Điều kiện xã hội và thu nhập của cộng đồng

Một phần của tài liệu MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI THÔN 1 và 2 THUỘC XÃ TÀ NUNG, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG (Trang 42 - 46)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng các hệ thống NLKH của người dân

4.2.2 Điều kiện xã hội và thu nhập của cộng đồng

+ Dòng thị trường và nhu cầu xã hội về các sản phẩm

Theo kết quả phỏng vấn, Cà phê là loại cây trồng được thu mua nhiều nhất do đáp ứng được nhu cầu thị trường về hàng hoá không chỉ trong phạm vi mang tính địa phương mà còn ở quy mô xuất khẩu. Còn cây ăn quả và cây hoa màu không có thị trường tiêu thụ lớn như Cà phê, người dân chỉ trồng và tiêu dùng tại cộng đồng hoặc có thể ra tới Đà Lạt là chính, mục đích để tạo thu nhập thêm, không phải là loại cây trồng cho thu nhập chính. Do đó, các hệ thống trồng Cà phê thuần loại, Cà phê kết hợp rau màu hay Cà phê với cây ăn quả thì giá trị cũng chỉ quy cho cây Cà phê mà thôi.

Hơn nữa, từ khi giá Cà phê tăng các hộ dân mới chuyển từ canh tác độc canh cây nông nghiệp sang canh tác Cà phê. Từ đó cho thấy, dòng thị trường và nhu cầu sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn (có thể khẳng định là mang tính quyết định) đến việc chọn cây trồng của người nông dân. Hiện tại, người dân chặt bỏ cây ăn quả (như cây Hồng giòn) hay cây lấy gỗ (như cây Hông Paulownia) cũng đều vì không có thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và tầm nhìn hạn chế nên chúng tôi không có số liệu để làm sáng tỏ và chứng minh rõ hơn cho nguyên nhân này.

+ Tạo thu nhập ổn định và hiệu quả kinh tế

Cũng là một yếu tố quyết định, vì một số loại cây được trồng trước đây (như cây Hồng ăn quả chẳng hạn, có giá trị kém và giá cả thay đổi thất thường) bây giờ đã bị thay thế bởi Cà phê và cây ăn quả khác. Ngay cả các loại cây ăn quả đang được trồng cũng có thể rơi vào tình trạng trên, bởi ảnh hưởng của dòng thị trường không ổn định nơi đây và tình trạng sâu bệnh nên có nguy cơ bị loại bỏ khỏi các hệ thống. Các số liệu điều tra để tham khảo dưới đây cho biết về giá trị của các sản phẩm nông lâm nghiệp và hiệu quả sản xuất của chúng.

Bảng 4.10a: Tình hình thu nhập từ nguồn so với tổng thu nhập chung Từ canh tác và chăn

nuôi (triệu)

Từ các nguồn khác (triệu)

Tổng thu nhập chung (triệu) Hạng

mục

Thu nhập % Thu nhập Thu nhập

Số hộ 44 84,6 52 100 52 100,0

TB/hộ 25,76 68,4 11,92 31,6 37,69 100,0

Bảng 4.10b: Tình hình thu nhập từ các loại hình canh tác so với tổng SX Từ cây lúa và màu

(triệu)

Từ cây CN và ăn quả (triệu)

Từ cây lâm nghiệp (triệu) Hạng

mục

Thu nhập % Thu nhập Thu nhập

Số hộ 23 44,2 32 61,5 10 19,2

TB/hộ có 8,54 29,95 4,78

TB/52 hộ 3,78 14,7 18,43 71,5 0,92 3,6

Nhận xét:

- Theo bảng 4.10a, tổng thu nhập bình quân của hộ từ tất cả các nguồn là 37,69 triệu/hộ, gồm 68,4% từ sản xuất (bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi) và 31,6% từ các nguồn còn lại khác. Tuy nhiên, vì các hộ có những nguồn thu nhập khác nhau nên thu nhập bình quân của hộ cho từng loại hình cây trồng cũng khác nhau và khác với bình quân chung cho tất cả các hộ (bảng 4.10b).

- Theo bảng 4.10b, trong 3 nhóm cây trồng cho thu nhập trong nhóm sản xuất nông lâm thì từ cây công nghiệp và ăn quả là cao nhất với 71,5%, sau đến cây lương thực và rau màu với 14,7%, còn lại là cây lâm nghiệp chỉ chiếm 3,6% của tổng thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi.

- Theo bảng 4.11, cũng với 3 nhóm cây trồng trên, nếu so sánh hiệu quả kinh tế đơn thuần bằng việc so sánh giữa thu nhập so với đầu tư (không kể công lao động của người dân) thì ta thấy nhóm loài nào cũng cho hiệu quả kinh tế.

37

Nhóm cây ngắn ngày thu nhập cao hơn đầu tư 2,86 lần, nhóm cây công nghiệp và ăn quả là 1,79 lần và nhóm cây lâm nghiệp là 3,4 lần. Nhóm cây công nghiệp và ăn quả lãi thấp nhất là do phần đầu tư phân bón và chăm sóc nhiều hơn, còn nhóm cây lâm nghiệp gần như chỉ có chi phí cho mua giống và công trồng ban đầu nên lãi cao hơn.

Bảng 4.11: Tình hình đầu tư và thu nhập của các loại hình canh tác Từ cây lúa và màu

(triệu)

Từ cây CN và ăn quả (triệu)

Từ cây lâm nghiệp (triệu) Hạng

mục

Đầu tư Thu nhập Đầu tư Thu nhập Đầu tư Thunhập

Số hộ 24 23 32 32 10 10

Tổng 68,7 196,3 536,4 985,3 14,1 47,8

TB/hộ có 2,86 8,54 17,76 29,95 1,41 4,78

TB/52 hộ 1,32 3,78 10,32 18,43 0,27 0,92 Từ các số liệu so sánh một cách tương đối giữa các nhóm loài với nhau, giữa trồng trọt với chăn nuôi và giữa sản xuất nông lâm với các thu nhập khác, chúng ta có thể chấp nhận giả thuyết cho rằng hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào loài cây trồng và nhóm loài cây khác nhau. Loài cây Cà phê và ăn quả trong mô hình Cà phê – cây ăn quả, Cà phê – cây nông nghiệp tuy cho lãi thấp hơn nhưng do có diện tích lớn hơn nên chúng đóng vai trò quyết định đến tổng thu nhập của hộ gia đình có canh tác các loại hình này.

+ Phong tục, tập quán canh tác của người dân

Với ý định so sánh tập quán canh tác giữa hai nhóm người dân: nhóm người Kinh ở thôn 2 và nhóm người Chil ở thôn Cilcut của xã Tà Nung, chúng tôi có những so sánh sau đây (xem bảng 4.12 và bảng 4.13):

Thứ nhất, về loại hình canh tác như chỉ ra trong bảng 4.12 thì cả hai nhóm dân tộc đều có trồng lúa nước, làm nương rẫy và vườn rừng, trồng cây công nghiệp và cây màu, số hộ canh tác cây công nghiệp và cây màu đều chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ tham gia vào từng loại hình thì có khác nhau, ở

nhóm người dân tộc Chil có số hộ tham gia vào làm nương rẫy và vườn rừng cao hơn, còn nhóm người Kinh thì gần như nghiêng hẳn về trồng các loài cây công nghiệp, cây màu và hoa cảnh.

Bảng 4.12: Các kiểu canh tác của người Chil và người Kinh ở xã Tà Nung

Người Chil Người Kinh

Canh tác

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Lúa nước 3 12,5 4 14,3

Nương rẫy, vườn rừng 8 33,3 2 7,1

Trồng cây CN, cây màu 13 54,2 22 78,6

Cộng 24 100,0 28 100,0

Thứ hai, về thu nhập liên quan tới học vấn và trình độ kỹ thuật như thể hiện trong bảng 4.13 thì tổng thu nhập của người Kinh có cao hơn so với người Chil nhưng tỷ lệ cấu thành từ các nhóm nguồn không khác nhau, kể cả các nhóm nguồn chính như sản xuất và phi sản xuất (bảng 4.13a) đến trong nhóm các nguồn cho thu nhập riêng từ trồng trọt (bảng 4.13b).

Bảng 4.13a: Tình hình thu nhập từ các nguồn so với tổng thu nhập chung Từ canh tác và chăn

nuôi (triệu)

Từ các nguồn khác (triệu)

Tổng thu nhập (triệu) Hạng

mục

Thu nhập % Thu nhập % Thu nhập %

Ng. Kinh 35,23 71,6 14,00 28,4 49,23 100,0

Ng. Chil 17,65 63,5 10,14 26,5 27,79 100,0

Bảng 4.13b: Tình hình thu nhập từ các loại hình canh tác so với tổng SX Từ cây lúa và màu

(triệu)

Từ cây CN và ăn quả (triệu)

Từ cây lâm nghiệp (triệu) Hạng

mục

Thu nhập % Thu nhập % Thu nhập %

Ng. Kinh 4,77 13,5 24,53 69,6 1,39 3,9

Ng. Chil 2,92 16,6 13,20 74,8 0,52 2,9

39

Từ các kết quả trên, chúng ta có thể cho rằng, trình độ và kỹ thuật lẫn tập quán canh tác không có sự khác nhau giữa hai nhóm dân tộc. Nói cách khác, giữa người Kinh và người dân tộc Chil tập quán canh tác đã thay đổi và cả hai đều học hỏi được các kỹ thuật từ khuyến nông khuyến lâm và các tư thương trong kỹ thuật thâm canh cây trồng. Vì thế, giá trị thu nhập trong trường hợp này có thể không có quan hệ phụ thuộc vào các giá trị vô hình như tập quán, hiểu biết của nhóm người dân. Từ đó cũng cho thấy, các hộ dân ở đây chỉ trồng cây theo nhu cầu thị trường và lợi ích kinh tế, theo kiến thức chuyên môn của khuyến nông khuyến lâm chứ không dựa hẳn vào thói quen hay kiến thức bản địa nào.

Một phần của tài liệu MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI THÔN 1 và 2 THUỘC XÃ TÀ NUNG, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)