Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian đến hàm lượng asiaticoside thu hồi trong quá trình chiết

Một phần của tài liệu Khảo sát các điều kiện tách chiết hợp chất có hoạt tính sinh học asiaticoside trong rau má (centella asiatica) (Trang 37 - 41)

asiaticoside thu hồi trong quá trình chiết

Thời gian cũng là một yếu tố có tính quyết định trong việc thu hồi hoạt chất trong nguyên liệu. Như ta biết khi bắt đầu chiết các phân tử nhỏ (thường là hoạt chất) sẽ được hịa tan và khuyếch tán vào dung mơi trước sau đó mới tới các hợp chất phân tử lớn (thường là hợp chất keo, nhựa..). Do đó nếu thời gian chiết ngắn sẽ không chiết được hết hoạt chất nhưng nếu thời gian chiết quá dài dịch chiết có nhiều tạp gây khó khăn khi tinh chế. Chính vì vậy vấn đề khảo sát để lựa chọn thời gian chiết cũng rất quan trọng.

Để đảm bảo thu hồi asiaticoside với hàm lượng cao chúng tôi tiến hành khảo sát các khoảng thời gian chiết theo các công thức CT10, CT11 [22], CT12 [18], CT13, CT14 được trình bày ở mục 2.2.2 với điều kiện chiết thời gian tôt nhất 4h, tỉ lệ dung môi ethanol:nước = 80:20. .

Sau khi tiến hành xử lý nguyên liệu theo quy trình đưa ra chúng tơi tiến hành chiết với các khoảng thời gian khác nhau. Dịch chiết thu được đem đi chạy sắc kí HPLC để xác định hiệu suất thu hồi hoạt chất. Kết quả sắc kí để khảo sát thời gian chiết được thể hiện ở các phổ sắc kí sau:

Hình 3.11. Phổ sắc kí của asiaticoside theo cơng thức CT10

Hình 3.13. Phổ sắc kí của asiaticoside theo cơng thức CT12

Hình 3.14. Phổ sắc kí của asiaticoside theo cơng thức CT13

Hình 3.15. Phổ sắc kí của asiaticoside theo cơng thức CT14

Qua phân tích HPLC cho thấy phổ sắc ký của các mẫu khảo sát thời gian chiết được trình bày ở các hình 3.11-3.15 tất cả đều có 1 peak có thời gian lưu nằm trong khoảng từ 2.300 -2.483 phút, tuy thời gian lưu của các mẫu này có sự chênh lệch so với peak asiaticoside của mẫu chuẩn 2.345 phút ở hình 3.1 nhưng khơng lớn lắm nên ta có thể xem là chúng tương đương nhau. Ở mỗi khoảng thời gian chiết khác nhau thì hàm lượng asiaticoside tách ra khác nhau với hàm lượng cũng tương đối lớn.

Kết quả hàm lượng asiaticoside thu nhận được khi khảo sát theo các khoảng thời gian khác nhau được thể hiện ở đồ thị 3.

Đồ thị 3. Hàm lượng asiaticoside khi khảo sát thời gian chiết Theo đồ thị khảo sát hàm lượng asiaticoside thu được theo thời gian chiết có thể thấy ở khoảng thời gian chiết ngắn nhất 3h thì hàm lượng asiaticoside thu được thấp nhất là 7.4mg/g sau đó khi thời gian chiết tăng lên 4h thì hàm lượng này thu được cũng tăng lên và đạt giá trị cực đại với mức 14.04 mg/g, nhưng khi thời gian tiếp tục tăng thì hàm lượng hoạt chất thu được lại giảm, nó đã giảm xuống dần ở các khoảng thời gian từ 5h- 7h.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất tách chiết. Theo các khoảng thời gian mà chúng tôi đã khảo sát để tách chiết hoạt chất asiaticoside từ rau má thì ta thấy được khi thời gian chiết tăng lên thì hàm lượng asiaticoside thu hồi sẽ tăng lên nhưng mức độ tăng đồng biến này chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian nhất định và tại ngưỡng cao nhất của khoảng tăng đồng biến ta sẽ thu được hàm lượng hoạt chất lớn nhất. Khi đã vượt qua ngưỡng này thì việc kéo dài thời gian chiết khơng cịn ý nghĩa nữa vì lúc này hiệu suất thu hồi hoạt chất không những không tăng mà còn nghịch biến với sự tăng của thời gian chiết. Nguyên nhân của việc giảm hiệu suất thu hồi ở giai đoạn này có thể là do khi chiết ở nhiệt độ sôi của dung môi (>780C) trong thời gian dài khiến cho các phân tử glycoside trong hợp chất asiaticoside được tách ra bị phân hủy nhiều. Hay cũng có thể do sự trích ly các tạp chất trong rau má đã ở nhiệt độ này đã làm keo tụ hoạt chất lại và

khi lọc các hoạt chất này đã bị mất đi do bị giữ lại trên màng lọc nên làm giảm hợp chất asiaticosde của dịch chiết. Trái lại trong trường hợp thời gian chiết q ngắn thì sự hịa tan của hoạt chất vào trong dung môi cũng sẽ hạn chế dẫn đến khơng trích ly triệt để được hoạt chất có trong nguyên liệu.

Như vậy để đảm bảo hiệu suất thu hồi hoạt chất asiaticoside chiết từ rau má cao nhất và giảm bớt chi phí năng lượng đồng thời tăng cơng suất cho quá trình chiết chúng tơi đã chọn thời gian chiết là 4h.

Một phần của tài liệu Khảo sát các điều kiện tách chiết hợp chất có hoạt tính sinh học asiaticoside trong rau má (centella asiatica) (Trang 37 - 41)