Thứ nhất, Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật cạnh tranh cho cộng đồng xã hội và doanh nghiệp. Để Luật Cạnh tranh thực sự phát huy hiệu quả, từng bước đi sâu vào đời sống xã hội và cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan cạnh tranh luôn quan tâm chú trọng và nỗ lực triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật cạnh tranh cho cộng đồng xã hội và doanh nghiệp.
Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh đã được triển khai trên diện rộng với nhiều nhóm đối tượng khác nhau, từ cộng đồng doanh nghiệp, luật sư, các hiệp hội ngành hàng đến các cơ quan quản lý nhà nước và cả các cán bộ, giảng viên, sinh viên tại trường đại học trong cả nước. Hình thức tuyên truyền đa dạng gồm giải đáp pháp luật, tổ chức hội thảo, diễn đàn, khóa đào tạo, phát hành nhiều loại ấn phẩm, báo cáo nghiên cứu, tờ rơi… Nội dung tuyên truyền không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà còn đề cập đến thực tế điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh, từ đó tạo cơ hội phân tích, tranh luận sâu rộng về nhiều vấn đề bất cập trong quy định của Luật Cạnh tranh nói chung và kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói riêng. Đặc biệt, Luật Cạnh tranh những năm gần đây đã được đưa vào chương trình giảng dạy như một môn học bắt buộc đối với các sinh viên chuyên ngành luật hệ chính quy và tại chức, bậc đại học và sau đại học. Trong một vài năm trở lại đây, cộng đồng doanh nghiệp đã dành sự quan tâm nhiều hơn đến việc tuân thủ pháp luật cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệpđã có các bộ tài liệu và tập huấn nội bộ để trang bị cho nhân viên kiến thức luật cạnh tranh cho nhân viên.
Hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh của các cơ quan cạnh tranh cũng có thể được phản ánh qua mức độ nhận thức của cộng đồng xã hội và doanh nghiệp. Hiểu biết của doanh nghiệp về Luật Cạnh tranh không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi hiệu quả pháp luật cạnh tranh mà còn có ý nghĩa tích cực đối với chính hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
82
Theo kết quả khảo sát của Bộ Công Thương năm 2015 về mức độ nhận thức của doanh nghiệp vềpháp luật cạnh tranh và cơ quan cạnh tranh, có 72.8% doanh nghiệp được khảo sát trả lời là có biết về Luật Cạnh tranh. Phần lớn các doanh nghiệp này tập trung ở 2 trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước là Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh với tỉ lệ là 30.06% ở Hà Nội và 30.16% ở TP. Hồ Chí Minh, còn ở Đà Nẵng, các doanh nghiệp đã biết đến Luật Cạnh tranh chỉ chiếm tỉ lệ 12.6%.
Thứ hai, tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý về cạnh tranh trên thị trường. Việc thực thi pháp luật cạnh tranh là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý về cạnh tranh khi tiến hành tố tụng phải có kiên thức chuyên sâu không chỉ về pháp lý mà còn bao gồm cả những kiến thức về kinh tế.
Phân tích kinh tế đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu khi áp dụng các quy định pháp luật cạnh tranh trong các vụ việc cụ thể. Do vậy việc phát huy nhân tố con người với chất lượng trí tuệ cao, sáng tạo, có phẩm chất đạo đức, nhân cách trung thực, trách nhiệm. Đây là cốt lõi của văn hóa, tạo sức mạnh nội sinh quan trọng của quá trình phát triển.
Thứ ba, tăng cường công tác tham vấn với cơ quan quản lý ngành, trao đổi phối hợp trong việc áp dụng và thực thi pháp luật. Để nâng cao nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về pháp luật cạnh tranh cần triển khai các hoạt động sau:
- Thường xuyên và định kỳ có sự trao đổi, tổng kết giữa lãnh đạo Cơ quan cạnh tranh với các cơ quan điều tiết ngành để tăng cường nhận thức về pháp luật cạnh tranh.
- Xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, chính sách giữa cơ quan cạnh tranh với các cơ quan điều tiết ngành.
- Xây dựng cơ chế cho phép Cơ quan cạnh tranh được tham vấn các chính sách ngành trước khi ban hành để đảm bảo các chính sách này phù hợp với các nguyên tắc cạnh tranh.
83
- Cơ quan cạnh tranh phải tích cực tham gia góp ý vào quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa chính sách cạnh tranh và các chính sách khác của Nhà nước.
- Thường xuyên tiến hành rà soát pháp luật cạnh tranh với pháp luật chuyên ngành để chỉ ra những quy định không phù hợp với chính sách và pháp luật cạnh tranh.
Thứ tư, tăng cường công tác tranh tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh chủ yếu được thể hiện trong hoạt động điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay khi mà các doanh nghiệp nhà nước đang giữ hầu hết các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, do đó đối tượng điều tra của cơ quan cạnh tranh có thể sẽ là các Tổng Công ty nhà nước, các tập đoàn kinh tế lớn và thậm chí là cả các cơ quan quản lý nhà nước. Do vậy việc tăng cường công tác tranh tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức được hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh vi phạm pháp luật cạnh tranh, bị điều tra và xử lý nghiêm minh sẽ làm cho các doanh nghiệp và hiệp hội có thái độ hợp tác tốt hơn trong việc cung cấp thông tin, chứng cứ phục vụ quá trình điều tra.
Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế: Cơ quan cạnh tranh Việt Nam chính thức được thành lập được khoảng 10 năm. So với gần 100 cơ quan cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, cơ quan cạnh tranh Việt Nam nằm trong nhóm cơ quan cạnh tranh “non trẻ”. Do đó, để học tập kinh nghiệm của các nước, Cơ quan cạnh tranh cần tăng cường mối quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan cạnh tranh quốc tế và tham gia tích cực vào các diễn đàn quốc tế về pháp luật và chính sách cạnh tranh như ASEAN, ICN, APEC v.v...
Trong một số các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã và đang tham gia, ký kết gần đây như: Hiệp định đối tác chiến lược Việt Nam- Nhật Bản , Hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu, Liên minh hải
84
quan Nga-Belarus-Kazakhstan và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, Việt Nam đã có nhiều các cam kết mới liên quan tới chính sách cạnh tranh như:
minh bạch hóa, các quy định về cơ quan cạnh tranh và các quy định về phối hợp cùng hành động giữa các cơ quan cạnh tranh trong khu vực... nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Bên cạnh đó, cần có giải pháp hợp tác với các cơ quan cạnh tranh trong khu vực để giải quyết các hành vi phản cạnh tranh có quy mô xuyên biên giới thông qua việc ký kết các biên bản ghi nhớ, biên bản hợp tác với các cơ quan cạnh tranh nước ngoài.
Việc hợp tác quốc tế với các cơ quan cạnh tranh nước ngoài thông qua các hình thức đào tạo, thực tập tại chỗ là rất cần thiết cho cơ quan cạnh tranh Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.
85
Tiểu kết chương 3
Trong thời gian qua, cùng với chính sách đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng trở nên mạnh mẽ trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng mức độ cạnh tranh, đã xuất hiện những hành vi cản trở, hạn chế cạnh tranh, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh của đất nước.
Vậy nên để duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo các cơ hội cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử cho các doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững pháp luật cần có những giải pháp thiết thực nhất nhằm hạn chế các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đã bước đầu phát huy vai trò tích cực trong việc phát triển môi trường cạnh tranh lành mạnh, xử lý những hành vi làm sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, số lượng vụ việc cạnh tranh được điều tra, xử lý là chưa nhiều. Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam trong thời gian qua chưa được như kỳ vọng là do còn nhiều bất cập về quy định của pháp luật cạnh tranh, bộ máy thực thi và nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp chưa cao. Đến nay, chưa phải tất cả các cơ quan nhà nước, các ban ngành đều đã nhận thức được đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của Luật cạnh tranh cũng như các hành vi hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, nhận thức về vai trò và ý nghĩa của Luật cạnh tranh cũng như thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực các hoạt động phối hợp và hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích nâng cao nhận thức và hiệu quả thực thi Luật cạnh tranh trong các lĩnh vực chuyên ngành đã được đẩy mạnh, hiệu quả thực thi và áp dụng pháp luật đã tăng lên. Thông qua các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Luật cạnh tranh năm 2018 về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà tác giả đã đưa ra. Hy vọng trong thời gian tới pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.
86