Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI THÔN 1 và 2 THUỘC XÃ TÀ NUNG, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG (Trang 39 - 42)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng các hệ thống NLKH của người dân

4.2.1 Điều kiện tự nhiên

Khí hâu tỉnh Lâm Đồng nói chung mang đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ khí hậu của vùng núi cao mát lạnh quanh năm xuống vùng khí hậu nhiệt đới ẩm thấp nằm sâu trong nội địa. Riêng trong phạm vi khu vực xã Tà Nung chịu ảnh hưởng của tiểu khí hậu vùng phía Bắc: nhiệt độ trung bình từ 15 – 28 độ, lượng mưa khá cao 1.600 – 1.700 mm/năm, mùa mưa dài và thường bắt đầu muộn hơn vùng phía Nam khoảng 10 – 20 ngày, lượng bốc hơi thấp.

Điều kiện khí hậu như vậy thích hợp với các loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới như Cà phê, cây hoa màu và nhất là các loài hoa xứ lạnh. Cây Cà phê

33

cần nước quanh năm, trong khi ấy mùa mưa ẩm kéo dài là một lợi thế đặc biệt vì người dân đỡ phải tưới. Vì thế, trên toàn diện tích canh tác của xã Tà Nung thì diện tích trồng cây cà phê (gồm cà phê chè và cà phê vối) là 783 ha, chiếm trên 70% tổng diện tích cây trồng, lớn hơn rất nhiều so với diện tích trồng các loài cây hoa màu (173,2 ha) và cây lương thực (lúa nước 17,0 ha). Riêng trong phạm vi 52 hộ điều tra thì đã có 75% số hộ (bảng 4.6b) có trồng Cà phê. Điều đó ít nhiều phản ảnh sự phù hợp của cây Cà phê với kiểu khí hậu ôn đới lạnh và mưa ẩm kéo dài ở khu vực này.

+ Diện tích đất canh tác

Bảng 4.8: Tần số hộ sử dụng loại hình canh tác ứng với tổng diện tích đất Tổng diện tích (ha)

Loại

canh tác Dưới 1 1 – 2 2 - 3 3 - 4 4 - 5 Trên 5

Cộng (hộ)

Lúa 1 2 1 1 0 0 5

Rẫy, vườn 2 1 3 1 3 2 12

CN, màu 13 11 9 1 1 0 35

Cộng (hộ) 16 14 13 3 4 2 52 Theo bảng 4.8, với các loại hình canh tác cây công nghiệp và cây hoa màu thường tập trung vào phạm vi từ dưới 1,0 ha đến 3 ha, lý do là vì trồng thâm canh cần sự chăm sóc theo chiều sâu nên không thể làm trên diện tích qúa lớn. Kiểu canh tác nương rẫy và vườn rừng rải rác cho tất các loại diện tích. Và thực tế quan sát cũng đã cho thấy, đất diện tích nhỏ gần nhà thường chỉ trồng cà phê hoặc cà phê xen cây ăn quả, còn canh tác rẫy hay vườn rừng kiểu trang trại thì có ở khắp nơi bất kể diện tích lớn hay nhỏ mà phụ thuộc nhiều vào dạng địa hình, chất đất.

Theo đó, loại hình canh tác này không có sự phụ thuộc nhiều vào phạm vi hay diện tích mảnh đất canh tác của nông hộ. Riêng canh tác lúa nước, có lẽ do điều kiện tự nhiên hạn hẹp về diện tích và chỉ những hộ gần đó mới có điều kiện canh tác nên diện tích canh tác phổ biến ở mức 1 đến 3 ha/hộ.

+ Độ màu mỡ của đất

Bảng 4.9: Tần số hộ sử dụng loại hình canh tác và độ màu mỡ của đất Tổng diện tích (ha)

Loại

canh tác Đất có màu mỡ Đất không màu mỡ

Cộng (hộ)

Lúa 4 3 5

Rẫy, vườn 4 6 12

CN, màu 17 18 35

Cộng (hộ) 25 27 52

Theo bảng 4.9, chất lượng đất được đánh giá bằng 2 loại định tính là đất tốt (có màu mỡ) và đất không tốt (không màu mỡ). Kết quả cho thấy các loại hình canh tác đều có ở tất cả hai loại đất tốt và không tốt với tỷ lệ tương đương nhau, nghĩa là việc người dân chọn loại cây trồng hay kiểu canh tác cũng không phụ thuộc nhiều vào chất lượng đất. Điều này có vẻ như không hợp lý, nhưng theo chúng tôi, có một vài lý do dẫn tới kết quả này. Thứ nhất, đánh giá về chất lượng đất theo định tính có tốt hay không tốt là rất mập mờ, rất chủ quan theo từng người dân. Thứ hai, với loài cây này là đất tốt nhưng với loài khác có thể là không, do đó không thể ra lời khẳng định chung chung được.

Tuy các con số tổng hợp trong trường hợp này chưa đủ độ tin cậy, song nó cũng chỉ báo một điều rằng, loại hình canh tác trong trường hợp này có thể không có quan hệ phụ thuộc vào chất lượng đất, có lẽ vì người dân trong sản xuất công nghiệp đã chủ động với các loại phân bón khác nhau. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, qua điều tra hầu hết các hộ trả lời rằng, đất trồng cà phê vùng này là như nhau, còn trồng màu thì căn bản là sử dụng phân bón. Như vậy, có thể giải thích nguyên nhân không phụ thuộc vào chất lượng đất là do hầu hết các hộ dân không có sự phân biệt đúng đắn các loại đất tốt, xấu tại địa phương hoặc do khu vực có điều kiện thổ nhưỡng gần như tương đồng với nhau.

Tóm lại, về điều kiện tự nhiên tuy có ảnh hưởng đến loại hình canh tác nhưng trong phạm vi một cộng đồng nhỏ thì ảnh hưởng của diện tích đất, loại đất

35

là không rõ, còn ảnh hưởng của khí hậu tới việc trồng Cà phê thì không chỉ trong phạm vi xã Tà Nung mà chung cho cả khu vực phía Bắc tỉnh Lâm Đồng.

Một phần của tài liệu MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI THÔN 1 và 2 THUỘC XÃ TÀ NUNG, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)