CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ TRUYỆN KIỀU (NGUYỄN DU) QUA VIỆC VẬN DỤNG ĐIỂN CỐ
3.6. Dụng điển tạo tính linh hoạt, sáng tạo
3.6.4. Mật độ điển cố dày đặc mà vẫn nhuần nhị, tự nhiên
Trong Truyện Kiều, điển cố được vận dụng với một mật độ dày đặc nhưng không gây cảm giác khiên cưỡng, nặng nề mà vẫn hết sức nhuần nhị, tự nhiên. Có trường hợp, tác giả vận dụng tới hai điển cố được trong một câu thơ:
Hoàng lương chợt tỉnh hồn mai (1715)
Hai điển "Hoàng lương" và "hồn mai" xuất hiện cùng một lúc trong câu thơ nói về việc Thúy Kiều bị bắt về phủ Hoạn bà; đang thiếp đi trong cơn mê sảng. Hai điển này được tác giả mượn trong sách "Dị văn tập" kể chuyện thư sinh nghèo tên là Lư Sinh được một ông lão cho mượn cái gối nằm nghỉ, chiêm bao thấy đỗ Tiến sĩ, làm quan, vinh hiển. Tỉnh ra mới biết đó là một giấc mộng và nồi kê nhà hàng còn chưa chín nên gọi là "hoàng lương". "Hồn mai" là tích Triệu Sử Hùng đời Tuỳ ngủ dưới gốc mai.
Đáng chú ý là có những đoạn thơ mà câu nào cũng sử dụng điển cố mà lời thơ, ý thơ vẫn rất thanh thoát, tự nhiên. Chúng tôi xin minh họa đoạn thơ Nguyễn Du miêu tả tiếng đàn của Thuý Kiều gảy cho Kim Trọng nghe trong đêm thề nguyền:
Khúc đâu Hán Sở chiến trường (473) Khúc đâu Tư Mã Phượng cầu (475) Kê Khang này khúc Quảng Lăng (477)
Quá quan này khúc Chiêu Quân (479)
Trong bốn câu thơ mà sử dụng tới năm điển cố. Các điển cố "Hán Sở chiến trường", "Tư Mã Phượng Cầu", "Kê Khang”, "Quảng Lăng", "khúc Chiêu Quân" đều hướng vào việc miêu tả tiếng đàn của Thúy Kiều. Khúc
"Hán Sở chiến trường" miêu tả tiếng âm thanh chém giết, sát phạt ."Khúc Quảng Lăng" của "Kê Khang" tả cảnh tan rã bại trận . Còn "Tư Mã Phượng Cầu" chính là khúc đàn “Phượng Cầu Hoàng” của Tương Mã Tương Như.
Đây là khúc đàn lảnh lót, đầy tình cảm của con người hào hoa, phong nhã Tư Mã Tương Như đàn để tỏ tình với nàng Trác Văn Quân. Ở đây Nguyễn Du mượn khúc “Phượng cầu hoàng” để nói về tình cảm của Thúy Kiều và Kim Trọng. Còn điển “Chiêu Quân" nhắc về khúc đàn “Hồ cầm” của nàng Chiêu Quân. Chiêu Quân là một cung nữ đời vua Hán Nguyên Đế, là người tài sắc thuộc tứ đại mĩ nhân của Trung Hoa. Nàng bị Mao Diên Thọ hãm hại, vua Hán đem gả cho chúa Hung Nô là Thuyền Vu. Khi đi qua cửa quan vào đất Hung Nô, Chiêu Quân gảy khúc đàn để tỏ lòng nhớ nước, nhớ và mẹ cha. nhà than tiếc cho một mĩ nhân nhà Hán bị kẻ tiểu nhân là, phải đi cống Hồ. Tiếng đàn của nàng vang lên réo rắt, khi trầm bổng du dương, khi lại da diết, đau đớn khiến người nghe ngậm ngùi. Mỗi khúc đàn như gợi lên một cảnh đời, một số phận bi kịch của kẻ tài tình. Vì thế, tiếng đàn còn là sự thổ lộ tâm sự lo lắng của Thuý Kiều, là dự cảm về cuộc đời, là ý niệm bạc mệnh và mong được sự đồng cảm của chàng Kim. Đến khúc đàn tái hợp của Thuý Kiều cũng được Nguyễn Du sử dụng điển cố ở 3 câu thơ:
Ấy là Hồ Điệp hay là Trang Sinh? (3200) Khúc đâu êm ái xuân tình
Ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên? (3202)
Trong trường hợp này, các điển cố Hồ Điệp - Trang Sinh, Thục đế - Đỗ Quyên được Nguyễn Du vận dụng hết sức sáng tạo, không lệ thuộc vào ý nguyên điển. Điển Hồ Điệp - Trang Sinh được dẫn từ tích Trang Chu mộng hóa bướm. Sách Trang Tử có nói rằng ngày xưa có người tên Trang Chu chiêm bao thấy mình hóa bươm bướm, khi tỉnh dậy rồi lấy làm ngờ không biết mình là bươm bướm hay mình là Trang Chu. Còn điển Đỗ Quyên được dẫn từ sự tích về loài chim này. Chim Đỗ Quyên thường gọi là chim cuốc, thường sống chui lủi ở các bụi cây rậm rạp ở thôn quê. Vào cữ cuối xuân sang hè thường cất lên tiếng kêu “cuốc, cuốc” giọng buồn thảm. Thục Đế là vua nước Thục. Truyền rằng vua Thục hết lòng yêu dân, khi chết đi, hồn của vua hóa thành chim đỗ quyên giúp dân. Trong ý nguyên điển, Thục Đế - Đỗ
Quyên được dùng với ý nghĩa chỉ lòng yêu nước, nhớ nước hay nỗi nhau mất nước. Các điển cố dùng như ẩn dụ để diễn tả cảm giác bâng khuâng, ngây ngất như trong giấc mộng của cả hai người, đặc biệt là Thuý Kiều. Nguyễn Du mượn tích Trang Sinh mộng hóa bướm, để chỉ trạng thái hư ảo, mơ hồ chơi vơi. Nguyễn Du khai thác ý hư thực của điển "Đỗ Quyên" không nói nỗi buồn mất nước, mà là để khai thác cái sự biến hóa "hồn Thục Đế" hóa thành chim "Đỗ Quyên" để nói về cuộc hội ngộ Kim - Kiều bây giờ không biết là mơ hay là thực. Do cách Nguyễn Du sử dụng điển cố hết sức tài tình, sáng tạo mà tiếng đàn tái ngộ của Kiều lại sâu hơn một bậc, không đơn giản là miêu tả tiếng đàn vui vẻ, mà là cái ấm áp của một kiếp người được tái sinh mong manh như một giấc mơ hư ảo.
***
Tiểu kết Chương 3
Trên đây, chúng tôi đã nêu lên và phân tích làm rõ một số đặc điểm của ngôn ngữ Truyện Kiều qua việc vận dụng các điển cố như: tính uyên bác, trang nhã; tính hàm súc, cô đọng; tính dân tộc; tính hình tượng; tính chính xác; tính sáng tạo, linh hoạt.
Cần phải nói thêm rằng các đặc điểm trên không phải tồn tại một cách tách bạch, có ranh giới rõ rệt; mà nhiều khi nó xen kẽ, bổ sung cho nhau, ranh giới không rõ ràng. Cũng cần phải nói rõ rằng sự khái quát trên đây nhằm vào những hiện tượng chính, nổi bật và tương đối có tính chất phổ biến, chứ không thể bao hàm hầu hết mọi hiện tượng, mọi cá biệt.
Tất cả những điển cố mà Nguyễn Du sử dụng rất sát và rất tài tình.
Trong mọi hoàn cảnh, điển cố vừa phù hợp với tâm trạng nhân vật, vừa hài hòa vừa nổi bật sắc thái biểu cảm của mỗi điển cố. Nguyễn Du đã cải biến, đặt đúng cảnh, đúng người, cho nên điển cố làm cho ngôn ngữ "Truyện Kiều "
thêm phần sáng tạo, linh hoạt và dồi dào ý nghĩa.