Các phương thức canh tác truyền thống của cộng đồng người Chil

Một phần của tài liệu MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI THÔN 1 và 2 THUỘC XÃ TÀ NUNG, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG (Trang 28 - 31)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Các mô hình canh tác truyền thống và các hệ thống canh tác NLKH

4.1.2 Các phương thức canh tác truyền thống của cộng đồng người Chil

Trước đây, với tập quán du canh du cư của mình thì phương thức canh tác của người Chil cũng gắn liền với tập quán sản xuất cây lương thực như lúa, các loại đậu, bắp,… nhằm đáp ứng nhu cầu về lương thực tự cung tự cấp của mình.

Qua thời gian dài sinh sống và làm ăn, người Chil đã hình thành cho cộng đồng của mình một phương thức canh tác lúa nước và nương rẫy đặc trưng là “chặt, đốt, chọc, tỉa”. Vẫn là canh tác nương rẫy với những giống lúa của địa phương, họ đã bố trí luân canh sản xuất các giống lúa này dựa vào độ màu mỡ của đất canh tác.

Sự luân canh giữa lúa và khoai mì hay lúa và bắp, đậu của người Chil trên cùng một mảnh rẫy qua những năm khác nhau đã nói lên điều đó. Lúa rẫy có đặc tính là cây cao, bông lúa dài, nhiều hạt, hạt gạo dài, ăn thơm nhưng chỉ cho năng suất cao khi dinh dưỡng của đất tốt, thườmg chỉ làm một vụ/năm. Các loài cây bắp hay đậu thì vẫn có khả năng sản xuất trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng và có thể canh tác hai vụ/năm.

Ngoài những kiến thức, tập quán, thói quen canh tác lúa nước và nương rẫy, người đồng bào Chil cũng có chăn nuôi trâu, bò, gia súc, gia cầm đặc trưng của dân tộc mình nhằm giải quyết nhu cầu về thực phẩm tại chỗ cho gia đình mình, không những thế các con vật mà người dân nuôi cũng đem lại thu nhập cho gia đình. Theo kết quả điều tra, đã có 37,5% số hộ dân tộc có thu nhập từ chăn thả gia súc và gia cầm.

Tuy nhiên, theo thời gian cộng với sự thay đổi cả về điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo áp lực lên cách canh tác truyền thống của người Chil. Nguồn đất sản xuất tự nhiên không còn nhiều để du canh (chính quyền địa phương cấp cho mỗi hộ vài ha để sản xuất), bên cạnh nhu cầu xã hội đòi hỏi sản phẩm không những nhiều mà còn phải đạt chất lượng. Nói đúng hơn, người Chil đã phải thay đổi phương thức canh tác của mình để hoà nhập với cộng đồng xung quanh, ít nhất là giống như người Kinh. Vì thế, số hộ còn giữ nguyên kiểu canh tác truyền thống là không nhiều (bảng 4.2).

Bảng 4.2: Các kiểu canh tác của người Chil ở thôn Cilcut xã Tà Nung

Thôn cư trú Canh tác Số hộ Tỷ lệ (%)

Lúa nước 3 12,5

Nương rẫy, vườn rừng 8 33,3

Trồng cây CN, cây màu 13 54,2

Thôn Cilcut

Cộng 24 100,0

Theo bảng 4.2, các kiểu canh tác chính hiện nay của người Chil tại thôn Cilcut gồm có:

23 - Canh tác lúa nước truyền thống - Canh tác nương rẫy truyền thống

- Canh tác kiểu trang trại hay vườn cây chuyên canh

Trong 3 kiểu canh tác chính của người Chil ở Tà Nung thì có 2 kiểu còn mang tính truyền thống của họ là canh tác lúa nuớc và canh tác nương rẫy. Tuy nhiên, số hộ giữ nguyên cách canh tác này chỉ là 12,5% (lúa nước) và 33,3%

(nương rẫy), hơn một nửa số còn lại đã chuyển sang canh tác kiểu “công nghiệp”

tức là chuyên canh một loài cây như cà phê hay một loại hoa màu (rau, đậu, bắp) lấy sản phẩm đem bán. Trừ sản xuất lúa nước là thâm canh và chỉ có ở vùng trũng, còn trồng cây trên nương rẫy vẫn mang tính luân canh. Qua sự luân canh cây trồng của đồng bào Chil cho thấy, họ đã có những kinh nghiệm nhất định trong quá trình sản xuất, với cách bố trí cây trồng như vậy sẽ giúp phát huy tối đa sức sản xuất của đất cũng như cây trồng, đem lại thu nhập cao hơn cùng trên một diện tích, đồng thời kéo dài được thời gian canh tác. Tuy nhiên, canh tác cây trồng bằng cà phê vẫn chiếm ưu thế không chỉ về diện tích mà cả về số hộ tại đây.

Qua những thông tin về phương thức canh tác truyền thống của người Chil tại xã Tà Nung, chúng ta có thể phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và trở ngại (SWOT) của phương thức canh tác này.

Hình 4.1a: Canh tác cây ngắn ngày Hình 4.1b: Canh tác cây dài ngày

Bảng 4.3: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và trở ngại của phương thức canh tác truyền thống

Điểm mạnh Điểm yếu

• Khâu làm đất đơn giảm

• Đầu tư thấp, công cụ sản xuất đơn giản, thô sơ

• Tốn ít công lao động.

• Năng suất cây trồng thấp

• Đất suy thoái nhanh

• Thời gian canh tác bị rút ngắn lại thời gian bỏ hóa dài

Cơ hội Trở ngại

• Người dân có kinh nghiệm về canh tác nương rẫy

• Được sự chấp nhận của người dân

• Được sự quan tâm của các ban ngành địa phương

• Đất đai nghèo dinh dưỡng và nằm ở những nơi có độ dốc cao

• Diện tích đất dùng cho sản xuất càng ngày càng ít đi.

• Bỏ thói quen du canh, định canh theo chủ trương của nhà nước.

Một phần của tài liệu MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI THÔN 1 và 2 THUỘC XÃ TÀ NUNG, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)