Quá trình phát triển của pháp luật về thủ tục sơ thẩm giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân cấp sơ thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 45)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT

1.1. Những vấn đề lý luận về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án cấp sơ thẩm

1.1.6. Quá trình phát triển của pháp luật về thủ tục sơ thẩm giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Sự đổi mới cơ chế và mở cửa đất nước vào năm 1986 đã thúc đẩy sự ra đời của 3 văn bản về thủ tục tố tụng trong lĩnh vực tư pháp dân sự: Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996. Trên cơ sở kế thừa và phát triển ba Pháp lệnh về thủ tục tố tụng trước đó, nhà lập pháp Việt Nam đã xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự chung thống nhất năm 2004. Như vậy, sau rất nhiều năm tồn tại ba loại thủ tục tố tụng riêng biệt như là một sự khác biệt so với thế giới, BLTTDS năm 2004 ra đời đã đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong lịch sử pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, khẳng định sự nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập và tiếp thu thành quả lập pháp của nền văn hóa pháp lý quốc tế.

Dưới góc nhìn lịch sử thì sự hình thành và phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam dường như luôn gắn với những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Các nhà lập pháp Việt Nam trong từng thời kỳ lịch sử trước đây đều chú trọng và có những đóng góp nhất định trong việc xây dựng và bồi đắp cho nền pháp luật tố tụng dân sự

nước nhà. Nhà lập pháp đương đại cũng đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự cho phù hợp hơn với đời sống nhưng xét một cách khách quan thì pháp luật tố tụng dân sự của chúng ta cũng chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu về tính mềm dẻo, linh hoạt mà công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra. Nhận thức được thực tế này, Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ rõ cần phải “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng t pháp theo h ng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, nh ng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối v i hoạt động t pháp; bảo đảm chất l ợng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại toà làm căn cứ quan trọng đ phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá đ nâng cao chất l ợng hoạt động t pháp…”. Tiếp theo đó, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ:

“…Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối v i những vụ án c đủ một số điều kiện nhất định”; “Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự…”, “Nghiên cứu chế định thừa phát lại (thừa hành viên); tr c mắt, c th tổ chức thí đi m tại một số địa ph ơng”.

Bộ Luật Tố tụng Dân sự Việt Nam năm 2004 về cơ bản cũng được xây dựng trên cơ sở thủ tục tố tụng xét hỏi của các nước theo hệ thống luật Châu Âu lục địa như BLTTDS mới của Pháp năm 1975 nhưng có kết hợp các yếu tố của thủ tục tố tụng tranh tụng của các nước theo hệ thống pháp luật án lệ. Cụ thể là BLTTDS Việt Nam hiện nay vẫn coi hồ sơ vụ án là tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án nhưng đề cao hơn nghĩa vụ tự chứng minh của đương sự so với các quy định trước kia, trong trường hợp xét thấy chứng cứ trong hồ sơ chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ. Toà án chỉ tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ khi đương sự không thể tự mình thu thập được và có yêu cầu Toà án thu thập chứng cứ.

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 và được sửa đổi, bổ sung năm 2011 theo Luật số 65/2011/QH12, có hiệu

lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Kết quả thi hành 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự cho thấy Bộ luật này đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng dân sự dân chủ, công khai, đơn giản, thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng dân sự. Tuy nhiên, qua tổng kết thực tiễn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự cho thấy, có nhiều quy định của Bộ luật tố tụng dân sự đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không theo kịp nhu cầu của người dân trong việc giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong đời sống xã hội; quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong tố tụng dân sự cần tiếp tục được bổ sung, sửa đổi, đặc biệt là các quy định về chứng cứ, cung cấp chứng cứ và quyền tiếp cận chứng cứ nhằm đảm bảo tính công khai, dân chủ, công bằng, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, tăng cường quyền và trách nhiệm của Thẩm phán để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong xét xử; đồng thời, cần tiếp tục đổi mới trình tự, thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm các vụ việc dân sự nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, khắc phục khó khăn, bất cập trong công tác xét xử, nâng cao chất lượng và hiệu quả giải quyết các vụ việc dân sự; bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, cá nhân; góp phần vào sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm được quy định rõ thủ tục khởi kiện, xác định ngày khởi kiện trên cơ sở pháp điển hóa những văn bản hướng dẫn Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành; bổ sung căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án khi cần đợi kết quả của cơ quan có thẩm quyền xem xét kiến nghị của Tòa án về việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội có liên quan đến việc giải quyết vụ án; bổ sung quy định thành phần tham gia phiên hòa giải đối với tranh chấp lao động; Tòa án ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ khi căn cứ tạm đình chỉ không còn, làm căn cứ pháp lý tiếp tục giải quyết vụ án; sửa đổi căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án, thủ tục thay đổi tư cách đương sự

trong trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt mà không có đơn xin vắng mặt khi giải quyết như có phản tố của bị đơn hoặc có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; bổ sung quy định về phiên họp chuẩn bị xét xử nhằm công khai, minh bạch chứng cứ, giải quyết các yêu cầu, đề nghị của đương sự về thu thập chứng cứ, triệu tập người tham gia tố tụng, thời gian mở phiên tòa và các vấn đề có liên quan khác đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự; quy định căn cứ, thủ tục việc tạm ngừng phiên tòa phân biệt với việc hoãn phiên tòa; quy định trường hợp vắng mặt một trong các bên đương sự và người tham gia tố tụng khác thì Chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để trên cơ sở đó các đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận, đối đáp. Quy định trách nhiệm của Chủ tọa phiên tòa trong việc điều hành phiên tòa bảo đảm người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tranh tụng; Hội đồng xét xử chỉ hỏi những vấn đề mà người tham gia tố tụng trình bày chưa rõ. Đồng thời, trong phần này cũng bổ sung quy định về căn cứ, thủ tục, thời hạn tạm ngừng phiên tòa trong trường hợp cần phải xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung mà không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa, chờ kết quả giám định bổ sung, giám định lại, do tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, các bên đương sự đề nghị Tòa án tạm ngừng phiên tòa để các bên đương sự tự hòa giải để đảm bảo việc xem xét chứng cứ chính xác, toàn diện, bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự tại phiên tòa và phù với thực tiễn.

Đến Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Bộ luật này đã kế thừa và hoàn thiện những quy định của pháp luật tố tụng dân sự trước đó về thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự.

Xuất phát từ việc cụ thể hóa và phù hợp với pháp luật nội dung mới; khắc phục những vướng mắc thực thi trong thực tiễn từ Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có một số điểm mới rất đáng ghi nhận như thừa nhận của nguyên tắc không có vụ việc dân sự nào bị từ chối giải quyết vì lý do không có luật để áp dụng, thay đổi, bổ sung quy định về thời hạn khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện, bổ sung thêm quy định về giải quyết vụ án dân sự theo

thủ tục rút gọn, bổ sung quy định về phiên hòa giải và cung cấp chứng cứ trước phiên tòa sơ thẩm…

Như vậy, nhìn lại lịch sử phát triển của chế định sơ thẩm dân sự có thể khẳng định lập pháp Việt Nam đã có một quá trình phát triển rất đáng khích lệ để ngày càng tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ.

Một phần của tài liệu Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại tòa án nhân dân cấp sơ thẩm từ thực tiễn tòa án nhân dân huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)