Xác định một số thành phần hóa học có trong rau má

Một phần của tài liệu Khảo sát các điều kiện tách chiết hợp chất có hoạt tính sinh học asiaticoside trong rau má (centella asiatica) (Trang 27 - 29)

Sự tồn tại của một số thành phần hóa học trong rau má có thể gây bất lợi cho q trình chiết, tinh chế asiaticoside cũnng như quá trình bảo quản sản phẩm thu hồi sau này. Với lý do đó chúng tơi tiến hành xác định một số thành phần hóa học có trong rau má để tạo điều kiện đánh giá ảnh hưởng của các thành phần này đối với việc thu hồi asiaticoside từ đó có biện pháp xử lý và loại trừ sự ảnh hưởng xấu của các thành phần đó.

Sau đây là kết quả một số thành phần mà chúng tơi đã xác định tính theo khối lượng chất khơ.

Bảng 3.1. Thành phần hóa học có trong rau má

STT Tên thành phần hóa học Đơn vị Hàm lượng

2 Đạm tổng số % chất khô 0.249

3 Đường khử % chất khô 9.830

4 Lipid % chất khô 6.54

5 Xơ thô % chất khô 13.96

6 Khống tổng % chất khơ 10.70

7 Vitamin C % chất khơ 0.456

Từ kết quả phân tích ta thấy hàm lượng một số thành phần hóa học trong nguyên liệu khá cao, điều này sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình chiết các hoạt chất từ nguyên liệu.

Nước trong rau má chiếm hàm lượng rất cao 88,1% điều này sẽ gây cản trở lớn với quá trình chiết. Khi hàm lượng nước trong nguyên liệu quá nhiều thì khả năng thấm dung môi vào nguyên liệu giảm là do không tạo được sự chệnh lệch hàm ẩm bên trong và bên ngoài nguyên liệu, đồng thời nước trong nguyên liệu còn làm giảm nồng độ dung môi thấm vào nên sẽ hạn chế khả năng hịa tan các hoạt chất trích ly vào dung mơi. Bên cạnh đó sự có mặt của nước là nguyên nhân gây nên sự hịa tan các chất nhầy, pectin, gơm, trong nguyên liệu... làm tăng độ nhớt của dịch chiết từ đó giảm khả năng khuyếch tán của các hoạt chất. Vì vậy để thuận lợi cho q trình chiết chúng tơi tiến hành sấy khô nguyên liệu ở nhiệt độ 500C [13][18] trong thời gian 12-15h để hạ độ ẩm của nguyên liệu và làm biến tính các chất nguyên sinh trong tế bào được xem như một hệ keo nhiều pha góp phần khơng nhỏ cản trở việc chiết các chất tan, q trình sấy cịn giúp cho việc bảo quản tốt cho nguồn nguyên liệu dự trữ.

Với thành phần đạm tổng số trong rau má chiếm tỉ lệ tương đối thấp 0.249% nên sự ảnh hưởng của nó đến q trình chiết là khơng đáng kể, ta có thể lợi dụng sự biến tính và keo tụ ở nhiệt độ chiết của đạm để loại nó ra khỏi dịch chiết khi tiến hành các quá trình lọc hổ trợ cho việc chạy sắc kí cũng như tinh chế sản phẩm sau này được dễ dàng hơn.

Chất béo là những chất không tan trong nước và dung môi phân cực nên nếu sử dụng nước và dung môi phân cực làm dung mơi chiết thì các chất

béo sẽ làm cho dung mơi khó thấm vào ngun liệu gây cản trở cho quá trình chiết. Đồng thời sự tồn tại của các chất béo trong nguyên liệu cũng như trong dịch chiết điều gây khó khăn cho q trình bảo quản do chất béo trong rau má chứa nhiều liên kết khơng no nên dễ bị oxy hóa gây ơi hỏng. Qua kết quả phân tích chất béo trong rau má chiếm 6.54% khối lượng chất khô do vậy việc loại bỏ được càng triệt để nó càng tốt. Trước khi chiết chúng tơi pahir tiến hành tách béo với dung mơi n- hexan [18].

Xơ có tính chất khơng tan trong nước, khơng tan trong các dung mơi khác, bền ở nhiệt độ cao và có tính mềm dẻo đàn hồi. Xơ là thành phần chủ chủ yếu tham gia vào cấu tạo màng tế bào của thực vật nên có ảnh hưởng nhiều đến sự khuyếch tán các chất trong quá trình chiết. Trong rau má chúng tơi khảo sát thì hàm lượng xơ chiếm tới 13.96% do đó để dung mơi có thể thấm nhanh vào nguyên liệu cần phải tiến hành xay nhỏ. Nguyên liệu xay càng nhỏ thì khả năng trích ly hoạt chất càng nhanh tuy nhiên nếu xay q nhỏ thì sẽ tạo điều kiện trích ly cho các tạp chất vào dịch chiết gây khó khăn cho các quá trình lọc sau này.

Đối với đường khử 9.83% và khống 10.7% mặc dù chiếm hàm lượng khơng nhỏ trong ngun liệu nhưng khơng ảnh hưởng nhiều đến q trình chiết.

Một phần của tài liệu Khảo sát các điều kiện tách chiết hợp chất có hoạt tính sinh học asiaticoside trong rau má (centella asiatica) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w