Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Các mô hình canh tác truyền thống và các hệ thống canh tác NLKH
4.1.3 Các phương thức canh tác theo mô hình nông lâm kết hợp tại xã Tà
Theo khái niệm, các mô hình NLKH phải có nhiều loài cây trong đó có ít nhất một loài cây gỗ. Căn cứ vào cơ cấu loài và cấu trúc của các thành phần cây trồng trong hệ thống canh tác, bao gồm sự phối hợp không gian của các thành phần cây gỗ hỗn giao với nhau và sự phối hợp theo từng giai đoạn thời gian khác nhau, chúng tôi chia ra:
- Phương thức canh tác với một loài cây: chỉ có một loài, thường là trồng thâm canh, phổ biến nhất là mô hình trồng cây cà phê (không kể lúa nước vì là cây nông nghiệp).
- Phương thức canh tác hỗn giao nhiều loài: gồm 2 loài trở nên, thường là trồng xen canh theo không gian (phổ biến là cây cà phê với cây ăn quả, cây cà phê với cây gỗ) và luân canh cây nông nghiệp (cây trồng chính là cà phê còn luân canh là cây nông nghiệp).
Sau đây là các kiểu sử dụng đất và loại cây trồng chính thu thập được qua điều tra ở 52 hộ dân của 2 thôn tại xã Tà Nung.
Bảng 4.6a: Các phương thức sử dụng đất của các hộ dân xã Tà Nung Kết quả về hiện trạng sử dụng đất Số hộ Tỉ lệ phần trăm (%)
1- Đất lúa nước (thuần lúa nước) 8 15,4
2- Đất trồng màu (cây màu và hoa) 33 63,5
3- Đất vườn hộ (cây công nghiệp, ăn quả) 51 98,1
4- Đất lâm nghiệp (cây gỗ) 16 30,8
Bảng 4.6b: Các phương thức sử dụng đất của các hộ dân xã Tà Nung Kết quả về hiện trạng sử dụng đất Số hộ Tỉ lệ phần trăm (%) 1- Trồng cây nông nghiệp (lúa, màu, hoa) 26 15,4
2- Trồng cây công nghiệp (cà phê) 39 75,0
3- Trồng cây ăn quả (các loài) 19 36,5
4- Trồng cây lâm nghiệp (cây gỗ) 17 32,7 Nhận xét:
- Phân chia theo loại đất sản xuất: Trong phạm vi 2 thôn của xã Tà Nung có thể phân ra thành 4 dạng sử dụng đất (bảng 4.6a), gồm: đất trồng lúa nước, đất vườn hộ, đất trồng hoa màu và đất lâm nghiệp. Đất lúa nước chỉ ở vùng thấp, trũng (chân đồi, gần suối), đất vườn hộ gần nhà (kể cả đất thổ cư), đất trồng màu có thể gần hoặc xa nhà tùy theo khả năng mua bán và điều kiện sản xuất, còn đất lâm nghiệp là đất được Ban QLR Lâm Viên giao cho để quản lý bảo vệ hay trồng rừng. Trên một loại đất, các hộ có thể trồng một hay nhiều loài cây tùy theo điều kiện của đất đai, khả năng của gia đình và sức mua của thị trường đối với sản phẩm trồng.
- Phân chia theo cơ cấu cây trồng chính ở đây có (bảng 4.6b): cây ngắn ngày như lúa nước, bắp, các loại rau và đậu làm thực phẩm, các loài hoa cảnh; cây công nghiệp hầu hết là Cà phê, bên cạnh có một ít là cây Tiêu; cây ăn quả có Bơ, Xoài, Hồng, Mít tố nữ; còn cây lâm nghiệp thường là Thông (trồng thuần loài) và
29
một số ít là cây Hông được trồng xen với Cà phê (do Trung tâm khuyến lâm đưa xuống). Tuy nhiên, danh sách trên là cây trồng chính mà các hộ gia đình chọn trồng, trên cùng dạng đất và các loại đất khác nhau vẫn có thể có 2 đến 3 loại cây trồng, ví dụ: trên đất trồng màu thì chọn các loài rau xanh, trên đất vườn hộ thì trồng cà phê xen lẫn cây ăn quả hay cây Hông (Paulownia), cây rau màu v.v.
Riêng mô hình cây Cà phê – Hông hiện tại chỉ còn một vài hộ (hình 4.3). Lý do cây Hông bị phá bỏ là do sản phẩm (gỗ Hông) không thể bán được như khuyến cáo của Trung tâm khuyến nông cách đây 6, 7 năm.
Tổng hợp lại, các phương thức canh tác được gọi là nông lâm kết hợp (theo định nghĩa) ở đây phải gồm ít nhất 2 loài cây trên cùng một diện tích. Theo đó, chúng tôi thấy có các mô hình NLKH ở xã Tà Nung như sau: (i) mô hình cà phê – cây ăn quả, (ii) cà phê – cây nông nghiệp và (iii) cà phê – Hông – cây ăn quả. Đó là các mô hình chiếm ưu thế; ngoài ra còn có mô hình cà phê – Hông – cây nông nghiệp và mô hình cây gỗ (Hông) – cây ăn quả. Tuy nhiên, diện tích của các mô hình này vẫn ít hơn so với cây trồng Cà phê thuần loại. Phần dưới đây là mô tả chi tiết đặc điểm của 3 mô hình NLKH phổ biến nhất.
Hình 4.3: Mô hình Cà phê – Hông chỉ còn sót lại ở một vài hộ gia đình
+ Mô hình: Cà phê – cây ăn quả
Cây ăn quả được trồng xen với Cà phê nhằm tận dụng tối đa diện tích đất.
Cây trồng chính là cây Cà phê, còn cây tận dụng là cây ăn quả (Bơ, Xoài, Hồng).
Việc chăm sóc cây ăn quả được tiến hành cùng lúc với Cà phê nên cũng đỡ tốn công, mặt khác lại không đòi hỏi bón phân nhiều nên cũng dễ chăm sóc. Tuy nhiên, nhiều loại cây có tán rộng như: mít, bơ, xoài… thường che bóng làm ảnh hưởng đến sản lượng và tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho cà phê. Theo người dân, nếu ở vườn hộ thì một số loài cây ăn quả đã có từ trước, người dân không nỡ chặt bỏ và để vậy cùng tồn tại với Cà phê; còn nếu trồng trên đất mới (nương rẫy chẳng hạn) thì hầu như chỉ trồng thuần Cà phê.
+ Mô hình: Cà phê – cây nông nghiệp
Trong thời gian Cà phê còn nhỏ, cây nông nghiệp được chọn làm loại cây lấy ngắn nuôi dài. Tuy nhiên, khi cà phê đã lớn thì cây nông nghiệp sẽ được thay thế bởi loại cây trồng khác thích hợp hơn hoặc bị loại bỏ hoàn toàn, đó chính là sự kém bền vững của hệ thống. Hệ thống này còn có nhược điểm là mùa khô thiếu nước cung cấp cho cây nông nghiệp, đặc biệt đối với rau đậu chỉ thu hoạch được vào mùa mưa, hơn nữa khi trồng rau màu thì khó phun thuốc cho cà phê vì thuốc rơi vào hoa màu không ăn được, cho nên chỉ có các hộ dân không có vốn trồng tiêu và cây ăn quả thì mới áp dụng hệ thống này.
+ Mô hình: Cà phê – Tiêu/ Hông – cây ăn quả
Hệ thống này có thêm cây Tiêu hoặc Hông. Tiêu là loài cây được trồng từ lâu có yêu cầu về đât đai như cây Cà phê, còn Hông (Paulownia) là một loại cây nhập nội đầu thế kỷ này và có yêu cầu về khí hậu tương tự như Cà phê. Do vậy, sản phẩm cây trồng đa dạng hơn, bền vững và giảm nhiều rủi ro hơn so với hệ thống không có Tiêu hay Hông. Tuy nhiên, khi trồng Tiêu thì mật độ cây trồng cao hơn, tăng khả năng nhiễm bệnh cho cây trồng chính, còn khi trồng Hông thì phải giảm mật độ cây Cà phê vì cây Hông là cây gỗ che bóng. Cả hai hệ thống này hiệu quả kinh tế không cao vì Tiêu là loại cây chiếm diện tích đất không lớn
31
nhưng lại không thích hợp với khí hậu nơi đây, khả năng cho quả kém, dễ bị bệnh;
còn cây Hông thì sản phẩm không thể bán được như quảng cáo ban đầu. Chỉ có cây ăn quả có thể trồng xen với cây Cà phê được nhưng số cá thể ít, sản phẩm không được coi trọng bằng Cà phê, hoàn toàn mang tính tận dụng và tiêu dùng trong phạm vi gia đình và cộng đồng nên ít được người dân coi trọng, tuy nhiên nó vẫn được chấp nhận vì không ảnh hưởng đến sự tồn tại hay năng suất của Cà phê.
Xu hướng hiện tại của mô hình này cũng sẽ trở lại với mô hình Cà phê – cây ăn quả hoặc chuyển sang cây Cà phê thuần loại.
Nhận xét: Từ những ưu, nhược điểm của các hệ thống kể trên, có thể giải thích phần nào tình hình áp dụng các hệ thống NLKH tại địa phương. Qua bảng 4.6 có thể thấy, cây trồng chủ yếu ở đây là Cà phê, các loại cây ăn quả hoặc cây nông nghiệp chỉ là cây trồng phụ thu. Như vậy, muốn phát triển các mô hình NLKH tại địa phương cần nghiên cứu loại cây trồng thích hợp với Cà phê, đồng thời có hiệu quả kinh tế để tạo sự chấp nhận từ phía người dân.
Qua những thông tin về các mô hình NLKH tại xã Tà Nung, ta có thể phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và trở ngại của phương thức canh tác này.
Bảng 4.7: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và trở ngại của các phương thức canh tác trong mô hình NLKH
Điểm mạnh Điểm yếu
• Canh tác lâu dài trên diện tích canh tác.
• Áp dụng được vào nhiều dạng địa hình khác nhau
• Sử dụng một số biện pháp cải tạo đất và bón phân giúp cây trồng hấp thu dễ dàng hơn.
• Sử dụng giống mới vào trong quá trình sản xuất.
• Đầu tư ban đầu cao do phải mua trang thiết bị, công cụ và khâu làm đất cũng như là mua giống.
• Sản phẩm nhiều loại, nhưng khi thị trường thay đổi thì không thay đổi kịp dẫn đến tác dụng ngược.
• Đất có thể bị rửa trôi và xói mòn trong khi làm đất và thời điểm chăm sóc các loài khác nhau.
Cơ hội Trở ngại
• Diện tích đất dùng cho sản xuất còn nhiều
• Được sự quan tâm của các ban ngành
• Đất đai nghèo dinh dưỡng và nằm trên những nơi có độ dốc cao
• Không phù hợp với cách canh tác kiểu định canh