Nghiên cứu sự ảnh hưởng của tỉ lệ dung môi đến quá trình chiết asiaticoside trong rau má

Một phần của tài liệu Khảo sát các điều kiện tách chiết hợp chất có hoạt tính sinh học asiaticoside trong rau má (centella asiatica) (Trang 33)

chiết asiaticoside trong rau má

Mức độ hòa tan của một chất trong các hệ dung môi khác nhau là khác nhau. Một chất có thể hòa tan rất tồi trong một loại dung môi nguyên chất, nhưng lại có thể hòa tan tốt trong hệ dung môi bậc hai của chính nó. Do đó việc lựa chọn hệ dung môi trong tách chiết hoạt chất cũng có vai trò quan trọng. Như ta biết nước là một dung môi phổ biến lại có khả năng trộn lẫn không hạn chế trong ancol, việc sử dụng hệ dung môi từ các ancol - nước để hòa tan một số hợp chất cũng được Wan Joo Kim tiến hành nghiên cứu và đánh giá có khả năng chiết tốt hơn so với cồn tinh [22] , vả lại giá thành cũng tương đối rẻ. Dựa trên những tiêu chí đó chúng tôi tiến hành khảo sát tiến hành khảo sát các khả năng chiết asiaticosaide trong rau má của hệ dung môi ethanol – nước theo các tỉ lệ khác nhau.

cứu khả năng chiết asiaticosde theo các công thức CT4, CT5, CT6, CT7, CT8, CT9 được trình bày ở mục 2.2.2 với thời gian chiết 6h, ở nhiệt độ sôi của dung môi theo công thức bố trí.

Phổ sắc kí của asiaticoside trong các mẫu thu được khi khảo sát tỉ lệ dung môi được thể hiện ở các hình 3.5-3.10.

Hình 3.5. Phổ sắc kí của asiaticoside theo công thức CT4

Hình 3.7. Phổ sắc kí của asiaticoside theo công thức CT6

Hình 3.8. Phổ sắc kí của asiaticoside theo công thức CT7

Hình 3.10. Phổ sắc kí của asiaticoside theo công thức CT9

Từ các phổ sắc kí thu được hình 3.5-3.10 khi khảo sát tỉ lệ dung môi chúng tôi thấy, tất cả các phổ khảo sát đều có 1 peak có thời gian lưu nằm trong khoảng từ 2,38 -2.483 phút, tương đương với thời gian lưu 2,345 phút của peak asiaticoside chuẩn ở hình 3.1. Như vậy trong các mẫu khảo sát theo tỉ lệ của hệ dung môi ethanol - nước đều có chứa asiaticoside, điều này cũng chứng tỏ hệ dung môi này có khả năng hòa tan hoạt chất cần tách ra nhưng với hàm lượng khác nhau tùy thuộc vào tỉ lệ ethanol: nước được pha.

Đồ thị 2. Hàm lượng asiaticoside khi khảo sát tỉ lệ dung môi

Qua kết quả khảo sát ở đồ thị 2 chúng tôi nhận thấy hàm lượng asiaticoside thu được không tuân theo qui luật nhất định nào khi tỉ lệ dung môi ethnol : H2O thay đổi CT4, CT5, CT6 CT7, CT8, CT9. Tuy nhiên ở các công thức này vẫn có sự khác biệt rõ rệt về hàm lượng asiaticoside thu được ở các

tỉ lệ dung môi khác nhau. Trong đó hàm lượng asiaticoside thu được ở công thức CT8 cao nhất khoảng 16.54 mg/g, tiếp đến là CT7 với hàm lượng khá cao 12,39mg/g và hàm lượng thấp nhất ở công thức CT4 với 7.62 mg/g. Kết quả đó cho chúng ta thấy: khi pha dung môi ethanol với nước theo các tỉ lệ khác nhau thì chúng ta có thể tạo ra một hệ dung môi mới có khả năng hòa tan được asiaticoside ở các mức độ khác nhau, có thể là do phân tử nước H2O có khả năng hòa lẫn với ethanol làm thay đổi một số tính chất: độ phân cực, độ nhớt, sức căng bề mặt, khôí lượng riêng, tỉ trọng hay nhiệt độ sôi… của dung dịch làm cho khả năng chiết của các dung dịch theo tỉ lệ khác nhau sẽ khác nhau.

Để đảm bảo cho việc thu hồi hoạt chất asiaticoside với hàm lượng cao ta sẽ chọn tỉ lệ dung môi theo công thức CT5 (ethanol:nước = 80:20), làm như vậy ta đồng thời nâng cao được hiệu suất thu hồi hoạt chất và vừa tiết kiệm được dung môi cho quá trình chiết.

Một phần của tài liệu Khảo sát các điều kiện tách chiết hợp chất có hoạt tính sinh học asiaticoside trong rau má (centella asiatica) (Trang 33)