Quan niệm con người lí trí, đơn trị

Một phần của tài liệu Chuyên đề Học sinh giỏi quyển 2 (Trang 295 - 298)

B. Gương mặt đất nước trong thơ văn kháng chiến

II. Thanh Thảo và Đàn Ghi ta của Lorca

3. Quan niệm con người lí trí, đơn trị

Cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm gian khổ, trường kì, ác liệt. Chỉ có tinh thần thép, ý chí thép mới bền gan theo đuổi đi đến thắng lợi cuối cùng. Ý thức “dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập” là quyết tâm, là ý chí, là nghị lực chung của cả dân tộc. Bởi vậy, Hồ Chủ Tịch cũng đã nêu gương: “Nay ở trong thơ nên có thép – Nhà thơ cũng phải biết xung phong” (Cảm tưởng đọc thiên gia thi). Tư tưởng ấy đã chi phối toàn bộ nền văn học, đã hình thành quan niệm con người lí trí trong văn học 1945 – 1975.

Con người trong văn học 45-75 là những con người có ý thức chính trị cao, con người quên cái tôi, cái riêng, nhất là những hạnh phúc và nỗi đau riêng tư để hy sinh cho sự nghiệp cách mạng chung một cách thanh thản, nhẹ nhõm. Niềm tin sắt đá vào lí tưởng đã cho họ một ý chí vững vàng. Câu nói của Tnú khi còn là một cậu bé liên lạc cho anh Quyết đã bộc lộ rõ niềm tin tuyệt đối ấy: “Cụ Mết nói: Đảng còn, núi nước này còn”. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân cũng tự nhủ mình khi nghe tin làng Chợ Dầu mà ông yêu hơn cả mạng sống của mình rằng: “Làng thì yêu thật! Nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù!”, tâm tình thủ thỉ với đứa con: “Con ủng hộ ai” – “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh” để giãi bày lòng mình...

Ý chí mạnh mẽ đã tạo nên kiểu con người khao khát được hi sinh và cống hiến, trong cả lao động sản xuất và chiến đấu. Anh thanh niên làm công tác khí tượng trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đơn độc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m vẫn tự hào: “Mình với công việc là đôi, sao gọi là cô đơn được” và tìm thấy niềm hạnh phúc trong niềm vui của đồng bào khi phát hiện đám mây khô giúp đơn vị bộ đội dưới xuôi lập chiến công lớn. Họ sống và cống hiến, không đòi hỏi gì riêng cho mình. Đó là mẫu hình lí tưởng trong văn học thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Những nhân vật như anh Nhẫn (Cỏ non), Biền (Tầm nhìn xa), Nam (Hãy đi xa hơn nữa), anh Trỗi (Sống như Anh), anh Thuận (Bất khuất),... đều là những nhân vật mang ý chí mạnh mẽ và khát vọng cống hiến hết mình. Trên tinh thần “Tổ quốc hay là chết?”, người ta tán thưởng chân lí mà chị Út Tịch phát biểu: “Đánh Tây sướng bằng tiên chớ cực gì!”, người ta không ngạc nhiên trước quyết định dứt khoát của anh Tịch: “Còn gà mái thì còn gà giò. Cứ đánh!” (Nguyễn Thị Bình - ). Người mẹ cắp rổ đi suốt từ nhà ra chợ tỉnh để đòi đầu chồng, theo sau chân là mấy đứa con líu ríu vẫn bình tình không gục ngã cho đến hai đứa con của chị là Việt và Chiến tự hứa với vong linh má trước ban thờ: “chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nào nước nhà độc lập, con lại đưa má về” đều là những điển hình của con người lí trí.

Quan niệm về con người lí trí trong văn học 45-75 còn được thể hiện ở con đường giác ngộ cách mạng, trưởng thành trong ý thức chính trị của công dân trong lao động và chiến đấu.

Con đường giác ngộ của những nhân vật như Mị và A Phủ trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân, Lượng trong Thư nhà của Hồ Phương, chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Chấm và Trọng trong Cái sân gạch của Đào Vũ, Mẫn trong Mẫn và tôi của Phan Tứ, ... đều được lường trước, đoán trước. Đó là xu hướng tất yếu của con người và lịch sử được phản ánh trong văn học. Ngay cả nhà văn Nam Cao vốn là cây

bút có biệt tài về miêu tả tâm lí con người cũng tự uốn chỉnh ngòi bút của mình theo cách nghĩ, cách viết của những vệ quốc quân: “Những người viết cũng như những nhân vật họ tả đều là những con người hành động. Họ hi sinh và đoàn kết, chiến đấu và kỉ luật. Tâm lí họ không phiền phức và rắc rối. Họ giản dị”. Nguyễn Huy Tưởng giác ngộ về con người thời đại:

“Sự biến đổi của tất cả những người khác nhau tr

Quan niệm con người lí trí cũng được thể hiện rất rõ qua thơ ca cách mạng. Người lính gốc nông dân khi đi theo tiếng gọi của lí tưởng, của cách mạng đã kiên quyết:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

(Đồng chí – Chính Hữu)

Người lính Tây Tiến trong thơ Quang Dũng cũng dấn thân nơi sa trường với ý chí quyết tâm coi cái chết nhẹ tựa lông hồng:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Hai chữ “mặc kệ”, “chẳng tiếc” nghe sao nhẹ nhàng mà dứt khoát, mạnh mẽ, đầy ý chí.

Con người thời đại cách mạng coi cái mất còn của Tổ quốc mới là điều quan trọng:

Chúng tôi ra đi không tiếc tuổi hai mươi (Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc?) Nhưng nếu ai cũng tiếc tuổi hai mươi Thì còn chi đất nước!

(Hữu Thỉnh)

Tố Hữu là nhà thơ thể hiện đa dạng hình tượng con người lí trí trong văn học cách mạng. Ông từng tâm sự:

Trái tim anh chia ba phần tươi đỏ Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ và phần để em yêu Em cười: thế cũng nhiều, anh nhỉ!

Rồi hai đứa nắm tay nhau: hai người đồng chí

(Tố Hữu)

Với hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, cả dân tộc phải gồng mình cho những nhiệm vụ lớn lao, hi sinh, đổ máu. Người ta không thể sống với những tình cảm ủy mị, sướt mướt hay những đòi hỏi riêng tư. Con người lí trí là sản phẩm đặc thù của văn học giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Chuyên đề Học sinh giỏi quyển 2 (Trang 295 - 298)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(486 trang)
w