1.1.Tình hình phát triển du lịch Việt Nam
Trên chặng đường hơn 50 năm phát triển, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển manh mẽ cả về lượng và chất, đã nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế có đóng góp hàng đầu cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Chất lượng và
tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và
thảo luận rộng rãi. Một cách tiếp cận đa chiều về đánh giá chất lượng du lịch sẽ góp phần hình thành các giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng và
tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Năm 2018 tiếp tục được đánh giá là một năm thành công của du lịch Việt Nam khi đón nhận khoảng 15,6 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 620.000 tỷ đồng. Về tốc độ tăng trưởng khách quốc tế, Việt Nam hiện đang ở mức rất cao (21%),
trong khi Thái Lan, Singapore, Malaysia đều có dấu hiệu chững lại. Đây là
cơ hội tốt cho du lịch Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các quốc gia mạnh về du lịch trong khu vực.
Các chuyên gia nhận định, ngành du lịch, lữ hành Việt Nam năm 2019 hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng trưởng khi Việt Nam đang nổi lên là một điểm đến du lịch hấp dẫn trên thế giới. Việc quảng bá hình ảnh quốc gia qua các hoạt động như xúc tiến du lịch, hội chợ ITB, WTM…, hay qua phim ảnh, cuộc thi hoa hậu, thể thao… được thực hiện rất tốt.
Với xu thế phát triển mạnh mẽ về kinh tế cũng như thu nhập như hiện nay, du lịch Việt Nam có triển vọng phát triển hơn nữa, hướng tới hoàn thành trước hạn mục tiêu đến năm 2020 "thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa, đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD, tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp" (Nghị quyết Ttung ương 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn).
Trong năm 2019, Có hơn 3.000 phóng viên quốc tế đến tác nghiệp, liên tục truyền tin tức về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra ở Hà
Nội. Đây là cơ hội quảng bá hiệu quả cho du lịch VN.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch còn thể hiện ở sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, trong đó cơ sở lưu trú đóng vai trò quan trọng nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho khách du lịch khi đến với điểm đến. Trên đà phát triển đó, ngành du lịch Việt Nam đề ra mục tiêu trong “chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” là: “Đến năm 2020 du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Ngọc 24
hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới, phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”.
1.2.Tình hình phát triển du lịch Thừa Thiên Huế
Sở Du lịch thông tin Thừa Thiên - Huế cho biết, năm 2018, tổng lượng khách quốc tế đến Huế đã vượt của cả năm 2017.
Cụ thể, 10 tháng đầu năm, tổng lượng khách đến Huế ước đạt 3,7 triệu lượt, tăng 21%; trong đó, khách quốc tế ước đạt 1,55 triệu lượt, tăng 29,7%
(năm 2017 là 1,5 triệu lượt). Hàn Quốc vẫn là thị trường có khách du lịch đến Huế nhiều nhất; khách lưu trú đạt 1,72 triệu lượt, tăng 11,97%; tổng doanh thu từ du lịch cả 10 tháng là 3.710 tỷ đồng.
Riêng trong tháng 10/2018, có 296 ngàn lượt khách đến Huế, tăng 1,1%;
trong đó, khách quốc tế ước đạt 135 ngàn lượt, tăng 10,72%; khách lưu trú đạt 155 ngàn lượt, tăng 9,86%; doanh thu trong tháng 10 là 359 tỷ đồng.
Từ đầu năm đến nay, để thu hút khách du lịch, tỉnh Thừa Thiên - Huế
đã triển khai nhiều hoạt động như: Thực hiện chiếu sáng mỹ thuật Kỳ Đài Huế, bắn thử nghiệm súng thần công tại Kỳ Đài... thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tìm đến với Cố đô Huế. Tỉnh Thừa Thiên - Huế
đang tập trung nâng cấp website du lịch Thừa Thiên - Huế với hai thứ tiếng Việt và Anh; liên kết với website quảng bá du lịch của Tổng cục Du lịch, các địa phương trong cả nước và các thành phố quốc tế có mối quan hệ hợp tác phát triển du lịch với tỉnh để cung cấp thông tin, quảng bá du lịch Thừa Thiên - Huế.
Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tiếp tục khai thác tốt tour du lịch
"Huế - một điểm đến 5 di sản" để thu hút khách du lịch. Đáng chú ý, bên cạnh việc đẩy mạnh quảng bá điểm đến, ngành du lịch Thừa Thiên - Huế
còn liên kết với các địa phương trong khu vực khai thác tốt tour du lịch
"Con đường di sản miền Trung". Tỉnh hình thành không gian văn hóa nghệ
thuật trên trục đường Lê Lợi để khai thác hiệu quả các thiết chế bảo tàng phục vụ khách du lịch và người dân; mở rộng các khu ẩm thực kết hợp với hoạt động nghệ thuật cộng đồng ở một số khu vực trên đường Lê Lợi, khu phố đêm Phạm Ngũ Lão, Võ Thị Sáu, Chu Văn An. Ở phía đối diện bờ bắc sông Hương, Kỳ Đài được chiếu sáng vào ban đêm, tạo thêm các dịch vụ ẩm thực, bán hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch.