc).
Câu 2: Văn học không có gì khác hơn là lòng yêu quý con người Anh chị hãy bình luận ý kiến trên qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Câu 3: Nguyễn Đình Chiểu có những quan niệm:
- Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
- Văn chương ai chẳng muốn nghe Phun châu nhả ngọc báu khoe tinh thần
Hãy bình luận về ý thức sáng tác văn học của ông và minh họa qua VTNSCG Câu 4: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy” (Phạm Văn Đồng)
Hãy giải thích và làm sáng tỏ qua một đoạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc mà anh /chị tâm đắc
Bài 2: Tự tình II
1/ Hồ Xuân Hương huyền bí và sự thật
2/ Bà chúa thơ Nôm qua chùm thơ Tự tình
3/ Khát vọng nữ quyền từ HXH qua thơ hiện đại và đương đại Việt nam - Hoan ca trần thế Hồ Xuân Hương
- Thơ tình nữ VN hiện đại thế kỉ XX - Vi Thùy Linh và biểu tượng phụ nữ 4/ Câu hỏi :
Câu 1: Âm điệu là cỗ xe chuyên chở điệu hồn thi phẩm.(Hoàng Cầm) Hãy lắng nghe âm điệu ấy trong Tự tình .
Câu 2: Bàn về thơ, Xuân Diệu có nói: “thơ là hiện thực. thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng việc phân tích bài thơ Tự tình ( II) của Hồ Xuân Hương, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Bài 3: Văn học sử từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 1/ Hoàn cảnh xã hội văn hóa mĩ học hiện đại
2/ Bản chất của hiện đại hóa văn học 3/ Ba giai đoạn cách tân văn học
4/ Các khuynh hướng văn học và đặc trưng thẫm mĩ
Văn học lãng mạn Văn học hiện thực
Văn học yêu nước và cách mạng 5/ Câu hỏi
Câu 1: Đuy-be-lây nói: Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim Câu 2: Balzac nói: nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại
Câu 3: Biêlinski đã nói về nhân vật điển hình: với nhà văn, đó là tấm huy chương; với bạn đọc, đó là một người lạ quen biết.
Bài 4: Hai đứa trẻ