CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI MỸ SƠN
3.3. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH MỸ SƠN
3.3.1. Xác định sản phẩm du lịch đặc trưng của Mỹ Sơn, từng bước
Việc xây dựng các sản phẩm du lịch Mỹ Sơn phải xuất phát từ quan điểm nhắm đến mục tiêu là thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế.
Với những lợi thế của mình, Mỹ Sơn tập trung vào xây dựng tham quan kết hợp với tìm hiểu văn hóa.
ỉ Loại hỡnh ưu tiờn: Du lịch văn hoỏ Chăm Pa.
Trong phát triển du lịch văn hoá, mục tiêu cần tập trung là nâng cao trình độ tổ chức, từng bước thực hiện đầu tư nghiên cứu, tôn tạo di tích và cải thiện điều kiện đón tiếp để cung ứng một sản phẩm du lịch văn hoá chất lượng cao.Tại khu di tích Mỹ Sơn xây dựng và quy hoạch khu làng người Chăm với các làng nghề truyền thống như làm gốm, dệt, chế biến các món ăn thuần Chăm do chính các nghệ nhân Chăm làm thì du lịch Mỹ Sơn chắc chắn sẽ đa dạng và tạo hiệu ứng cao hơn. Cần chú ý các sản phẩm của các làng nghề truyền thống cần phát triển theo hướng sản phẩm lưu niệm cho du khách. Sản phẩm của các làng nghề chỉ mới phục vụ cho nhu cầu của người dân địa phương, khuyến khích người dân sản xuất các mặt hàng theo hình thức lưu niệm để du khách mua về làm quà.
Đưa công tác bảo vệ di sản lên hàng đầu, gắn liền khai thác và bảo vệ.
Trong khai thác luôn luôn chú ý bảo tồn di sản để truyền lại cho các thế hệ sau và để khai thác lâu dài.
Để tạo nên sự nổi tiếng hơn nữa xứng đáng với tiềm năng du lịch Mỹ Sơn, cần nghiên cứu phát triển các hoạt động trưng bày, triển lãm, bán hàng
thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm.
Phát triển du lịch văn hoá Chăm Pa trong kết hợp sản phẩm du lịch văn hoá khác của Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế tạo nên sự đa dạng về việc cung ứng các sản phẩm văn hoá cả về di sản văn hoá vật chất và phi vật chất.
Cần nghiên cứu phát triển các loại hình nghệ thuật múa Chăm kết hợp với việc tổ chức bán các hàng lưu niệm truyền thống: lụa, gốm, sứ, điêu khắc gỗ, điêu khắc đá.
ỉ Từng bước đẩy mạnh cỏc loại hỡnh du lịch:
a. Tham quan làng quê
Ở Quảng Nam, hơn đâu hết các làng quê Duy Xuyên còn giữ sau luỹ tre làng rất nhiều dấu ấn, lối sống cộng đồng của nền văn hoá Việt Nam. Đây là một trong những trọng điểm hấp dẫn du khách quốc tế, đặc biệt khách đến từ những nước công nghiệp phát triển. Cuộc sống gần gũi hoà hợp với thiên nhiên của vùng nông thôn nước ta là điều gây nhiều thích thú với du khách.
Hình thức tổ chức có thể là các chuyến tham quan trong ngày. Đối tượng là những nhóm du lịch chuyên khảo hoặc du khách nói chung. Sự phát triển loại hình này cho phép các vùng quê tăng thu nhập, cải thiện đời sống thông qua hoạt động phục vụ ăn uống và bán hàng lưu niệm.
Để khai thác loại hình này, vừa đem lại sự hài lòng cho du khách, vừa hạn chế các mặt bất lợi đối với cuộc sống của vùng được tham quan, cần tổ chức chu đáo, tốt nhất là kết hợp theo tuyến trong chương trình du lịch định sẵn và phối hợp với chính quyền địa phương có sự ứng sử đúng và bảo đảm an ninh cho du khách. Đồng thời không tập trung nhiều lần vào một điểm mà phải xác định nhiều điểm nhằm điều hoà dòng du khách.
Với thị trường gởi khách chính là thành phố Đà Nẵng và Hội An cho nên điểm có thể lựa chọn nằm trên trục lộ 610 hoặc ven sông Thu Bồn. Điểm đề nghị là: Làng Mã Châu, Bàn Thạch…
b. Tham quan làng nghề
Duy Xuyên có nhiều ngành sản xuất truyền thống khá nổi tiếng như trồng dâu nuôi tằm và dệt ở Duy Trinh, gốm sứ La Tháp, chiếu cói Bàn Thạch rất gần đường lộ hoặc ven sông. Vì vậy dễ dàng kết hợp trong các chương trình nghiên cứu văn hoá.
Do đó cần kết hợp tổ chức giữa đơn vị kinh doanh với các địa phương, quy tụ một số đơn vị sản xuất đẻ khách tham gia hoạt động sản xuất, mua hàng lưu niệm, dạy cho khách tự làm những sản phẩm đơn giản. Có thể tổ chức một trung tâm giới thiệu và trưng bày sản phẩm (trồng dâu nuôi tằm tại vùng sản xuất). Cần phải sửa sàn đường vào làng sản xuất và tuyên truyến tốt.
Tuy chưa thể là chủ đề chính cho một chương trình du lịch nhưng việc kết hợp như là một chủ đề bổ xung trong các chương trình du lịch khác cho phép loại hình này, thu hút rộng rãi mọi thành phần du khách.
Hiện nay, tỉnh có chương trình ưu tiên là khôi phục và phát triển nghề truyền thống. Đây là một thuận lợi cho Duy Xuyên triển khai loại hình này đồng thời cho phép chúng ta bảo tồn những nghề truyền thống tạo nguồn thu nhập bổ sung cho thợ thủ công và ngành tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.
c. Du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch biển là một loại hình có khả năng thu hút khách rộng rãi và có khả năng thu hút vốn đầu tư. Tuy thế, cơ sở hạ tầng nhất là đường giao thông, điện, nước ở vùng đông Duy Xuyên cũng còn yếu kém. Trước mắt, khó có thể phát triển loại hình này nhưng trong tương lai có thể hình thành khu du lịch nghỉ biển kết hợp với tuyến sông Thu Bồn, sông Trường Giang.
Do đó, cần quy hoạch và quản lý tốt để tiềm năng du lịch biển có điều kiện phát triển.
Bên cạnh đó, vùng sông nước Trà Nhiêu có nhiều cảnh đẹp rất thích
hợp cho việc phát triển loại hình thưởng ngoạn, ngắm cảnh, câu cá. Do đó, cần nghiên cứu bố trí các dịch vụ nghỉ dưỡng, thể thao, camping…Tuy thế, do gần khu du lịch đặc biệt Duy Nghĩa và Hội An nên trong quy hoạch này không đặt vấn đề phát triển cơ sở lưu trú, mà chỉ bố trí các nhà nghỉ, các tiện nghi sinh hoạt…
Nói cách khác, khu du lịch nghỉ dưỡng vùng đông Duy Xuyên là khu vực ảnh hưởng của khu du lịch nghỉ dưỡng Hội An.
Cách huyện lỵ Duy Xuyên 6 km là thuỷ điện Duy Sơn II hiện nay đã thu hút một lượng khách du lịch nội địa đến tham quan, nghỉ dưỡng trong ngày. Đặc biệt vào cuối tuần và ngày lễ. Vì vậy phát triển các dịch vụ phục vụ chủ yếu cho khách du lịch nội địa, dặc biệt có thể phát triển loại hình du lịch cabin cable.
d. Du lịch dường sông
Sông Thu Bồn là con sông có độ dài lớn nhất tỉnh 97km, trong đó 41 km tàu bè có thể đi lại được từ Hội An đến Hòn Kẽm Đá Dừng. Du lịch đường sông là loại hình rất hấp dẫn du khách và có khả năng phát triển mạnh trong tương lai, góp phần kết nối các điểm du lịch phía bắc Quảng Nam.
Có thể tổ chức khai thác tuyến Thu Bồn để tham quan các điểm du lịch Duy Xuyên như làng chiếu cói Bàn Thạch, dệt Duy Trinh, gốm xứ Duy Hoà hoặc đưa khách đến ngã ba kiểm lâm để đi Mỹ Sơn. Qua khảo sát sơ bộ cho thấy lòng sông không sâu, do vậy không thuận tiện cho việc tổ chức các tour đông người vì tàu lớn không vào được. Thích hợp hơn vẫn là các tour bằng thuyền du lịch vừa và nhỏ kết hợp ghé thăm thắng cảnh hai bên bờ sông và du lịch ở những làng quê ven sông. Cần phải đầu tư nâng cấp bến phà Giao Thuỷ, trạm giao dịch đón tiếp ở cầu Cao Lâu và nghiên cứu phát triển các loại thuyền chuyên biệt.