Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT
1.2. Lý luận pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án cấp sơ thẩm
1.2.1. Khái niệm pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ tại TAND cấp sơ thẩm
*Khái niệm:
+ Pháp luật là Hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
+ Thủ tục - xét về mặt ngôn ngữ có nghĩa “những việc cụ th phải làm theo một trình tự đã đ ợc quy định, đ tiến hành một công việc có tính chất chính thức”26 Trình tự là “sự sắp xếp thứ tự tr c sau”27. Qua đó, có thể hiểu khái niệm thủ tục là phải thực hiện một công việc nhất định theo những quy định cụ thể được sắp xếp theo trình tự nhất định.
Khi tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ xảy ra thì có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp như phương thức thương lượng (các bên tranh chấp tự thỏa thuận với nhau), phương thức hòa giải (có bên thứ ba làm trung gian để tìm các giải pháp thích hợp nhằm giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên) hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
26 Viện Ngôn Ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên), Từ Điển Tiếng Việt, nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội 2010, tr.905.
27Viện Ngôn Ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên), Từ Điển Tiếng Việt, nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội 2010, trang 907.
Khi một hoặc các bên tranh chấp lựa chọn, yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ theo thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án có nghĩa là các bên đã không tự thương lượng, hòa giải với nhau, họ tìm đến Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết. Giải quyết tranh chấp tại Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án của Toà án về giải quyết vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế Nhà nước. Đây chính là phương thức khởi kiện ra tòa để bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và khi Tòa án giải quyết thì thủ tục tố tụng dân sự được tòa áp dụng giải quyết cũng là thủ tục dân sự sơ thẩm.
Tố tụng dân sự là trình tự, thủ tục giải quyết vụ kiện tụng tại Tòa án, là cách thức mà Tòa án tiến hành một quy trình gồm các bước phải thực hiện để Tòa án giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là vụ án dân sự). Trình tự tố tụng này bao giờ cũng bắt đầu từ Tòa án cấp sơ thẩm.
Như vậy, có thể rút ra khái niệm pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ tại TAND cấp sơ thẩm như sau: Pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuy n nh ợng QSDĐ tại TAND cấp sơ thẩm là hệ thống các quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự và các luật, văn bản pháp luật liên quan khác mà Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành theo trình tự nhất định đ giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng chuy n nh ợng quyền sử dụng đất.
*Đặc điểm:
- Thứ nhất, pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ tại Tòa án cấp sơ thẩm là việc Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ không chỉ tuân thủ pháp luật tố tụng dân sự mà việc giải quyết này còn chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật nội dung có liên quan như Bộ luật dân sự, Luật Đất đai... Như vậy, việc giải quyết tranh chấp này của Tòa án chịu sự điều chỉnh của cả pháp luật nội dung và luật hình thức.
- Thứ hai, pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ tại Tòa án cấp sơ thẩm mang tính quyền lực của nhà nước bởi lẽ đó là phương thức giải quyết thông qua Tòa án mà Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, tức là quyền xét xử các vụ án, nhân danh Nhà nước khi xét xử. Khác với phương thức giải quyết tranh chấp khác như hòa giải hay tự thỏa thuận, phán quyết của Tòa án có hiệu lực buộc các bên phải thi hành, nếu không thi hành thì bị cưỡng chế phải thi hành.
- Thứ ba, pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ tại Tòa án cấp sơ thẩm được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt và chặt chẽ. Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ theo một trình tự thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự. Trình tự giải quyết này được thực hiện từ giai đoạn khởi kiện, thụ lý vụ án, đến giai đoạn chuẩn bị xét xử, giai đoạn đưa vụ án ra xét xử, giai đoạn mở phiên tòa sơ thẩm, giai đoạn hỏi tại phiên tòa, tranh luận nghị án, tuyên án. Tất cả các giai đoạn tố tụng này đều phải được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nên người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng phải chấp hành các quy định đó.
- Thứ t , pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ tại Tòa án cấp sơ thẩm là một trình tự các bước mà Tòa án phải tiến hành theo quy định của pháp luật để giải quyết lần đầu đối với vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ phát sinh tại Tòa án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ tại Tòa án cấp sơ thẩm thể hiện cách thức giải quyết lần đầu của Tòa án đối với vụ án tranh chấp chuyển nhượng QSDĐ. Việc giải quyết các tranh chấp tại Tòa án được thực hiện theo chế độ hai cấp xét xử là xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Xét xử sơ thẩm, phúc thẩm (nếu có căn cứ) là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam được quy định tại khoản 6 Điều 103 Hiến pháp năm 2013, Điều 6 Luật tổ chức TAND và Điều 17 BLTTDS, theo đó tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ sẽ được Tòa án sơ thẩm giải quyết, nếu sau khi giải quyết mà có yêu cầu giải quyết lại thì vụ án sẽ được giải quyết lại một lần nữa theo thủ tục
phúc thẩm. Thủ tục sơ thẩm là lần giải quyết đầu tiên của Tòa án về hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ. Căn cứ phát sinh thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ tại tòa án cấp sơ thẩm là do có đơn khởi kiện, Tòa án tiến hành thủ tục thụ lý, chuẩn bị xét xử, phiên tòa sơ thẩm...
Pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ tại Tòa án cấp sơ thẩm tuân theo các nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện ở việc ghi nhận các quyền tự do, dân chủ của công dân, quy định những hình thức pháp lí để đảm bảo sự tham gia của nhân dân trong hoạt động tố tụng tại Tòa án.
Dân chủ thể hiện ở các quyền và nghĩa vụ pháp lí của cá nhân, tổ chức và phải thông qua sự ghi nhận của pháp luật, bảo đảm thực hiện bằng Nhà nước và xã hội dưới những hình thức phù hợp; Nguyên tắc công bằng của xã hội thể hiện trên nhiều phương diện, tiêu biểu như: Nhân dân tham gia giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đều đảm bảo sự công bằng trước pháp luật.