Khả năng “dồn nén” nội dung thông báo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đặc điểm ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du qua việc vận dụng điển cố (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ TRUYỆN KIỀU (NGUYỄN DU) QUA VIỆC VẬN DỤNG ĐIỂN CỐ

3.2. Tính cô đọng, hàm súc

3.2.1. Khả năng “dồn nén” nội dung thông báo

Bản thân mỗi điển cố đã thể hiện tính cô đọng, hàm súc, nghĩa là điển cố hàm chứa nội dung và ý nghĩa sâu sắc nhưng thể hiện trong một hình thức tiết kiệm lời đến mức thấp nhất. “Điển cố mang nét đẹp của sự giản ước. Bản thân điển cố đã thâu tóm cả quá trình lịch sử, tư tưởng, sự kiện, bài học…vào trong một vài từ ”[25, 53]. Cho nên, khi được vận dụng, các điển cố sẽ tạo nên tính cô đọng, hàm súc cho ngôn ngữ tác phẩm nói chung. Câu thơ sẽ có được nhiều tầng bậc ý nghĩa, nén chặt nhiều lượng thông tin mà câu chữ lại hết sức ngắn gọn, cô đọng. Chúng tôi đã thống kê số lượng âm tiết của điển cố trong Truyện Kiều, kết quả như sau:

Bảng 3.1. Bảng số lượng âm tiết của điển cố trong Truyện Kiều STT Số âm tiết Số lượng

(điển cố)

Tỉ lệ

(%) Ghi chú

1 Hai âm tiết 196 64,3

2 Ba âm tiết 15 4,9

3 Bốn âm tiết 85 27,9

4 Trên bốn âm tiết 9 2,9

5 Tổng 305 100,0

Như vậy, nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy, hầu như rất ít điển cố dùng nguyên cả câu thơ, số lượng điển cố có trên 4 âm tiết chiếm một số lượng rất ít, chỉ có 9 điển cố (2,9%). Chủ yếu điển cố có hai âm tiết, có tới 196 điển cố (64,3%). Điều này đã cho thấy rõ tính cô đọng, hàm súc của ngôn ngữ Truyện Kiều.Có khi không cần phải dẫn cả một câu thơ cổ hoặc kể lại tích xưa, chỉ cần dùng một hai chữ cũng đủ cho người đọc nhớ đến câu chuyện ấy mà chấp nhận cái ý của mình”[33, 22]. Nghĩa là, chỉ cần một dung lượng câu chữ rất ít nhưng đủ sức tái hiện lại một câu chuyện, một cuộc đời, một khung cảnh thiên nhiên, một biến cố hoặc những cung bậc tâm trạng phức tạp,… Tiếc cho cuộc tình của mình với Kim Trọng, Thúy Kiều đau đớn than thở:

Nợ tình chưa trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan”

Điển cố “khối tình” được vận dụng trong hai câu thơ trên nhắc cho người đọc nhớ về mối tình duyên đau thương, dang dở giữa chàng Trương Chi xấu xí, đêm đêm thổi khúc tiêu sầu bên dòng sông và nàng Mị Nương xinh đẹp bên lầu vàng. Vì say mê tiếng tiêu nên Mị Nương đã đem lòng yêu thầm chàng Trương Chi. Tình duyên dang dở, Trương Chi chết đi nhưng khối tình đọng lại thành cục đập không vỡ, đốt không cháy mà chỉ đến khi nước mắt của nàng Mị Nương rơi xuống thì mới tan chảy ra thành huyết. Ta thấy Nguyễn Du đã sử dụng điển cố “khối tình” để diễn tả nỗi đau khổ của nàng Kiều trong tình duyên rất ngắn gọn mà hết sức đậm đà, ý vị. Chỉ đơn giản hai chữ “khối tình” không chỉ biểu hiện được sự gắn bó, sâu đậm của mối tình Kim-Kiều mà còn biểu hiện hết được nỗi đau khổ, day dứt, không yên trong lòng nàng Kiều. Biết bao cung bậc cảm xúc được gói trong hai chữ ấy!

Để miêu tả sắc đẹp của Vương Thuý Kiều, Nguyễn Du viết:

Làn thu thuỷ nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành (câu 27) Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai.

Điển cố "nghiêng nước nghiêng thành" có xuất xứ từ thơ của Lý Diên Niên:

“Bắc phương hữu giai nhân Tuyệt thế nhi độc lập

Nhất cố khuynh nhân thành Tái cố khuynh nhân quốc Khởi bất tri

Khuynh thành dữ khuynh quốc Giai nhõn nan tỏi đắc. ằ

(Phương Bắc có giai nhân Tuyệt vời đứng riêng bậc Một nhìn người nghiêng thành Nhìn lại người nghiêng nước Lẽ nào không biết được

Người đẹp thành nước nghiêng Người đẹp khó tìm gặp).

Những câu thơ ngụ ý nói là người phụ nữ đẹp đến nỗi chỉ cần ngoảnh (liếc) một cái thì đảo lộn kinh thành (vì quan giữ thành bị xiêu lòng), và ngoảnh cái nữa thì đảo lộn cả nước (vì vua bị mê hồn). Vận dụng điển cố này đã tạo cho ngôn ngữ Truyện Kiều thực hết sức hàm súc, cô đọng. Không cần phải tả nhiều, chỉ một điển cố với bốn âm tiết, Nguyễn Du đã cực tả vẻ đẹp Thúy Kiều. Đẹp tới mức khiến người ta phải say mê, quên hết cả nhiệm vụ.

Nếu chỉ có sắc đẹp thôi thì chưa đủ. Mà để đạt đến độ nghiêng nước nghiêng thành thì phải có cái đẹp đủ để mê hoặc, cái tài đủ để quý mến, trân trọng, sự thông minh sắc sảo đủ để quyến luyến, nhớ thương muôn đời. Điển cố nghiờng nước nghiờng thành là muốn nhấn vẻ đẹp hoàn hảo ô mười phõn vẹn mười ằ của Thỳy Kiều.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Đặc điểm ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du qua việc vận dụng điển cố (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)