Các phương thức canh tác được tiếp cận từ hệ thống khuyến nông và

Một phần của tài liệu MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI THÔN 1 và 2 THUỘC XÃ TÀ NUNG, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG (Trang 31 - 34)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Các mô hình canh tác truyền thống và các hệ thống canh tác NLKH

4.1.2 Các phương thức canh tác được tiếp cận từ hệ thống khuyến nông và

Sau khi chính sách định canh định cư được thực thi tại địa phương thì những phương thức canh tác mới được Trạm khuyến nông và khuyến lâm tập huấn cho bà con áp dụng vào trong quá trình canh tác nông lâm nghiệp. Những kỹ thuật làm đất, kỹ thuật trồng cây, chăm sóc cây và những giống cây mới cũng được trồng thử nghiệm tại xã. Đặc trưng là quá trình thâm canh, luân canh và xen canh cây trồng như cà phê với cây ăn quả, hoa màu, lúa, bắp và các loại cây họ đậu. Những phương thức canh tác mới đưa vào đều nhằm làm thay đổi cách làm truyền thống của người cả người Kinh và người Chil. Thay đổi phương thức sử dụng đất từ trồng nhiều loài cây khác nhau trên cùng một diện tích nay chuyển sang chỉ trồng một loài cây (hoặc là lúa nước trên đất trũng, hoặc là trồng màu và đặc biệt là chuyên canh các loài hoa theo kiểu công nghiệp trên các vùng đất bằng, hoặc chỉ trồng thuần loài cà phê trên sườn đồi núi hơi dốc). Phương thức canh tác

25

mới chú trọng vào khâu cải tạo đất, chăm sóc cây bằng nhiều loại phân bón để tăng sức sản xuất của đất.

Phương thức sản xuất độc canh cây lúa, bắp lai được Trạm khuyến nông khuyến lâm hổ trợ kỹ thuật, giống mới cho người dân để sản xuất luơng thực (lúa và bắp lai). Trong năm 2008, tại xã đã trồng được 150 ha bắp lai. Ngoài ra, Ban QLR đặc dụng Lâm Viên kết hợp với Trạm khuyến nông lâm thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật canh tác cây cà phê như các bệnh thường gặp và cách phòng ngừa, cách bón phân và phun thuốc vào giai đoạn nào. Riêng việc trồng hoa cảnh thì gần như do các tư thương từ nơi khác đền trồng (thuê hoặc mua đất) và người Kinh ở thôn 2 học rồi làm theo, tuy nhiên cũng rất ít do xa TP. Đà Lạt kéo theo trở ngại về vận chuyển.

Bảng 4.4: Các kiểu canh tác chính của người Kinh ở thôn 2 xã Tà Nung

Thôn cư trú Canh tác Số hộ Tỷ lệ (%)

Lúa nước 4 14,3

Nương rẫy, vườn 2 7,1

Trồng cây CN, cây màu 22 78,6

Thôn 2

Cộng 28 100,0

Các kiểu canh tác truyền thống và cải tiến của người Kinh tại thôn 2:

- Canh tác lúa nước thâm canh 1-2 vụ/năm

- Canh tác kiểu chuyên canh một loài cây (hoặc cây màu, hoặc cây công nghiệp hoặc cây ăn quả).

- Canh tác kiểu vườn hộ nhiều loài (vườn cây truyền thống, vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả).

Qua sự thâm canh và luân canh cây trồng của người Kinh cho thấy, họ đã có những thay đổi nhất định về canh tác, chẳng hạn cũng là canh tác lúa nước nhưng chuyển sang thâm canh hoàn tòan, cũng là cây trồng vườn hộ nhưng xu hướng chỉ còn 1-2 loài cây. Đặc biệt, số hộ chuyển qua canh tác kiểu công nghiệp chỉ một loài cây chiếm tới 78,6%, chứng tỏ hình thức canh tác thâm canh đã xâm

nhập vào từng hộ gia đình, phần còn lại (21,4%) không hẳn là họ giữ nguyên

“truyền thống” mà đó chỉ là tận dụng nguồn đất hoặc do điều kiện địa hình mà không thể làm khác được. Với cách thâm canh cây trồng như vậy sẽ phát huy tối đa sức sản xuất của đất cũng như cây trồng, đem lại thu nhập cao hơn trên cùng một diện tích, đồng thời rút ngắn được chu kỳ canh tác.

Từ những thông tin về phương thức canh tác truyền thống và cải tiến của người Kinh tại xã Tà Nung, chúng ta có thể phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và trở ngại của phương thức canh tác này (bảng 4.5).

Bảng 4.5: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và trở ngại của phương thức canh tác từ khuyến nông khuyến lâm

Điểm mạnh Điểm yếu

• Thời gian canh tác lâu dài trên cùng diện tích canh tác.

• Sử dụng công cụ và máy móc vào một vài công đoạn trong quá trình sản xuất.

• Sử dụng một số biện pháp cải tạo đất như cày đất, xới đất

• Đầu tư ban đầu cao do phải mua trang thiết bị, công cụ và tiền cày đất cũng như là mua giống.

• Đất dễ bị rửa trôi và xói mòn hơn là canh tác truyền thống vì mặt đất đã bị phá vỡ liên kết trong khi cày cho đất tơi, xốp.

Hình 4.2a: Canh tác lúa nước Hình 4.2b: Canh tác cà phê ở sườn đồi

27 giúp cho cây trồng hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn.

• Sử dụng giống mới vào trong quá trình sản xuất.

• Năng suất cây trồng cao hơn

• Lượng chất dinh dưỡng trong đất bị mất rất nhanh.

• Chỉ áp dụng với diện tích canh tác tương đối lớn, địa hình có độ dốc thấp.

Cơ hội Trở ngại

• Được sự chấp nhận của người dân

• Được sự quan tâm của các ban ngành

• Đất đai nghèo dinh dưỡng và nằm trên những nơi có độ dốc cao

• Không cho du canh và phải định canh theo chủ trương của nhà nước

Một phần của tài liệu MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI THÔN 1 và 2 THUỘC XÃ TÀ NUNG, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)