Cơ sở của việc quy định thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án cấp sơ thẩm

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân cấp sơ thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 39)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT

1.1. Những vấn đề lý luận về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án cấp sơ thẩm

1.1.4. Cơ sở của việc quy định thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án cấp sơ thẩm

1.1.4.1. Cơ sở lý luận

Việc quy định về thủ tục sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự nói chung, trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam nói riêng được dựa trên những cơ sở khoa học sau:

23 Lương Khải Ân, “Giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuy n nh ợng quyền sử dụng đất từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006; trang 56.

- Thứ nhất, việc xây dựng các quy định về thủ tục sơ thẩm giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ xuất phát từ nhu cầu cần phải có cơ sở pháp lý cụ thể để việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ tại Tòa án được khách quan, hợp pháp, đáp ứng nhu cầu của việc xây dựng một nhà nước Việt Nam dân chủ, pháp quyền.

Tranh chấp, mâu thuẫn về quyền, lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội là một hiện tượng tất yếu và nhà nước với công cụ riêng của mình là pháp luật phải làm nhiệm vụ là điều chỉnh, giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn đó để thiết lập, duy trì trật tự trong xã hội. Ý chí của nhà nước cần phải được thể chế hóa trong pháp luật.

Muốn giải quyết các tranh chấp phát sinh trong xã hội theo mong muốn của mình thì việc giải quyết đó về cả nội dung và cách thức đều cần phải được quy định trong pháp luật của nhà nước. Tuân thủ pháp luật là nguyên tắc trong mọi hoạt động của cơ quan nhà nước nên Tòa án là một cơ quan nhà nước cũng không là ngoại lệ. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ của Tòa án cũng phải tuân thủ pháp luật và chỉ khi việc giải quyết tuân thủ pháp luật thì kết quả của việc giải quyết đó mới được công nhận là hợp pháp. Các quy định của pháp luật mới là cơ sở pháp lý hợp pháp cho việc giải quyết của Tòa án. Nói theo một cách khác thì việc xây dựng các quy định của pháp luật về cách thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án xuất phát từ nhu cầu cần phải có cơ sở pháp lý để việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ tại Tòa án được khách quan, hợp pháp, đáp ứng nhu cầu của việc xây dựng một Nhà nước dân chủ, pháp quyền.

Theo A.I. Kôvalenco, một Nhà nước pháp quyền phải là một Nhà nước dựa trên tính tối cao của pháp luật, quy định trách nhiệm tương hỗ của công dân và Nhà nước trong phạm vi của pháp luật, đảm bảo các quyền và tự do của công dân, tất cả các công dân, người có chức vụ, các cơ quan, tổ chức phải có sự chấp hành và tuân thủ thường xuyên pháp luật24. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước theo tư tưởng Nhà nước pháp quyền, đang trong công cuộc từng bước xây dựng một Nhà nước pháp quyền nên việc xây dựng đầy đủ các quy phạm pháp luật tố tụng dân sự

24 Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên) (2004), Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp quyền, Nhà xuất bản Tư pháp, trang 33.

rõ ràng, hợp lý là một yêu cầu tất yếu. Xây dựng Nhà nước pháp quyền thì trước hết phải dựa trên nền tảng pháp luật của Nhà nước. Việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong xã hội, đặc biệt là giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai là biểu hiện rõ nét nhất của sự dân chủ, tạo nên uy tín của Nhà nước, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của các chủ thể trong vụ việc. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn coi phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Cũng chính lý do này đã giải thích tại sao giống như rất nhiều nước khác, Việt Nam thời gian qua trong BLTTDS đều thống nhất quy định nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự.

- Thứ hai: Xây dựng các quy định về cách thức giải quyết sơ thẩm các tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ còn xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nói riêng, bảo đảm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân nói chung trong tố tụng dân sự.

Tham gia tố tụng dân sự, cho dù là đương sự chủ động đi kiện, đưa ra yêu cầu để tòa án giải quyết hay là đương sự bị động, buộc phải tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện thì đương sự nào trong vụ án dân sự cũng có nhu cầu cần được Tòa án bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp cho mình. Tuy nhiên, trước khi trông đợi Tòa án bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp cho mình thì trước hết đương sự phải tự bảo vệ vì với các quyền, lợi ích dân sự đã được Nhà nước công nhận (còn gọi là quyền, lợi ích tư) thì việc bảo vệ chúng trước hết là do chính sự nỗ lực của chủ thể có quyền, lợi ích đó. Tuy nhiên, để các chủ thể này có thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích cho mình thì Nhà nước cần phải ghi nhận rõ quyền, lợi ích cho đương sự, ghi nhận quyền được tự giải quyết của đương sự, nếu đương sự không tự giải quyết được thì tòa án đại diện cho nhà nước mới giải quyết cho đương sự. Đây cũng là lý do giải thích tại sao thủ tục sơ thẩm giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ lại bao gồm một quy trình các bước như nhận đơn khởi kiện, thụ lý để giải quyết, tiến hành hòa giải trước khi xét xử tại phiên tòa, khi hòa giải không thành mới mở phiên tòa xét xử. Như vậy, các quy định về thủ tục sơ thẩm tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

đương sự, tuy nhiên, trong một số trường hợp thì việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ của Tòa án còn nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước.

1.1.4.2. Cơ sở thực tiễn

Việc xây dựng các quy định về cách thức giải quyết sơ thẩm tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ còn xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn tố tụng dân sự.

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ là một trong các tranh chấp dân sự khá phổ biến cần được kịp thời giải quyết bởi nếu không kịp thời giải quyết thì tranh chấp này rất dễ dẫn đến những hậu quả về hình sự. Việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ trước hết là do chính sự nỗ lực của đương sự. Tuy nhiên, vì chỉ có địa vị pháp lý là người tham gia tố tụng nên việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự còn liên quan, phụ thuộc vào rất nhiều các chủ thể tiến hành tố tụng, đặc biệt là Tòa án. Thực tiễn tố tụng dân sự thời gian qua cho thấy vì Tòa án được Nhà nước giao quyền lực đặc biệt nên đã dẫn đến sự lạm quyền. Ví dụ như kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại năm 2015 cho thấy “trong số 47 trường hợp cán bộ, công chức Tòa án có hành vi sai phạm thì xử lý cảnh cáo 13 trường hợp, khiển trách 21 trường hợp, cách chức thẩm phán 01 trường hợp, cách chức ủy viên Ban cán sự Đảng 11 trường hợp, buộc thôi việc 05 trường hợp, hạ bậc lương 01 trường hợp…”25. Thực tế này cần phải được khắc phục để việc giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ nói riêng được khách quan, đúng đắn, từ đó đương sự thực sự được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Muốn khắc phục được, pháp luật tố tụng dân sự cần quy định cụ thể trình tự tố tụng sơ thẩm, quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc thực hiện trình tự tố tụng sơ thẩm. Như vậy, ở một góc độ khác có thể nói cơ sở của việc quy định về thủ tục sơ thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự còn xuất phát từ chính nhu cầu khắc phục thực tiễn tố tụng dân sự của Việt Nam trong thời gian qua.

25 Tòa án nhân dân tối cao (2015), Tham luận tại Hội nghị triển khai công tác tòa án nhân dân năm 2015”, Hà Nội, tr.112.

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân cấp sơ thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)