Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI THÔN 1 và 2 THUỘC XÃ TÀ NUNG, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG (Trang 22 - 26)

Chương 3 ĐỊA ĐIỂM - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Theo tham khảo từ nhiều luận văn của Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, chúng tôi cũng chia thành 2 bước nghiên cứu chính:

3.3.1 Thu thập thông tin thứ cấp

- Thông tin về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế của xã và thôn: nguồn lấy từ UBND xã Tà Nung, trưởng thôn 1 (Cilcut) và trưởng thôn 2.

- Thông tin về khí tượng và thủy văn: lấ từ nguồn là Ban nông nghiệp địa chính của xã Tà Nung.

- Thông tin về diện tích đất và sử dụng đất nông lâm nghiệp, các phương thức canh tác hiện nay: BQL rừng Lâm Viên, UBND xã, các trưởng thôn.

- Bản đồ sử dụng đất: BQL rừng Lâm Viên, phòng Nông nghiệp và Địa chính TP. Đà Lạt.

- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm: BQL rừng Lâm Viên, UBND xã Tà Nung.

3.3.2 Thu thập thông tin sơ cấp + Phỏng vấn theo hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu đặt câu hỏi mở với mục đích thăm dò (phỏng vấn cán bộ xã, các trưởng thôn, một số người cung cấp thông tin chủ chốt…). Mục đích chính là xác định các phương án có thể có cho từng câu hỏi của bộ câu hỏi phỏng vấn đóng ngay sau đó.

- Giai đoạn tiếp sau sử dụng toàn bộ là câu hỏi đóng cho phỏng vấn cấu trúc (bằng bảng câu hỏi), đối tượng phỏng vấn là các hộ gia đình. Chọn 24 hộ trên tổng số 54 hộ đồng bào dân tộc của thôn 1 (Cilcut), chọn 28 hộ vừa ngẫu nhiên vừa có sự lựa chọn trong số hộ trung bình và nghèo trên tổng số 98 hộ người Kinh của thôn 2. Như vậy, có tổng số 52 hộ được điều tra. Kết quả điều tra chi tiết như ghi nhận ở phụ biểu 1, kết quả tồng hợp theo số hộ được trình bày ở phụ biểu 2.

+ Sử dụng các công cụ kết hợp khác (trong bộ PRA)

- Vẽ sơ đồ tài nguyên: phỏng vấn người dân kết hợp với quan sát và ghi chép ngoài thực địa, mục đích là nắm được sơ lược vị trí, khoảng cách, độ lớn của các nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực.

17 - Đi lát cắt: dựa vào bản đồ sử dụng đất của xã (thôn), xác định tuyến đường đi nhằm thu thập thông tin về quyền sử dụng, thảm thực vật, chất lượng đất và các mô hình NLKH, …

- Lược sử thôn bản: phỏng vấn già làng, trưởng thôn về những mốc thời gian có sự kiện quan trọng trong thôn bản (đặc biệt chú ý đến những sự kiện có liên quan đến cây trồng, vật nuôi).

- Lịch thời vụ: phỏng vấn già làng và trưởng thôn, so sánh với các số liệu về khí hậu địa phương để kết luận về sự ảnh hưởng của khí hậu đến việc canh tác của người dân.

- Biểu đồ Venn: phỏng vấn nhóm người dân về mức độ ảnh hưởng của các tổ chức xã hội và nhà nước đến người dân theo các mức độ khác nhau, cho điểm và dựa vào đó để vẽ biểu đồ Venn.

3.3.3 Xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin theo từng nội dung

Ni dung 1: Các hệ thống canh tác truyền thống và các phương thức canh tác NLKH tại địa phương, ưu và nhược điểm của các hệ thống.

Để mô tả được hệ thống canh tác tại địa phương, chúng tôi tiến hành khảo sát với những công cụ được dùng như: lập sơ đồ tài nguyên, lịch thời vụ, lát cắt, thảo luận về hệ thống canh tác, hệ thống sử dụng đất cùng với một số nguồn thông tin ở địa phương. Dựa vào đó xác định được những hệ thống canh tác khác nhau đang tồn tại. Sau khi phân nhóm, tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc một số hộ dân tiêu biểu của từng nhóm.

Ni dung 2: Các yếu tố ảnh hường đến việc quyết định chấp nhận và áp dụng các hệ thống NLKH tại cấp hộ gia đình

Từ những dữ liệu có được ở nội dung một, tiến hành phân tích và xử lý thông tin để xác định các phương thức canh tác truyền thống chính yếu trong canh tác hiện tại thông qua các phần mềm xử lý thông tin thông dụng với sự hỗ trợ của máy tính. Phương thức canh tác chính là phương thức canh tác có nhiều hộ sử

dụng nhất, chiếm nhiều diện nhất trong cộng đồng, nó được xác định thông qua chỉ báo về tần số hộ hay diện tích đang canh tác của các hộ dân.

Ni dung 3: Những thuận lợi và khó khăn của các hệ thống, nguyên nhân dẫn đến thành công hay thất bại của các hệ thống

Trên cơ sở hệ thống canh tác đang tồn tại ở địa phương cùng với quá trình điều tra, chúng tôi tiến hành phân tích theo công cụ SWOT để rút ra những thuận lợi và khó khăn của hệ thống canh tác đang được người dân sử dụng. Xác định các nguyên nhân bên trong dẫn đến thành công hay thất bại của hệ thống

Ni dung 4: Một số giải pháp nhằm cải thiện các hệ thống NLKH có thể áp dụng tại địa phương:

Sau khi phân tích SWOT, tiến hành cho điểm và xếp hạng những phương thức canh tác đang hiện hữu. Trên cơ sở đó, phối hợp cùng người dân và một số cán bộ tại địa phương đánh giá tính hợp lý và hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường của từng hệ thống để từ đó có hướng phát triển trong tương lai. Các tiêu chí đánh giá được quan tâm: (i) Phù hợp với nguồn nhân lực và năng lực của người dân tại khu vực nghiên cứu; (ii) Phù hợp với truyền thống canh tác của cộng đồng kết hợp với những thay đổi mà người dân thích ứng được; (iii) Mang lại hiệu quả kinh tế và được người dân chấp nhận.

Dựa vào các thông tin thu được rút ra kết luận về các yếu tố chi phối tính áp dụng các hệ thống NLKH của người dân. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể cho tình hình ở địa phương.

19

Chương 4

Một phần của tài liệu MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI THÔN 1 và 2 THUỘC XÃ TÀ NUNG, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)