Thực tiễn áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân cấp sơ thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 75 - 82)

Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƢỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

2.2. Thực tiễn áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên theo thủ tục sơ thẩm

2.2.2. Thực tiễn áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên

Nghiên cứu, xem xét kết quả giải quyết sơ thẩm tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ của TAND huyện Bình Xuyên trong thời gian qua có thể nhận thấy một số ưu điểm nổi bật sau:

Vì tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ thường rất phức tạp, liên quan đến giá trị tài sản lớn nên nhìn chung việc xét xử các vụ án này là nhiệm vụ rất khó khăn cho TAND huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong công tác xét xử sơ thẩm các vụ án tranh chấp dân sự nói chung, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ nói riêng, TAND huyện Bình Xuyên luôn bám sát các yêu cầu nhiệm vụ chính trị, quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối của Đảng, áp dụng đúng đắn các quy

47Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2019 của Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

định của pháp luật của Nhà nước để giải quyết, luôn chú trọng đến việc bảo đảm quyền khởi kiện của đương sự, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà sơ thẩm, đảm bảo cho những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng sơ thẩm thực hiện được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của họ. Do vậy, về cơ bản thì số lượng và chất lượng xét xử sơ thẩm các loại vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ được đảm bảo, phần lớn các vụ án được giải quyết trong thời gian luật định.

Qua thực tiễn giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ tại TAND huyện Bình Xuyên có thể khái quát những kết quả đạt được như sau:

Thứ nhất, số lượng các vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ được TAND huyện Bình Xuyên giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là khá lớn.

Như vậy, qua tham khảo các số liệu giải quyết tại TAND huyện Bình Xuyên ở trên có thể thấy số vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là khá nhiều. Điều này cho thấy các chủ thể rất tin tưởng vào việc giải quyết của tòa án chọn nên đã chọn tòa án là nơi giải quyết tranh chấp của mình.

Thứ hai, chất lượng giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ theo thủ tục sơ thẩm ngày càng được nâng cao.

Cũng qua tham khảo các báo cáo tổng kết của TAND huyện Bình Xuyên từ năm 2015 đến hết năm 2018 có thể thấy chất lượng xét xử các vụ án dân sự nói chung, các vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm nói riêng được nâng lên khá rõ. Báo cáo tổng kết gần đây nhất của TAND huyện Bình Xuyên đã khẳng định “trong giải quyết các vụ án… dân sự, tòa án hạn chế tối đa việc tạm đình chỉ nhiều lần đối với một vụ án, tạm đình chỉ giải quyết vu án không có căn cứ. TAND hai cấp thực hiện tốt phương châm hòa giải, đảm bảo đúng pháp luật, giúp việc giải quyết vụ án nhanh chóng, sớm kết thúc giảm bớt mâu thuẫn”48. Chất lượng xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự được nâng cao qua

48 Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019 của TAND huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

nghiên cứu báo cáo về kết quả sơ thẩm hàng năm của TAND huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thứ ba, trong hoạt động thụ lý, giải quyết các tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, TAND huyện Bình Xuyên rất chú trọng công tác hòa giải, giúp cho các đương sự tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc, duy trì sự ổn định đoàn kết và tạo được niềm tin trong nhân dân vào ngành Tòa án. Số lượng các vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ mà Tòa hòa giải ngày càng tăng, thể hiện ở số liệu sau đây: Năm 2014: Hòa giải thành 2/18 vụ, chiếm tỷ lệ 11,11%; Năm 2015:

Hòa giải thành 4/24 vụ, chiếm tỷ lệ 16,66%; Năm 2016: Hòa giải thành 6/20 vụ, chiếm tỷ lệ 30,00%; Năm 2017: Hòa giải thành 9/31 vụ, chiếm tỷ lệ 29,03%; Năm 2018: Hòa giải thành 8/33 vụ, chiếm tỷ lệ 24,24%.

Năm 2018, Tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên là một trong các đơn vị Tòa án trong cả nước được áp dụng thí điểm Trung tâm đối thoại, hòa giải ngoài Tòa án.

Khi áp dụng đã giải quyết lượng lớn các vụ án tranh chấp tại địa bàn, giúp các đương sự giữ được tình cảm, tránh việc khởi kiện kéo dài gây tốn kém về kinh tế, tiết kiệm thời gian.

Thứ tư, trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, Tòa đã áp dụng đúng, thống nhất các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật khác, các hướng dẫn của TANDTC trong công tác xét xử các vụ án về hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ. Số lượng các bản án, quyết định của Tòa bị Tòa án cấp trên hủy, sửa có xu hướng giảm so với những năm trước, cho thấy đường lối xét xử các vụ án này được Tòa tuân thủ và áp dụng tương đối tốt, chất lượng xét xử ngày càng nâng cao góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế… Hầu hết các bản án, quyết định của Tòa được ban hành đều có căn cứ pháp lý, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, có tính khả thi và bảo đảm hiệu lực thi hành…

Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đã đạt được, việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ tại TAND huyện Bình Xuyên cũng có những hạn chế nhất định, thể hiện ở một số mặt sau:

Thứ nhất, mặc dù tỷ lệ giải quyết vụ án dân sự nhìn chung là khá cao nhưng vẫn chưa đạt được tỷ lệ 100% như mong muốn. Có lẽ hạn chế này xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân: Mặc dù BLTTDS năm 2015 ra đời đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới về thủ tục sơ thẩm so với BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), tuy nhiên do mới được thi hành, lại chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể nên việc áp dụng các quy định của BLTTDS năm 2015 trong việc giải quyết các vụ án tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ theo thủ tục sơ thẩm có bộc lộ một số bất cập, vướng mắc nhất định.

Thứ hai, các bản án, quyết định bị hủy, bị sửa do nguyên nhân chủ quan của Thẩm phán chưa giảm mạnh.

Tồn tại, hạn chế trên có thể nhận thấy khá rõ qua nghiên cứu các báo cáo tổng kết từ năm 2015 đến năm 2018 của TAND huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong Báo cáo tổng kết công tác của 1 số năm thừa nhận “tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, bị sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán chưa giảm mạnh”. Trong báo cáo gần đây nhất là báo cáo công tác năm 2018 tuy không có án sửa về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng tỷ lệ giải quyết án dân sự nói chung chưa cao, án bị sửa, bị hủy do lỗi chủ quan của Thẩm phán tuy giảm so với năm 2017 nhưng vẫn còn”49. Vẫn có vụ án tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ được xử phúc thẩm nhưng bản án bị hủy, bị sửa do xác định thiếu người tham gia tố tụng, hoặc do không tiến hành đầy đủ thủ tục tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự dẫn đến những quyết định sai hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; việc hoãn phiên tòa sơ thẩm không đúng quy định vẫn còn xảy ra làm kéo dài việc giải quyết một số vụ án.

Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế nêu trên do:

+ Xác định thiếu người tham gia tố tụng, cụ thể không đưa những người đang ở trên nhà đất đang tranh chấp hoặc những người trong hộ gia đình vào tham gia tố tụng.

49 Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2019 của tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Khi giải quyết các vụ án tranh chấp nhà đất thì Tòa án cần làm rõ nhà đất tranh chấp gồm những ai đang quản lý, sử dụng. Trong trường hợp nguyên đơn chỉ kiện chủ hộ hoặc chỉ kiện một số trong những người đang quản lý, sử dụng nhà đất thì Tòa án cần phải đưa những người khác đang cùng quản lý nhà đất vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Có làm như vậy thì Tòa án mới có thể làm rõ được lý do mà họ được quản lý, sử dụng nhà đất, họ có công sức gì liên quan đến đất tranh chấp…đồng thời khi bản án tuyên nếu có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ thì mới thi hành được.

+ Không đưa các đồng thừa kế vào tham gia tố tụng, không đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia phiên hòa giải.

Hòa giải là thủ tục bắt buộc khi giải quyết vụ án dân sự trừ những vụ án không được hòa giải theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Theo các quy định này thì Tòa án phải triệu tập những người có liên quan đến vụ án tham dự phiên hòa giải nhưng có trường hợp Tòa án đã không đưa đương sự vào tham gia hòa giải.

Ví dụ 1: Vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa nguyên đơn – Võ Thị Thanh H và bị đơn – Trần Thị Thu L đều có địa chỉ tại: Xã Văn Tiến, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.50

Nội dung vụ án: Năm 1999, bà H mua của bà L thửa đất diện tích 200m2 tại xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên với giá 1.000.000.000 đồng bằng giấy tờ viết tay.

Nguồn gốc đất của mẹ bà L cho. Năm 2003 bà L chết, bà L có chồng và 05 đứa con, mẹ bà chết trước bà, còn bố bà năm 2005 đi lấy vợ khác. Năm 2015 bà H yêu cầu gia đình bà L làm thủ tục sang tên cho bà nhưng gia đình không thống nhất được.

Bà H khởi kiện ra tòa án yêu cầu công nhận quyền sử dụng của bà đối với thửa đất.

Bản án sơ thẩm quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, do các đương sự thống nhất được việc giải quyết vụ án. Bản án phúc thẩm quyết định: Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm do cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng mà Tòa cấp phúc thẩm không khắc phục được, cụ thể không đưa bố bà L vào tham gia

50Bản án dân sự sơ thẩm số: 15/2016/DS-ST ngày 16 tháng 11 năm 2016 của tòa án nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh V nh Phúc.

tố tụng, chỉ tiến hành hòa giải giữa nguyên đơn và bị đơn mà không đưa những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia các phiên hòa giải. Như vậy, qua vụ án này cho thấy do trong quá trình giải quyết vụ án bỏ sót người tham gia tố tụng nên Tòa án không tiến hành thủ tục hòa giải giữa các bên mới dẫn đến việc vi phạm thủ tục tố tụng.

+ Xác định không đúng quan hệ pháp luật tranh chấp, thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ chưa đầy đủ, chưa phù hợp

Việc thu thập chứng cứ có ý nghĩa rất quan trọng và là cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án, chỉ khi thu thập đầy đủ chứng cứ thì Tòa án mới có đủ căn cứ để giải quyết vụ án. Tuy nhiên trên thực tế có không ít trường hợp Tòa án giải quyết vụ án khi chưa có đầy đủ chứng cứ, như các đương sự tranh chấp nhà đất có liên quan đến chính sách cải tạo, tranh chấp đất đai liên quan đến cải cách ruộng đất, liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng Tòa án lại không thu thập chứng cứ tại các cơ quan có liên quan để xác định có hay không việc Nhà nước đã có quyết định cải tạo, việc cấp giấy chứng nhận có đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định hay không; khi cấp giấy chứng nhận thì có khiếu nại hay không và nếu có thì cơ quan chức năng đã giải quyết hay chưa. Có trường hợp lời khai của các đương sự có mâu thuẫn nhưng Thẩm phán không cho đối chất, không lấy lời khai của người làm chứng, không thu thập tài liệu, chứng cứ của các cơ quan dẫn đến việc giải quyết vụ án chưa đủ căn cứ, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự.

Ví dụ 2: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp giữa nguyên đơn ông Nguyễn Ngọc T, bà Bùi Thị D với bị đơn ông Nguyễn Văn H, bà Bùi Thị V. TAND huyện Bình Xuyên xét xử sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn buộc ông H, bà V phải trả lại cho nguyên đơn. Bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Vĩnh Phúc giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Tại quyết định giám đốc thẩm số 97/2017/DS-GĐT ngày 28 tháng 9 năm 2017 của TAND cấp cao tại Hà Nội đã hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm với lý do chưa

thu thập, đánh giá đầy đủ chứng cứ; giao cho TAND huyện Bình Xuyên xét xử lại.51 + Vi phạm thủ tục tố tụng về cấp, tống đạt cho đương sự

Đối với các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc, thông qua hoạt động cấp, tống đạt và thông báo văn bản của tòa án giúp cho họ nhận được, hoặc biết được nội dung của văn bản. Qua đó, biết được các quyền và nghĩa vụ của mình để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên đôi khi trong quá trình giải quyết vụ án thì Tòa án đã sơ suất trong việc cấp, tống đạt không đầy đủ văn bản tố tụng cho đương sự hoặc vi phạm trình tự, thủ tục cấp, tống đạt.

Ví dụ 3: Vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa nguyên đơn – bà Nguyễn Thị Kim K có địa chỉ tại Số nhà 68, đường Mê Linh, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và bị đơn – ông Nguyễn Văn Minh N có địa chỉ tại: Xã Văn Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.52

Nội dung vụ án: Ngày 08/3/2013, bà K có mua của ông N một lô đất diện tích 4mx17m với số tiền 130.000.000 đồng tại xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên bà đã giao đủ tiền cho ông N. Đất do ông Lê Văn C đứng tên, sau đó viết giấy bán cho ông N. Tháng 9/2014 bà K đến UBND xã để làm thủ tục công chứng để cấp giấy Chứng nhận QSDĐ thì nhận được văn bản phúc đáp với nội dung “đề nghị ông bà chờ thông báo của Thi hành án dân sự huyện”. Bà K yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa bà với ông N, ông N phải trả cho bà số tiền 250.000.000 đồng trong 01 tháng ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật. Ông N đồng ý trả lại tiền cho bà K nhưng không đồng ý với mức giá như bà K yêu cầu. Bản án sơ thẩm quyết định: Chấp nhận yêu cầu của bà K về việc hủy hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa bà K và ông N; Ông N có trách nhiệm hoàn lại cho bà K số tiền 185.000.000 đồng sau khi án có hiệu lực pháp luật. Bản án phúc thẩm quyết định: Hủy bản án sơ thẩm, chuyển giao hồ sơ vụ án cho TAND cấp huyện giải quyết sơ thẩm lại theo thủ tục chung. Như vậy, trong vụ án này ông N và ông C không được tống đạt quyết

51Quyết định giám đốc thẩm số: 97/2017/DS-GĐT ngày 28 tháng 9 năm 2017 của tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

52 Bản án dân sự sơ thẩm số: 56/2015/DS-ST ngày 23 tháng 12 năm 2015 của tòa án nhân dân huyện V nh T ờng, tỉnh V nh Phúc.

định định giá tài sản nên không biết thời gian, địa điểm tiến hành định giá để được tham dự và có ý kiến về việc định giá, ông N không có mặt tại phiên tòa do không nhận được giấy báo của Tòa là vi phạm quy định của BLTTDS đồng thời quyền lợi của đương sự bị ảnh hưởng.

* Đánh giá tác động của huyện Bình Xuyên đến việc thi hành pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ tại TAND huyện Bình Xuyên.

Xuất phát từ việc địa bàn huyện với mật độ dân cư đông, nhiều khu công nghiệp, nhiều thành phần kinh tế nên tình hình trật tự trị an rất phức tạp. Tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp, gia tăng; các tranh chấp dân sự, .... có chiều hướng gia tăng về số lượng, tính chất, mức độ ngày càng phức tạp, đương sự chống đối gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án, hơn nữa kinh phí hoạt động của cơ quan còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Ngoài ra, địa giới hành chính của huyện Bình Xuyên bao gồm 03 thị trấn và 10 xã, trong đó có một số xã miền núi, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, tập trung chủ yếu nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống như dân tộc Sán Dìu, Nùng, Tày, Dao, Ngái...trình độ văn hóa còn thấp. Những khó khăn đó phần nào ảnh hưởng đến kết quả giải quyết, xét xử của đơn vị, công tác giải quyết gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân cấp sơ thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)