Một phong cách thơ mới sánh cùng trăng sao bất diệt

Một phần của tài liệu Chuyên đề Học sinh giỏi quyển 2 (Trang 59 - 62)

Chương 3 NHỮNG BÀI VĂN ĐẠT ĐIỂM CAO CỦA HỌC SINH GIỎI

2/ Một phong cách thơ mới sánh cùng trăng sao bất diệt

Định hướng này sẽ là cách tiếp cận thế giới thơ đau thương của Hàn thi sĩ. Một người có đôi mắt rất mộng rất mơ, nhìn sự thực thì hóa chiêm bao, nhìn chiêm bao thấy xô sang địa hạt huyền diệu . Một nỗi đau trần thế khủng khiếp ẩn náu trong lối thơ điên.

Chuyên đề 5 : Các câu hỏi phần thơ mới

Câu 1 : Hoàng Ngọc Hiến cho rằng : Thơ trước hết phải mang tới một cái gì khác cổ điển (trước nó), nhưng chỉ có khác thì khó đọc, mà chỉ có cổ điển thì đọc thấy nó tẻ.

Thơ nào đọc thấy khang khác mà vẫn phảng phất cổ điển thì đấy là thơ đích thực mang tới giá trị mới”

Hãy lí giải vấn đề trên qua bài Tràng giang Vội vàng Câu 2:

Nhiều bạn đọc cho rằng: Mỗi khổ thơ có một câu hỏi tu từ, vì thế, bài thơ

"Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử đã gieo vào lòng người những ám ảnh, day dứt rất ấn tượng:

- Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

- Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?

- Ai biết tình ai có đậm đà?

Còn bạn thì sao?

Câu 3: Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nhận xét:

Thơ không cần nhiều từ ngữ. Nó cũng không quan tâm đến hình xác của sự sống.

Nó chỉ cần cảm nhận và truyền đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sỹ.Anh/chị suy nghĩ gì về câu nói đó và hãy làm sáng tỏ thông qua việc phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

Câu 4: Nhà thơ vĩ đại của Ấn Độ Rabinđranat Tagor từng bày tỏ: “Ngọn gió nhà thơ băng qua rừng, băng qua biển để tìm ra tiếng nói của riêng mình”.(Những con chim bay lạc) Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên. Hãy đi tìm tiếng nói của riêng Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử trong những cảm nhận về sự sống trần gian qua hai đoạn trích sau:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

(Vội vàng, Xuân Diệu)

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền

(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)

Câu 5: Nhà thơ Bằng Việt cho rằng: "Tiêu chuẩn vĩnh cửu của thơ là tình cảm"

Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, hãy làm sáng tỏ.

Câu 6: “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt.”

(Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh)

Anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến của Hoài Thanh, qua việc phân tích một số bài thơ Mới đã học trong chương trình Ngữ văn 11 như: Vội vàng , Tràng giang,, Đây thôn Vĩ Dạ .

Câu 7: Nhận xét về bài thơ Tràng giang của Huy Cận, có nhà phê bình đã viết:

“Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống với sự cách tân đích thực”.

Anh (chị) hãy phân tích bài thơ Tràng giang để làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 8: Đọc một câu thơ, nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người (France) Hãy bình luận qua bài Đây thôn Vĩ Dạ

Câu 9: Cái kết tinh của một vần thơ và muối bể

Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu (Chế Lan Viên) Tìm chất muối của thơ ca qua bài Tràng giang Câu 10: Điều còn lại ở mỗi nhà thơ là giọng nói riêng biệt của chính mình.

Hãy tìm giọng nói riêng qua Vội vàngTràng giang

Câu 11: Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới(Hoài Thanh).Xuân Diệu đã bắt rễ rất sâu trong cội nguồn truyền thống(Chu Văn Sơn) Lí giải và làm sáng tỏ vấn đề trên qua các bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu

Câu 12: Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy.Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy(Nguyễn Đình Thi). Qua Đây mùa thu tớiĐây thôn Vĩ Dạ hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.

Câu 13: Bàn về thơ, Nguyễn Công Trứ tâm sự: "Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời", còn Tố Hữu lại khẳng định rằng "Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn

thấy tình người trong đó"

Bằng việc phân tích bài thơ "Vội vàng" (Xuân Diệu), anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về những quan niệm trên.

Câu 14: Thơ tình là bài học lớn về lòng nhân đạo.Từ bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về điều này.

Câu 15: Có một ý kiến rằng: Tôi biết thơ rất cần cho cuộc sống, nhưng cần như thế nào thì tôi không biết.

Anh chị hãy dựa vào bài Vội vàng của Xuân Diệu để lí giải cái điều rất cần ấy của thơ.

Câu 16: Người xưa nói: thơ hay là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon.Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy cảm nhận cái phần ngoài sắc, ngoài vị của thơ qua một số khổ thơ tâm đắc trong các bài Hầu trời(Tản Đà),Tràng giang(Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (HMT), Vội vàng(XD)

Câu 17: Nhịp sóng Tràng giang của Huy Cận: đi từ trái tim để đến với trái tim.

Câu 18: Thơ phải nhắm đến cái mờ, cái trôi nổi, cái mơ hồ của con tim, cái nửa sáng nửa tối của cảm giác, cái bất định của trạng thái tâm hồn(Veclen).

Bình luận và làm sáng tỏ vấn đề trên qua bài Đây thôn Vĩ Dạ.

Câu 19: Pôn Eluya đã nói: Có đủ loại thơ, nhưng chữ thơ bao giờ cũng đứng trước.

Anh chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ hai bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ Hầu trời, hãy làm sáng tỏ vấn đề.

Câu 20: Thơ phải chăng là điều ấy, mơ ở trong thực, cái vô hình trong cái hữu hình.Những màu trong thơ, không sáng cũng không tối, lờ mờ nhưng lại rõ, cái chính xác của sự mơ hồ, cái bảng lảng, có thể nói như vậy khi người ta là thi sĩ (Tố Hữu)

Hãy bàn luận ý kiến này qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ .

Câu 21: Từ câu của Lorca: Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn, có một nhà thơ nổi tiếng Việt nam đã đưa ra ý tưởng: hãy chôn thơ mới.Anh chị hãy bình luận về điều này.

Bài 10: Nhật kí trong tù

Một phần của tài liệu Chuyên đề Học sinh giỏi quyển 2 (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(486 trang)
w