VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tại mỹ sơn (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.4. VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.4.1. Vai trò của ngành du lịch đối với phát triển nền kinh tế

Ngành du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một quốc gia, một khi ngành du lịch phát triển thì nó sẽ kéo theo tỷ trọng trong GDP tăng lên và cùng lúc đó tỷ trọng nông nghiệp giảm.

Ngoài ra ngành du lịch còn đóng góp một tỷ trọng không nhỏ trong GDP của một quốc gia.

Trên phạm vi toàn cầu, thu nhập của ngành du lịch tương đương 48,25% tổng thu của toàn ngành dịch vụ trong giai đoạn 2009-2012; đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch chiếm đến 60% toàn ngành dịch vụ. Ngành du lịch là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, là ngành chủ lực có mức đóng góp quan trọng cho ngân sách quốc gia. Trong năm 2012, thống kê về ngành du lịch đã đóng góp 10% vào GDP thế giới, trong đó du lịch nội địa chiếm 75%. WTO dự báo mức đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp của ngành du lịch vào GDP thế giới sẽ lên tới tỷ lệ 12,5% vào năm 2015.

Ngành du lịch là cơ sở quan trọng kích thích sự phát triển các ngành kinh tế khác, trong đó nổi lên ưu thế của dịch vụ giao thông, ăn ở…

Ngoài ra, ngành du lịch còn là ngành dịch vụ mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn của nhiều nước.

1.4.2. Vai trò của ngành du lịch trong lĩnh vực văn hoá – xã hội Ngành du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm, đặc biệt là lao động tại các vùng miền có điểm du lịch.

Du lịch thể hiện trong việc giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho nhân dân. Trong chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế

các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng Lao động của con người.

Du lịch là cầu nối giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, nhờ có du lịch mà quần chúng có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đực tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình bạn…

1.4.3. Vai trò của ngành du lịch đối với môi trường sinh thái

Ngành du lịch được thể hiện trong việc tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hoá môi trường thiên nhiên bao quanh.

Việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những vùng nhất định lại đòi hỏi phải tối ưu hoá quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch.

Đến lượt mình du lịch lại kích thích việc tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý.

Việc làm quen với các danh lam thắng cảnh và môi trường thiên nhiên bao quanh có ý nghĩa không nhỏ đối với khách du lịch. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc các tri thức về tự nhiên, hình thành quan niệm về thói quen bảo vệ tự nhiên, góp phần giáo dục cho khách du lịch về mặt sinh thái học.

1.4.4. Vai trò của ngành du lịch đối với chính trị

Du lịch như là một nhân tố củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sư hiểu biết giữa các dân tộc.

Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau. Mỗi năm, hoạt động du lịch với các chủ đề khác nhau, như “Du lịch là giấy thông hành của hoà bình” (năm 1967). “Du lịch không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi người” (năm 1983)…

kêu gọi hàng triệu người quý trọng lịch sử, văn hóa và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tại mỹ sơn (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)