Các giải pháp về chính sách và xã hội

Một phần của tài liệu MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI THÔN 1 và 2 THUỘC XÃ TÀ NUNG, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG (Trang 52 - 58)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Đề xuất các giải pháp kinh tế, xã hội phát huy các mô hình NLKH

4.4.2 Các giải pháp về chính sách và xã hội

Trước hết, từ kết quả điều tra cho thấy rằng, số hộ tham gia vào các chương trình trả lời không biết hoặc không được hổ trợ từ chương trình chiếm tỉ lệ rất cao, chương trình 661 có đến 98,8%, chương trình 327 là 78,8%. Sở dĩ có kết quả này, theo chúng tôi là do đây là khu vực rừng đặc dụng (không tổ chức giao đất) nhưng có dự án khoán trồng và quản lý bảo vệ rừng, bên cạnh chương trình tuyên truyền chưa rộng khắp đến người dân. Người dân không biết quyền lợi của mình khi tham gia chương trình hoặc không được tham gia. Tuy nhiên, khi đánh giá về ảnh hưởng hay tác động của các chương trình đối với hộ gia đình thì có đến 57,5% trả lời theo hướng tích cực, khoảng 16,4% trả lời theo hướng ngược lại, số còn lại là không rõ hoặc không biết.

Công tác tuyên truyền các qui định của pháp luật trong công tác bảo vệ rừng theo Luật BVPTR; nghị định 159/CP qui định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLBVR; các qui định về bảo tồn đa dạng sinh học. Công tác tuyên

truyền thời gian qua có quan tâm nhưng chưa đi vào chiều sâu, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, nội dung chưa phù hợp với trình độ của người dân nên chưa đem lại hiệu quả cao.

+ Nâng cao vai trò của các bên liên quan - Đối với người dân:

Người dân sống gần rừng, nhất là đồng bào dân tộc bao đời gắn bó với rừng, họ vừa là đối tượng tác động vào rừng để cải thiện cuộc sống hàng ngày vừa là nguồn nhân lực tại chỗ quan trọng có tính chất quyết định để thực hiện các hoạt động bảo vệ rừng, là lực lượng tại chỗ tham gia PCCCR, diệt trừ sâu bệnh hại rừng; thông báo và phát hiện kịp thời các vụ vi phạm vào rừng. Người dân cũng quyết định thay đổi các tập quán và tự kiểm soát các hoạt động của mình để bảo tồn TNR. Chính vì vậy, người dân có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ rừng. Tiếp tục vận động tuyên truyền phát huy mặt tích cực vai trò của các tổ chức người dân như: Tổ quần chúng bảo vệ rừng; hội Phụ nữ, hội Nông dân, Đoàn Thanh niên và các hộ gia đình, hạn chế mặt tiêu cực, lắng nghe tôn trọng ý kiến tham gia của người dân trong công tác bảo vệ rừng.

+ Vai trò của chính quyền địa phương

- Chính quyền thôn: Trưởng thôn lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, điều hành các hoạt động của thôn ấp về công tác QLBVR; là trung tâm giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình trong việc thực hiện công tác QLBVR.

- Chính quyền xã: Chủ tịch xã thực hiện trách nhiệm quản lý bảo vệ tài nguyên rừng theo theo Quyết định 245/CP về phân cấp quản lý TNR của Chính phủ. Lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra công tác QLBVR của các ấp và kiểm lâm địa bàn; chịu trách nhiệm quản lý các diện tích rừng trên địa bàn xã chưa có chủ; là cầu nối giữa chính quyền cấp huyện, các cơ quan liên quan với cộng đồng dân cư ấp để thực hiện có hiệu quả công tác QLBVR; xử phạt hành chính trong lĩnh vực QLBVR theo thẩm quyền; giải quyết các mâu thuẩn giữa các ấp trong xã và các xã giáp ranh trong công tác QLBVR.

47

+ Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước

- Ban quản lý rừng: trực tiếp quản lý bảo vệ TNR; chủ động phối hợp chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng, nắm các đối tượng thường xuyên chặt phá, khai thác, lấn chiếm đất lâm nghiệp, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; hiểu rõ TNR ưu tiên các khu vực bảo vệ trọng điểm để xây dựng kế hoạch quản lý bảo vệ; chủ động phối hợp chính quyền địa phương để bàn bạc đầu tư kinh phí cho các chương trình tạo cơ hội việc làm cho người dân; hợp tác quốc tế trong công tác bảo tồn phát triển rừng; xây dựng các chính sách hưởng lợi khi người dân tham gia các hoạt động lâm nghiệp;

giải quyết nhu cầu đất sản xuất cho người dân trên nguyên tắc bảo vệ TNR.

- Trạm khuyến nông: Nghiên cứu tình hình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thị trường để có giải pháp giúp người dân nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi; tập huấn phổ biến các giống mới phù hợp điều kiện lập địa, phù hợp nhu cầu thị trường; cung cấp thông tin giải quyết đầu ra cho sản phẩm.

+ Xây dựng qui ước bảo vệ rừng

Xây dựng và tổ chức thực hiện qui ước bảo vệ rừng trong từng thôn ấp để người dân thực hiện, nội dung qui ước do người dân bàn bạc xây dựng phù hợp chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, tuân thủ qui định pháp luật của Nhà nước và phù hợp thuần phong mỹ tục, phù hợp tập quán tốt tại địa phương. Sau đó tổ chức hội nghị để ký kết thực hiện qui ước, bàn biện pháp tổ chức thực hiện qui ước, niêm yết công khai, phổ biến đến tận người dân nội dung của qui ước, kiểm tra giám sát việc thực hiện.

Nội dung qui định trách nhiệm và quyền lợi của người dân, những hành vi bị cấm nêu cụ thể và dể hiểu, công tác phối hợp giữa các cộng đồng dân cư và giữa các người dân trong việc QLBVR. Qua thực hiện, hàng năm có tổng kết đánh giá việc thực hiện qui ước của các hộ gia đình, từ đó có biện pháp giải quyết trên tinh thần cộng đồng có tác dụng giáo dục, ngăn chặn về lâu dài việc tác động trái phép của người dân vào TNR.

4.4.3 Các giải pháp về kỹ thuật + Kỹ thuật nông lâm kết hợp

Dựa vào mô hình có tính phổ biến, đã thành công, phù hợp với điều kiện sinh thái, kinh tế và xã hội. Chúng tôi đề nghị một số hệ thống có sự biến đổi để có thể áp dụng vào trong quá trình sản xuất tại địa phương.

(1) Hệ thống canh tác rẫy (cà phê) phía dưới + cây ăn quả phía trên

Sử dụng phương thức canh tác nông lâm kết hợp lấy Cà phê làm cây trồng chính. Cây trồng chính và trồng xen với cây ăn quả theo đường đồng mức. Cà phê là sản phẩm hàng hoá, còn các loài cây ăn quả hay sản phẩm vật nuôi chỉ là hàng tiêu dùng tại chỗ.

Hệ thống cây trồng như thế có thể sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên (ánh sáng, nhiệt, nước), sử dụng tối đa nguồn đất và nước, thu hút lao động và tăng hiệu quả kinh tế. Nếu với phạm vi lớn, có khả năng điều hòa chống lại thiên tai hơn trồng độc canh, đồng thời giải quyết việc làm và mang lại thu nhập cho người dân ở xã.

Phương thức nông lâm kết hợp trồng xen với cây trồng chính (cà phê) gồm lúa và những loài cây khác như các loại đậu, bắp, … Dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của trạm khuyến nông đã được triển khai trong sản xuất, những vườn cây ở tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 thì không gian sinh trưởng nhỏ, diện tích đất trống còn nhiều. Vì thế giữa những cây cà phê, người đồng bào trồng lúa, bắp, mì, các loại đậu.

(2) Hệ thống vườn hộ: Cà phê + cây ăn quả (xoài, bơ) + chăn nuôi (gà thả vườn, heo).

Với hệ thống trên áp dụng cho những hộ sống trong rừng và gần rừng, cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào rừng.

Vườn: Cơ cấu trồng cây Cà phê là cây chính, đưa những giống mới vào trồng nhằm ổn định giá cả để người dân yên tâm sản xuất. Cây cà phê cũng là cây trồng chủ yếu trên diện tích gần có thể tận dụng nưới tưới vào mùa khô.

49

Rừng: Hình thành những tổ liên đới của các hộ, phối hợp cùng lực lượng bảo vệ rừng của BQL rừng Lâm Viên để nhận khoán, bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng, nhận thi công những công việc phát triển rừng như chăm sóc rừng, phòng chống cháy rừng, tăng thu nhập phần nào cho nông hộ.

Với cách bố trí cây trồng theo phương thức nông lâm kết hợp như trên thì người dân vẫn làm nông nghiệp trên những diện tích dùng để canh tác, hạn chế được những tác động vào rừng của người dân chặt cây lấy đất làm nông nghiệp.

Chăn nuôi gồm gà thả vườn và nuôi heo, đồng thời tận dụng những diện tích đất hai bên bờ suối trồng rau phục vụ cho chăn nuôi, mang lại thu nhập đáng kể cho người dân, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho gia đình họ.

+ Kỹ thuật khuyến nông, khuyến lâm

Theo những kết quả điều tra ở trên, có 46,3% trả lời có áp dụng các kỹ thuật sản xuất từ chương trình KNKL qua các hoạt động tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; có 31,1% trả lời canh tác và chăn nuôi theo truyền thống; có 50,6% trả lời theo kinh nghiệm; có 31,9% học từ hàng xóm; có 38,1% học qua thông tin đại chúng. Kết quả áp dụng kỹ thuật mới đạt hiệu quả cao trong trồng cây ăn quả và cây lương thực.

Những khó khăn mà hiện nay người dân gặp phải: thoát nước cho vùng trũng ngập; đào khoan giếng; cách thức sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu; xây dựng mô hình canh tác có hiệu quả; cung cấp giống mới có năng suất cao cho chăn nuôi và trồng trọt; cải tạo vườn tạp; thiếu thông tin thị trường.

Nhu cầu lương thực là gạo chỉ giải quyết tại chỗ 30% còn lại 70% gạo được cung cấp từ nơi khác dẫn đến giá gạo cao hơn giá thị trường do công vận chuyển và ép giá của thương lái. Nguyên nhân của vấn đề trên là diện tích trồng lúa nước chỉ có 15,4% (8/52 hộ trồng lúa nước). Sở dĩ có ít hộ trồng lúa nước vì năng suất không cao (3,5 tấn/ha), một số hộ có diện tích đất lúa nước chuyển sang trồng bắp hay cây màu. Giải quyết vấn đề này bằng cách xây dựng hệ thống thủy lợi nhỏ, tiêu úng để có thể tự cung cấp gạo cho địa phương một cách chủ động.

Xây dựng nông nghiệp thành sản xuất hàng hóa bằng các biện pháp cải tạo vườn tạp, áp dụng giống mới, nắm bắt nhu cầu thị trường và là cầu nối tiêu thụ sản phẩm, giúp cho sản phẩm nông dân làm ra tiêu thụ được.

Tuy nhiên, yếu tố thị trường quyết định sự tồn tại của các loài cây trồng.

Những loài cây trồng không còn được ưa chuộng đang dần được chuyển sang loài cây khác. Hiện nay, thu nhập chủ yếu trong toàn xã là dựa vào các cây như Cà phê, rau màu và cây ăn quả. Hiện nay, cây Cà phê đang gia tăng trên địa bàn xã.

Cây ăn quả như Hồng đang có khuynh hướng chuyển đổi sang các loại cây khác như Bơ, Xoài. Cây lúa vẫn được canh tác như do phụ thuộc vào nguồn nước mưa nên nhưng không đạt hiệu quả kinh tế. Một số diện tích đất lúa đang dần chuyển sang trồng màu chuyên canh và cây lâu năm.

Khó khăn nhất hiện nay trong sản xuất nông nghiệp là đầu ra của sản phẩm không ổn định, giá vật tư tăng cao nên chi phí sản xuất tăng, không mang lại lợi nhuận cho người dân.

51

Chương 5

Một phần của tài liệu MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI THÔN 1 và 2 THUỘC XÃ TÀ NUNG, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)