Thực trạng thi hành các quy định pháp luật về hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 46 - 55)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH VÀ THỰC TIỄN CHUYỂN ĐỔI HỘ KINH DOANH THÀNH DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2. Thực trạng thi hành các quy định pháp luật về hộ kinh doanh

Căn cứ vào các đặc tính pháp lý của hộ kinh doanh, hộ kinh doanh được chia thành 3 loại: (1) hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ; (2) hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ; và (3) hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ. Mặc dù, đều được ghi nhận là hộ kinh doanh nhưng xét về bản chất, cả 03 loại hình trên đều không thống nhất. Pháp luật có những quy định chung cho cả 03 loại hình mà không căn cứ vào bản chất từng loại hình để đưa ra những quy định thích hợp dẫn đến những bất cập trong quá trình hoạt động kinh doanh cũng như khả năng vận dụng quyền và nghĩa vụ của chủ thể này trong thực tiễn. Cụ thể:

42

- Về hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ: cá nhân kinh doanh ở đây được hiểu là từng người cụ thể, là công dân Vệt Nam đủ 18 tuổi có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ được quyền thành lập hộ kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh cá nhân này phải nhân danh mình và tự chịu trách nhiệm về các hành vi thương mại của mình. Về bản chất, hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ là một thương nhân thể nhân.

Theo khoản 1 điều 6 Luật Thương mại 2005 thừa nhận hộ kinh doanh do cá nhân làm chủ là thương nhân: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Do vậy, hoạt động của hộ kinh doanh này còn chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại. Cá nhân tạo lập hộ kinh doanh có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ án liên quan tới hoạt động của hộ kinh doanh.

- Về hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ: đây là một chủ thể kinh doanh

“rất riêng” của Việt Nam, bởi lẽ đa phần các quốc gia trên thế giới không thừa nhận hộ gia đình là một thực thể được tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh giống như một thương nhân hoặc một công ty. Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp thì không điều chỉnh đến còn Bộ luật dân sự chỉ điều chỉnh dưới góc độ tài sản và nghĩa vụ dân sự của hộ gia đình. Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Bộ luật dân sự 2015 không có quy định chỉ dẫn hoặc thể hiện mối liên hệ giữa hộ gia đình với hộ kinh doanh. Theo pháp luật hiện hành, khái niệm về hộ gia đình chưa xác định rõ các điều kiện hay các tiêu chí xác lập một hộ gia đình. Tập hợp các thành viên của hộ gia đình cũng không dễ xác định. Dấu hiệu của một gia đình được thể hiện qua quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng.

- Về hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ: Trước đây, việc quy định một nhóm người được đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh lần đầu được nhắc đến tại Nghị định 66/HĐBT ngày 3/2/1992 của HĐBT. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 không cho phép một nhóm người được đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh. Theo quy định tại khoản 3, Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, một nhóm người tự nguyện

43

hùn vốn, kỹ thuật, cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh, cùng hưởng lãi, cùng chịu lỗ và cùng chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, Nghị định này cũng chỉ dừng lại ở việc cho phép “một nhóm người” được đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà chưa có nhiều quy định cụ thể có liên quan đến chế độ chịu trách nhiệm của các cá nhân trong nhóm và chế độ quản trị hộ kinh doanh. Về số lượng thành viên, mặc dù luật không có quy định nào về hạn chế số lượng thành viên trong một nhóm nhưng nếu sử dụng hơn mười lao động thì hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp. Như vậy, có thể hiểu thành viên của hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ có thể nhiều hơn mười người và trong đó có một số thành viên không trực tiếp tham gia lao động thường xuyên trong hộ kinh doanh, điều này làm thay đổi mục tiêu ban đầu của hộ kinh doanh do một nhóm người thành lập là hùn vốn và công sức cùng nhau sản xuất, kinh doanh kiếm lời.

Pháp luật cho phép hộ kinh doanh được tạo lập bởi một nhóm người cùng nhau góp vốn, trong khi pháp luật chỉ quan tâm tới người đại diện cho nhóm và không cần biết tới từng người, và thỏa thuận giữa họ với nhau là không thỏa đáng cả về vấn đề trách nhiệm của từng người đối với các khoản nợ của hộ kinh doanh và vấn đề quản trị. Các chế độ quản trị liên quan tới hộ gia đình và liên quan tới nhóm người kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh vừa nói trên thiếu công bằng bởi không góp phần bảo đảm quyền lợi của từng thành viên và không xem các thành viên có vị thế bình đẳng.

Thứ hai, bất cập về việc thành lập, đăng ký hộ kinh doanh

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm (2014) và Nghị định số 78/20105/NĐ-CP, việc thành lập, đăng ký kinh doanh và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam là quyền của cá nhân và tổ chức được Nhà nước bảo hộ. Luật nghiêm cấm các cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan khác gây phiền hà cho người thành lập doanh nghiệp.

Việc chấp hành pháp luật trong đăng ký kinh doanh trong thời gian qua có những kết quả nhất định, song vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: việc sửa đổi, bổ

44

sung “Quy trình tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh”

cũng chưa kịp thời, thời gian kéo dài quá lâu, gây nhiều hạn chế cho hoạt động giám sát và đánh giá tình hình đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó còn sự bất cập lớn về nhân sự thực hiện đăng ký kinh doanh và các chủ thể đăng ký kinh doanh; việc áp dụng công nghệ thông tin vào đăng ký kinh doanh chưa được hoàn thiện việc phối hợp giữa các cơ quan đăng ký kinh doanh vẫn còn hạn chế. Có thể nhận thấy một số bất cập cơ bản như:

Một là, về trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh chưa có sự phối hợp liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký thuế cấp huyện.

Hai là, một số quy định pháp lý về đăng ký hộ chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống như: quy định về chống trùng tên hộ kinh doanh trong địa bàn quận, huyện, quy định về đối tượng không được quyền thành lập hộ kinh doanh chưa rõ ràng...

Ba là, tổ chức bộ máy cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không đáp ứng được nhu cầu phát triển, cải cách hành chính.

Bốn là, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện còn chưa được đầu tư thích đáng.

Năm là, cơ sở dữ liệu về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế còn rời rạc tại các địa phương; gây khó khăn cho việc tra cứu, tổng hợp, dự báo tình hình phát triển, đánh giá hoạt động của khu vực hộ kinh doanh để phục vụ công tác hoạch định chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh cũng như các chính sách kinh tế, xã hội khác.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do với lượng doanh nghiệp lớn, vấn đề quản lý nhà nước và thực thi pháp luật đăng ký doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Điều này có thể thấy rõ ở số lượng các công ty ma, công ty bỏ trốn và nợ thuế ngày càng tăng ở nhiều địa phương, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước; hệ thống pháp luật đang trong quá trình điều chỉnh và hoàn thiện, hệ quả của quá trình phát triển cơ quan đăng ký kinh doanh không đúng theo trình tự chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác quản lý đăng ký kinh doanh. Việc nhận thức bản chất hoạt động đăng ký kinh doanh còn chưa rõ ràng dẫn đến cơ quan đăng ký

45

kinh doanh làm khó các chủ thể trong quá trình đăng ký, còn các chủ thể này chưa nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình dù quy định pháp luật là cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ kiểm tra tính hợp lệ mà không kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ.

Thứ ba, bất cập về vốn, tài chính đối với hộ kinh doanh

Đối với các hộ kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu dựa vào lợi nhuận để lại và tín dụng chủ yếu huy động từ bạn bè, người thân.

Việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng cho các hộ kinh doanh đang còn rất nhiều bất cập do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Nguyên nhân đặc thù là không có quan hệ và tài sản thế chấp, khả năng tiếp cận thị trường và nguồn thông tin, tiếp cận với cơ quan Nhà nước, công nghệ bao gồm công nghệ quản lý, kinh doanh và công nghệ thông tin, năng lực quản lý chưa hiệu quả do hạn chế về trình độ quản lý...

Thực trạng này khiến các hộ kinh doanh không được cập nhật những tiến bộ mới trong kinh doanh, mà vẫn làm theo khuynh hướng kinh tế gia đình, phát triển tự nhiên, không có khuynh hướng mở rộng quy mô để tiến lên chuyển sang doanh nghiệp, để hưởng những điều kiện thuận lợi, những ưu đãi của Nhà nước cũng như có cơ hội phát triển trở thành các doanh nghệp hùng mạnh như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Pháp luật hiện hành quy định hộ kinh doanh không hoàn toàn là thương nhân thể nhân, không có tư cách pháp nhân nên gây khó khăn trong chế độ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, kể cả tài sản không đưa vào kinh doanh.

Vì không có tư cách pháp nhân lại không có tài sản thế chấp để vay ngân hàng, trong khi đó tài sản giá trị nhất là đất ở sổ đỏ nên các hộ kinh doanh rất khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng. Nếu có vay được thì số lượng vay cũng không nhiều và thời hạn vay cũng rất ngắn.

Do chỉ sử dụng lượng vốn tự có hay huy động được của các thành viên trong gia đình - thường không dồi dào và thiếu ổn định, lại khó tiếp cận được các nguồn vốn khác nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh. Các nhu

46

cầu về mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường hay đổi mới phương thức sản xuất, phương thức kinh doanh, đổi mới khoa học công nghệ... không thể thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.

Việc sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình mới chỉ dừng lại ở mức manh mún, tự phát, khó mở rộng thị trường tiêu thụ, chưa nâng cao tính cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ tạo ra.

Tình trạng vỡ nợ, không thu hồi được vốn diễn ra khá phổ biến. Các hộ kinh doanh thường bỏ qua các quy luật của thị trường, chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng, chưa có kinh nghiệm trong phân bổ các nguồn lực tài chính nên gây ra tình trạng lúc thiếu lúc thừa, không nhịp nhàng với quy trình sản xuất kinh doanh.

Do đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các hộ kinh doanh. Họ không tận dụng được các cơ hội rộng lớn của thị trường để phát triển.

Thứ tư bất cập về thuế đối với hộ kinh doanh

* Thuế môn bài: Từ ngày 1/1/2017 theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về các đối tượng được miễn nộp thuế môn bài và mức nộp thuế môn bài với từng trường hợp như sau:

Một là, các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.

- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).

- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.

47

- Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc (điều 3)

Hai là, mức thu lệ phí môn bài:

- Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau: (a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm; (b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm; (c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau: (a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm; (b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm; (c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.

- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm. Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

48

- Tổ chức quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.

Trường hợp vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bằng ngoại tệ thì quy đổi ra tiền đồng Việt Nam để làm căn cứ xác định mức lệ phí môn bài theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng nơi người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài”.

*. Thuế thu nhập cá nhân và thuế GTGT: Đối tượng là cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình kinh doanh phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng được quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:

Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế là theo phương pháp khoán.

Nếu hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.

- Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng);

doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.

- Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.

- Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không

Một phần của tài liệu Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)