Hàm lượng asiaticoside trong từng bộ phận rau má

Một phần của tài liệu Khảo sát các điều kiện tách chiết hợp chất có hoạt tính sinh học asiaticoside trong rau má (centella asiatica) (Trang 44)

Thành phần hóa học của nguyên liệu ở từng bộ phận khác nhau thường có hàm lượng các chất khác nhau. Hàm lượng asiaticoside phân bố trong rau má cũng vậy, để biết được sự khác biệt đó chúng tôi đã tiến hành phân tích hàm lượng asiaticoside theo các công thức CT18, CT19, CT20 được trình bày ở mục 2.2.2 với dung môi ethanol tuyệt đối và thời gian chiết 6h để khảo sát.

Kết quả khảo sát được thể hiện ở các phổ sắc kí sau:

Hình 3.20. Phổ sắc kí của asiaticoside theo công thức CT19

Hình 3.21. Phổ sắc kí của asiaticoside theo công thức CT20

Sau khi phân tích HPLC chúng tôi thấy phổ sắc kí của các mẫu khảo hàm lượng asiaticosde trong từng bộ phận rau má được trình bày ở các hình 3.21 -3.23 đều có mặt của 1 peak có thời gian lưu nằm trong khoảng từ 2.332 -2.347 phút, tương đương với thời gian lưu của peak asiaticoside chuẩn 2.345 phút ở hình 3.1.

Đồ thị 4. Hàm lượng asiaticoside khi khảo sát từng phần rau má

Từ đồ thị 4 có thể thấy được hàm lượng asiaticoside tồn tại trong từng phần cây rau má với hàm lượng tương đối cao. Trong đó hàm lượng thu được khi chiết ở phần lá là cao nhất với 27.56mg/g, cao hơn rất nhiều so với phần rễ 10.32mg/g và phần thân 9.81mg/g. Như vậy lá là bộ phận tích lũy nhiều asiaticosde nhất và kết quả này cũng thống nhất với kết quả nghiên cứu của N.A.Zainol [13] và Tae Kim [14]. Điều này có nghĩa là nếu muốn thu hồi asiaticoside với hiệu suất cao ta nên chú ý đến phần lá.

Một phần của tài liệu Khảo sát các điều kiện tách chiết hợp chất có hoạt tính sinh học asiaticoside trong rau má (centella asiatica) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w